Khoai lang cực lành tính nhưng không phải có thể kết hợp với bất cứ thực phẩm nào khác. Vậy Khoai lang kỵ gì? Khoai lang có chất gì? Ai không nên ăn khoai lang? Cùng khám phá thông tin nhé!
Khoai lang là một loại củ có khả năng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Khoai lang chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, phốt phô, canxi, kali, kẽm… Nhờ đó, khoai lang giúp bổ sung nhiều dưỡng chất và tăng cường chức năng hệ miễn dịch tự nhiên, đặc biệt là có khả năng ngăn ngừa và cải thiện chứng táo bón ở cả người lớn lẫn trẻ em.
Không những thế, nếu bạn thêm khoai lang vào thực đơn dinh dưỡng của mình hằng ngày thì vừa có thể đáp ứng dinh dưỡng, vừa có thể kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ nữa đấy.
Mặc dù tốt và mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng khoai lang cũng giống như các loại thực phẩm khác, cũng có những “đại kỵ” riêng. Vậy, khoai lang kỵ gì? Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu về khuyến cáo không kết hợp khoai lang với nhóm các loại thực phẩm không phù hợp có thể khiến bạn “rước họa vào thân” nhé.
Dinh dưỡng của khoai lang
Tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau:
- Canxi: 38mg
- Chất xơ: 3,3g
- Năng lượng: 90kcal
- Chất béo: 0,15g
- Folate (Vitamin B9): 6 μg
- Sắt: 0,69mg
- Magie: 27mg
- Mangan: 0,5mg
- Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
- Phốt pho: 54mg
- Kali: 475mg
- Đạm: 2g
- Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
- Natri: 36mg
- Kẽm: 0,32mg
- Tinh bột: 7,05g
- Đường: 6,5g
- Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
- Vitamin A: 961 μg
- Vitamin B6: 0,29mg
- Vitamin C: 19,6mg
- Vitamin E: 0,71mg
Khoai lang kỵ với gì nhất?
Không ăn khoai lang cùng ngô
Khoai lang và ngô đều là các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đa dạng mà khi ăn vào cơ thể thì dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều axit và mất nhiều thời gian trong việc tiêu hóa chúng. Do đó, nếu bạn ăn khoai lang và ngô đồng thời với nhau thì cùng lúc sẽ gây áp lực gấp đôi lên dạ dày, khiến cơ quan này hoạt động “cật lực” hơn, tiết nhiều axit hơn và có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Khoai lang kỵ với bí đỏ
Cả khoai lang và bí đỏ đều có tác dụng lợi nhuận nhưng khi chúng kết hợp cùng nhau hoặc ăn đồng thời cùng với nhau sẽ dẫn đến tình trạng chướng khí, khan, ợ chua. Đặc biệt lưu ý khi ăn hai loại thực phẩm này, bạn cần nấu chín kỹ để tình trạng đầy hơi của mình không diễn biến nặng hơn.
Khoai lang kỵ cà chua
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thực đơn của bạn đã có khoai lang rồi thì không nên có cà chua, bởi hàm lượng đường có trong khoai lang không được tiêu hóa hết sẽ lưu lại trong dạ dày, kích hoạt cơ quan này tiết ra nhiều axit.
Trong khi đó, cà chua khi được đưa vào một môi trường axit mạnh sẽ không được tiêu hóa hết mà tích tụ lại trong ruột gây khó hấp thụ, khó tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy.
Không ăn khoai lang cùng chuối
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc khoai lang kỵ gì thì chuối là một câu trả lời không thể bỏ qua. Cả khoai lang và chuối nếu ăn cùng một lúc rất dễ bị tràn dịch ngược trở lại, gây nên tình trạng khó hấp thụ, khó tiêu hóa, thậm chí nặng hơn là gây độc mãn tính khiến cho thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.
Không ăn khoai lang cùng trứng
Dù là trứng gà hay trứng vịt thì bạn cũng không nên ăn cùng với khoai lang. Trứng chứa nhiều protein, ít chất béo phù hợp dùng trong các bữa ăn sáng để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường năng lượng cho cơ thể nhưng nếu bạn ăn kèm cả khoai lang nữa thì hoàn toàn không phù hợp với nhiều người, đặc biệt là với những người có nhu động và hệ tiêu hóa kém.
Riêng với những người có nhu động tốt và hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì việc kết hợp hai loại thực phẩm này cũng không gây hại gì cả nhé.
Khoai lang kỵ quả hồng
Lượng đường có trong khoai lang đi hấp thụ vào cơ thể sẽ dễ bị lên men ngay trong dạ dày và tạo ra hiện tượng tăng dày dạ dày. Nếu bạn ăn khoai lang và quả hồng cùng lúc sẽ dẫn đến phản ứng hóa học của hợp chất tannin – pectin với axit nhiều có trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm ruột non hay xuất huyết tiêu hóa vô cùng nguy hiểm.
>>> Tham khảo: Thịt bồ câu kỵ với gì? [Thịt bồ câu kỵ rau gì?
Ai không nên ăn khoai lang?
- Những người đang đói: Khoai lang có nhiều đường, nếu ăn vào lúc đói sẽ khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn, dẫn đến ợ chua, nóng ruột, sinh hơi gây trướng bụng. Để tránh gặp phải tình trạng này, khi ăn, bạn nên luộc kỹ trước khi ăn hoặc luộc cùng một ít rượu để phá hủy chất men. Sau khi ăn, nếu có dấu hiệu bị đầy hơi thì bạn hãy uống ngay một cốc nước gừng nhé.
- Khoai lang kỵ gì? Kỵ người bị bệnh thận: Người bệnh thận có chức năng thận bị suy yếu không có khả năng loại bỏ lượng kali dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như yếu tim, rối loạn nhịp tim… Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali.
- Người có hệ tiêu hóa hoạt động kém: Đó là những người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng. Do đó không nên ăn nhiều khoai lang bởi thực phẩm này sẽ làm tăng lượng dịch vị tiết ra gây ợ chua, nóng ruôt, sinh hơi trướng bụng.
- Người mắc các chứng bệnh về dạ dày không nên ăn khoai lang bởi khả năng kích thích tiết axit dạ dày của khoai lang sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động và chức năng tiêu hóa của dạ dày trong cơ thể. Đặc biệt những người có chức năng tiêu hóa yếu, mắc các chứng bệnh về dạ dày khi ăn khoai lang rất dễ bị đau bụng, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày…
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết khoai lang kỵ gì? Khoai lang có chất dinh dưỡng gì? Ai không nên ăn khoai lang rồi, từ các loại thực phẩm cho tới những đối tượng nên hạn chế và không nên ăn khoai lang. Hy vọng kiến thức hữu ích trên đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng khoai lang trong thực đơn ăn uống của cả gia đình mình sao cho tốt nhất, giá trị lợi ích cao nhất.