Khối D03 là khối được mở rộng từ khối D truyền thống, đây là một tổ hợp dành cho các bạn có niềm đam mê với Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, đây cũng là khối thi mới mẻ mang lại nhiều cơ hội về ngành nghề cũng như là việc làm đầy tiềm năng cho các bạn học sinh, sinh viên về khối D03 cụ thể như Khối D03 gồm môn thi nào? Những ngành nào? Trường nào xét tuyển, điểm chuẩn hiện nay, sau khi học xong sinh viên ra trường làm công việc gì, mức lương có cao không? mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của NGON-AZ (ngonaz.com) nhé.
Khối D03 thi môn gì?
Khối D03 bao gồm 3 môn thi chính là Toán, Văn và Tiếng Pháp. Đây là môn thi dành cho những bạn có niềm đam mê với ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của nước Anh suốt 300 năm. Và là ngôn ngữ mẹ đẻ của 75 triệu người trên thế giới. Học tiếng Pháp giúp suy nghĩ sáng tạo hơn trong học tập, tư duy và cải thiện tốt hơn trí nhớ. Tiếng Pháp là ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng lớn thứ 2 thế giới chỉ sau tiếng Anh. Vì vậy, với tổ hợp môn thi có tiếng Pháp sẽ giúp các bạn học sinh phát triển rất tốt trong rèn luyện, trong tư duy và cả cơ hội việc làm sau này.
Khối D03 học ngành gì?
Vì đây là khối thi có tổ hợp môn ngoại ngữ, nên chuyên ngành của khối này cũng có một số chuyên ngành liên quan tới ngoại ngữ. Như chúng ta đã biết thì ngoại ngữ là vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay, vì vậy theo đuổi những chuyên ngành này sẽ rất có cơ hội trong phát triển bản thân cả trong nước và Quốc tế. Ngoài ra, ở khối học này cũng có những chuyên ngành rất nóng và có tiềm năng cho các bạn một cơ hội việc làm rộng mở sau này:
Dưới đây là danh sách các chuyên ngành khối D03
Mã ngành | Ngành xét tuyển |
52220208 | Ngôn ngữ Italia |
52220206 | Ngôn ngữ Tây Ban Nha |
52140233 | Sư phạm tiếng Pháp |
52380109 | Luật kinh doanh |
52380101 | Luật |
52140217 | Sư phạm Ngữ Văn |
52220203 | Ngôn ngữ Pháp |
52320100 | Truyền thông doanh nghiệp |
52220203 | Ngôn ngữ Pháp |
52310206 | Quan hệ quốc tế |
52320407 | Truyền thông quốc tế |
52220213 | Đông Phương học |
52340107 | Quản trị khách sạn |
52360708 | Quan hệ công chúng |
52320101 | Báo chí |
52340406 | Quản trị văn phòng |
52310401 | Tâm lí học |
52220212 | Quốc tế học |
52760101 | Công tác xã hội |
52340401 | Khoa học quản lí |
52220320 | Ngôn ngữ học |
52310301 | Xã hội học |
52340298 | Tài chính kế toán |
52340101 | Quản trị kinh doanh |
Các trường xét tuyển khối D03
Vì là một khối thi mới mẻ, chưa có nhiều trường xét tuyển như các khối truyền thống, nhưng số trường xét tuyển khối D03 cũng rất đa dạng, ở cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có trường xét tuyển, nên các thí sinh không quá khó khăn trong việc lựa chọn trường để theo học. Sau đây là danh sách các trường tuyển sinh mà NGONAZ đã tổng hợp:
Khu vực miền Bắc
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội |
Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội) |
Học viện Ngoại giao Việt Nam |
Trường Đại học Hà Nội |
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Thái Nguyên |
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội |
Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội |
Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội |
Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
Trường Đại học Thương mại |
Trường Đại học Thăng Long |
Trường Đại học Hải Phòng |
Khu vực miền Trung
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế |
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế |
Trường Đại học Luật – Đại học Huế |
Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Đà Nẵng |
Khu vực miền Nam
Trường Đại học mở TP.HCM |
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM |
Trường Đại học Cần Thơ |
Trường Đại học Nha Trang |
Trường Đại học Hoa Sen |
Trường Đại học Bình Dương |
Khối D03 ra trường làm gì?
