Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các thí sinh trong lựa chọn ngành học và cơ hội tiến gần hơn đến cánh cửa đại học. Từ năm 2017, bên cạnh khối thi C00 truyền thống Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng thêm nhiều tổ hợp xét tuyển, trong đó có khối C14. Với nhiều bạn thí sinh đây là một khối thi còn rất mới, mọi thông tin về Khối C14 gồm môn thi nào? Khối C14 gồm những ngành nào? Trường nào xét khối C14? Điểm chuẩn khối này hiện nay là bao nhiêu? Sinh viên khi học xong ra trường làm công việc gì? Lương có cao không… Hôm nay trong bài viết này NGONAZ (ngonaz.com) sẽ cung cấp chi tiết và chính xác nhất tất tần tật những thông tin về khối C14 gửi đến bạn.
Khối C14 gồm môn thi nào?
Khối C14 gồm 3 môn: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân. Đây là khối thi được đánh giá mở ra rất nhiều cơ hội cho các thí sinh, bởi đây điều là những môn được đánh giá là dễ học, dễ đạt điểm cao.
Khối C14 gồm những ngành nào?
Khối C14 là một khối thi mới, nhiều bạn thí sinh lo ngại rằng khối thi này sẽ có ít các ngành học xét tuyển. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, nhưng các bạn thí sinh ơi, đừng lo lắng nhé khối C14 hiện nay có số lượng ngành nghề xét tuyển rất đa dạng dàn trải trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Nhóm ngành Báo chí
Báo chí |
Truyền thông đa phương tiện |
Thông tin – Thư viện |
Nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi
Chính trị học |
Kinh tế |
Kinh tế chính trị |
Kinh tế phát triển |
Quan hệ quốc tế |
Tâm lý học |
Việt Nam học |
Nhóm ngành Sư phạm
Giáo dục chính trị |
Giáo dục học |
Sư phạm Lịch sử |
Sư phạm Lịch sử và Địa lý |
Sư phạm Ngữ văn |
Nhóm ngành Kinh tế và Quản trị
Kế toán |
Khoa học quản lý |
Quản trị kinh doanh |
Quản trị nhân lực |
Quản trị văn phòng |
Tài chính – Ngân hàng |
Nhóm ngành Khoa học Nhân văn
Lịch sử |
Văn hóa học |
Văn học |
Nhóm ngành khác
Toán – Tin |
Công nghệ kỹ thuật môi trường |
Quản lý tài nguyên và môi trường |
Khoa học môi trường |
Khoa học máy tính |
Kinh doanh quốc tế |
Luật |
Luật kinh tế |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
Trường nào xét khối C14?
Hiện nay, trên toàn quốc rất nhiều trường đưa khối C14 vào danh sách các khối xét tuyển, hãy cùng mình điểm qua những trường đại học tuyển sinh với tổ hợp môn C14 nhé!
Khu vực miền Bắc
STT | Tên trường |
1 | Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên |
2 | Đại Học Thái Bình |
3 | Đại Học Đại Nam |
4 | Đại Học Khoa Học – Đại Học Thái Nguyên |
5 | Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 |
6 | Đại Học Hải Phòng |
7 | Đại Học Hoa Lư |
8 | Đại Học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội |
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
STT | Tên trường |
1 | Đại Học Đà Lạt |
2 | Đại Học Hồng Đức |
3 | Đại Học Hà Tĩnh |
4 | Phân Hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị |
5 | Đại Học Đà Nẵng phân hiệu Kontum |
6 | Đại Học Quảng Bình |
7 | Đại Học Quang Trung |
8 | Đại Học Sư phạm Đà Nẵng |
9 | Đại Học Sư phạm Huế |
Khu vực miền Nam
STT | Tên trường |
1 | Đại học Thủ Dầu Một |
2 | Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long |
3 | Học viện cán bộ TPHCM |
4 | Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An |
5 | Đại Học Quốc tế Hồng Bàng |
6 | Đại Học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh |
Học khối C14 ra trường làm gì?