Đây là một câu hỏi mấu chốt nhất và đáng quan tâm nhất đối với các bạn học sinh, là mục tiêu và định hướng sau này. Học khối nào, ngành gì thì cũng hướng đến một mục tiêu duy nhất là sau này ra trường sẽ làm gì, công việc có phù hợp không, có ổn định không. Có một công việc tốt sau này chính là kết quả mà tất cả các bạn đang hướng tới khi lựa chọn khối học ngành học. Hiểu được điều này, NGON-AZ đã tổng hợp những công việc thuộc các ngành học mà sau này các bạn sẽ có thể đảm nhận. Hãy cùng theo dõi ngay đây nhé!
Đối với ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha có thể đảm nhận công việc tại rất nhiều vị trí khác nhau như:
- Hướng dẫn viên tại các khu du lịch, điểm du lịch nổi tiếng của nước ta Chuyên viên Marketing chuyên cập nhật các thông tin về du lịch, tình hình kinh tế – xã hội thị trường Tây Ban Nha
- Trợ lý, thư ký cho giám đốc, lãnh đạo người Tây Ban Nha.
- Hành chính nhân sự tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước yêu cầu sử dụng tiếng Tây Ban Nha.
- Biên dịch, phiên dịch viên tiếng Tây Ban Nha tại các cơ quan Nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức Quốc tế, các công ty về dịch thuật, hay các cơ quan thông tấn, tập đoàn đa quốc gia.
- Nghiên cứu tại những cơ quan đào tạo về ngôn ngữ và văn hóa Tây Ban Nha và các nước nói tiếng Tây Ban Nha, hay tại các Viện nghiên cứu về ngôn ngữ.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm ngoại ngữ đào tạo tiếng Tây Ban Nha.
Đối với ngành Luật
Có thể nói cơ hội việc làm trong ngành học này vô cùng rộng mở, có rất nhiều vị trí mà các bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiêp, cụ thể như:
- Thẩm phán: Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.
- Kiểm soát viên: Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.
- Luật sư: Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, các bạn khi đã được trang bị đầy đủ kiến thức và thông thạo Luật pháp, các bạn có thể thành lập các văn phòng Luật Sư để làm riêng và thu lợi nhuận từ những khoản thù lao, chi trả của khách hàng, ví dụ như:
Công chứng viên: Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…
- Chấp hành viên: Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra còn có một số nghề khác như:
- Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
- Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
- Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
- Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
- Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
- Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.
Đối với ngành Ngôn ngữ Pháp
Đây là ngành gắn với môn thi Tiếng Pháp trong tổ hợp môn của khối này, các bạn có niềm yêu thích với tiếng Pháp lựa chọn thi khối D03 hẳn cũng sẽ lựa chọn ngành này khá nhiều. Đối với ngành này, các bạn có thể đảm nhiệm những công việc sau đây:
- Biên tập viên dịch thuật
- Quản lý văn phòng
- Trợ lý giám đốc nước ngoài
- Hướng dẫn viên du lịch
- Giảng viên tại các trung tâm dạy tiếng Pháp
Đối với ngành Quan hệ Quốc tế
Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí khác nhau, cụ thể:
- Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước
- Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán
- Điều phối viên dự án tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, công ty, doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện
- Phóng viên, biên tập viên báo chí tại quốc tế
- Chuyên viên công tác truyền thông, quản lý báo chí
- Biên – Phiên dịch viên quốc tế
- Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông
- Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc
Đối với ngành Quốc tế học
Đây là ngành được đánh giá là có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở, là ngành có cơ hội giao lưu và phát triển cả trong nước và Quốc tế, có khả năng đại diện Quốc gia thực hiện công việc đối ngoại. Cụ thể những công việc mà bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành này đó là:
- Cán bộ đối ngoại: Công việc cụ thể: Đại diện quốc gia và chính phủ thực hiện công việc đối ngoại, bao gồm: công bố chính sách và quyết định đối ngoại của nhà nước; đàm phán các hiệp định; kí các văn kiện ngoại giao; tham gia hội nghị quốc tế; hỗ trợ công tác đào tạo và quản lí cán bộ ngoại giao. Các cơ quan tuyển dụng: Các cơ quan đối ngoại của Đảng và Nhà nước như Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ các tỉnh và Thành phố, Văn phòng đối ngoại của các cơ quan, doanh nghiệp; Các Tổ chức quốc tế…