Đây là câu hỏi của hầu hết tất cả các thí sinh khi lựa chọn một ngành học nào đó. Đối với các ngành học xét khối C14 cơ hội việc làm hiện nay rất rộng mở các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Dưới đây là tổng hợp các vị trí công việc bạn có thể đảm nhận theo từng ngành học:
Ngành Báo chí
Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, báo chí truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực. Sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Thu thập tin tức và phân tích sự kiện
- Phóng viên
- Biên tập viên
- Bình luận viên
- Người dẫn chương trình (MC)
- Quay phim
- Đạo diễn truyền hình
- Giảng dạy, nghiên cứu báo chí
- Chuyên viên Quan hệ công chúng
- Nhân viên truyền thông
- Chuyên viên Quảng cáo, Marketing
- Làm content
Ngành Kinh tế
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kinh tế luôn rất lớn. Học kinh tế sẽ mang đến cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ra trường có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và với đa dạng các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh
- Nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính
- Chuyên viên phân tích dữ liệu
- Nhà hoạch định tài chính
- Kế toán
- Nhà nghiên cứu kinh tế
- Cố vấn tài chính
- Nhà đầu tư
- Nhân viên bảo hiểm
- Làm việc trong các cơ quan Nhà nước
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Hiện nay, thị trường chứng khoáng, thị trường bất động sản, đầu tư đang trở nên sôi động và phát triển hơn bao giờ hết kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch, rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các vị trí công việc bạn có thể đảm nhận là:
- Chuyên viên phân tích về tài chính, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên tư vấn tài chính
- Chuyên viên thu hồi nợ, chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, doanh nghiệp.
- Tổ chức, điều hành công tác tài chính và kế toán hoặc tư vấn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Luật
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng học ngành luật ra trường chỉ có thể làm luật sư, tuy nhiên đó là một suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ. Học ngành luật bạn có thể làm việc công tác tại nhiều nơi, nhiều bộ phận cơ quan khác nhau. Có thể kể đến như:
- Thẩm phán
- Kiểm soát viên
- Công chứng viên
- Chuyên viên pháp lý, hoặc cố vấn pháp lý cho các ban lãnh đạo
- Tham gia vào các cơ quan công an với vị trí của một điều tra viên nhằm khám phá, tìm ra hung thủ trong các vụ án hình sự
- Thư ký tòa án, chấp hành viên hay thẩm tra viên tại các tòa án tối cao
- Giáo viên, giảng viên giảng dạy luật tại các cơ sở giáo dục, trường đại học trên toàn quốc
Ngành Truyền thông đa phương tiện
Với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành truyền thông đa phương tiện hiện nay đang ngày càng phát triển như vũ bão, kéo theo đó là nhu cầu nhân lực cũng ngày càng tăng cao. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Chuyên viên Tổ chức các sự kiện
- Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
- Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo
- Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin)
- Phóng viên
- Biên tập viên báo chí/ Đài truyền hình
- Quản trị truyền thông trực tuyến
- Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, đạo diễn
- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Truyền thông tại các trường Đại học – Cao đẳng và Viện nghiên cứu
Ngành Quản trị kinh doanh
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau tại các tập đoàn, công ty doanh nghiệp như:
Tại phòng Kinh doanh
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh
- Trợ lý kinh doanh
- Nhân viên phát triển thị trường
- Trưởng phòng kinh doanh
- Giám sát kinh doanh
- Quản lý kinh doanh vùng
- Giám đốc kinh doanh
- Giám đốc nhãn hàng
Tại phòng Marketing
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên Quản trị các kênh truyền thông: Mạng xã hội, Website, TMĐT,…
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing
- Trưởng/phó phòng kinh doanh, phòng Marketing
- Giám đốc Marketing
Tại phòng Sale
- Chuyên viên sale
- Chuyên viên bán hàng trực tiếp
- Nhân viên trưng bày
- Trưởng phòng trưng bày
Tại phòng quản lý nhân sự
- Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực
- Chuyên viên tuyển dụng
- Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự
- Giám đốc nhân sự
Điểm chuẩn khối C14
Hiện tại, điểm chuẩn khối C14 có thể khác nhau tùy vào từng trường đại học và từng ngành học. Thông thường, các trường đại học công lập hàng đầu ở Việt Nam có điểm chuẩn khối C14 dao động từ khoảng 20-25 điểm.
Tuy nhiên, điểm chuẩn có thể thay đổi mỗi năm do nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký, số lượng chỉ tiêu tuyển sinh của trường, chất lượng đầu vào của các thí sinh trong năm đó, và các chính sách của nhà nước về giáo dục và tuyển sinh.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Khối C14 gồm môn thi nào? Khối C14 gồm những ngành nào? Trường nào xét khối C14? hy vọng có thể giúp ích cho các bạn thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới. Các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy để lại cho chúng tôi phía dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp hết tất cả những thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn có một ngày làm việc, học tập thật hiệu quả!