- Nhà báo: Công việc cụ thể: biên tập các bản tin văn hoá, chính trị, kinh tế quốc tế; biên tập chương trình; tiến hành các cuộc phỏng vấn; làm phóng sự; dẫn chương trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Cơ quan tuyển dụng: Đài truyền hình các địa phương; Đài tiếng nói Việt Nam; Các tờ báo, tạp chí; Báo điện tử; Bộ phận PR của các doanh nghiệp…
- Quản lí và điều phối: Công việc cụ thể phải thực hiện: thực hiện công tác quản trị; điều hành tổng thể hoặc quản lí từng bộ phận của doanh nghiệp, dự án phát triển…; thiết lập và xử lí các mối quan hệ bên trong và bên ngoài; lập kế hoạch, kiểm soát và điều phối dự án. Cơ quan tuyển dụng: Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước; Các tổ chức kinh tế; Tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài của các quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu…
- Giảng viên: Giảng dạy các môn về quan hệ quốc tế, lịch sử và văn hoá, kinh tế quốc tế… tại các cơ sở đào tạo như các trường Cao đẳng, Đại học;
- Nghiên cứu viên: Về các vấn đề toàn cầu, quan hệ giữa các quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế… tại các cơ sở nghiên cứu như Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Nghiên cứu châu Âu…
Đối với ngành Ngôn ngữ học
Sau khi tốt nghiệp ngành này, các cử nhân có thể đảm nhận các công việc như sau:
- Lĩnh vực báo chí, truyền thông: Làm biên tập báo, tạp chí, biên tập website, viết tin bài cho cơ quan báo chí. Xây dựng kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung tài liệu, dẫn chương trình trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ học, nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành tại các trung tâm, Viện nghiên cứu, Sở nghiên cứu hay các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
- Lĩnh vực quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng như quản trị, quản lý, soạn thảo văn bản, quản lý hệ thống văn bản.
- Lĩnh vực dịch thuật: Sinh viên ngành ngôn ngữ học đang làm việc tại các nhà xuất bản, biên tập sách, báo, tạp chí, công tác xuất bản, công tác biên phiên dịch, biên soạn dịch thuật từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Lĩnh vực sáng tác: Các sinh viên ra trường có thể sáng tác ca từ nhạc, phê bình nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật.
- Lĩnh vực lưu trữ: Các sinh viên ra trường có thể làm việc tại trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu, quản lý tại thư viện, trường học, trung tâm xử lý thông tin về ngôn ngữ học.
- Lĩnh vực đào tạo: Tham gia giảng dạy ngành ngôn ngữ học tại trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm dạy nghề. Hay làm giáo viên bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT, THCS trên địa bàn cả nước.
- Nhân viên Marketing: Tại các doanh nghiệp, công ty về quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, ngoại giao, đối ngoại.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước về chính sách ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá xã hội, quản lý ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
Điểm chuẩn khối D03 hiện nay
Điểm chuẩn của khối D03 được chia làm 02 dạng xét tuyển như sau:
- Xét học bạ: 15 – 30 điểm.
- Xét theo kết quả thi THPTQG: 21.5 – 35 điểm. Tuy nhiên, hình thức này còn áp dụng một số tiêu chí phụ về điểm môn Ngoại ngữ của thí sinh hoặc có một số chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Pháp. Vì vậy, để cập nhật cụ thể hơn, các bạn có thể theo dõi tại các trang thông tin về điểm chuẩn của các ngành thuộc các trường xét tuyển.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về môn thi, ngành học, các trường tuyển sinh cũng như cơ hội việc làm khi theo học khối học này. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã tổng quan được những thông tin về khối D03. Nếu còn những thắc mắc nào cần NGONAZ (ngonaz.com) giải đáp, các bạn hãy để lại dưới phần bình luận nhé! Chúc các sĩ tử có một kì thi THPTQG thật tốt và đạt được ước mơ của mình!