Khối D19 được mở rộng từ khối D truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn học sinh khi tham gia xét tuyển vào các trường Đại học. Hiện nay có rất nhiều khối thi mới được thêm vào chương trình xét tuyển. Và vào từng khối tuỳ thi các môn học và ngành học cũng có sự thay đổi. Bởi vậy NGON-AZ viết bài viết này nhằm giúp các bạn tìm hiểu khối D19 gồm những môn thi nào, ngành nào và danh sách các trường đào tạo khối D19 hot nhất hiện nay.
Khối D19 gồm môn thi nào?
Tổ hợp môn thi của khối D19 gồm 3 môn là Toán, Địa Lý và Tiếng Pháp. Đối với các bạn học sinh nổi trội về môn Toán và yêu thích khám phá đất nước, địa lý, có niềm đam mê với Tiếng Pháp thì đây chính là khối thi phù hợp nhất cho các bạn.
Khối D19 gồm những ngành gì?
Các ngành tuyển sinh khối D19 còn hạn chế, cụ thể có 2 ngành tuyển sinh vào khối học này chính là:
Ngành thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa (mã ngành: 7210403) là ngành yêu cầu người học cần có năng khiếu nghệ thuật và tư duy sáng tạo tốt. Đây là ngành học kết hợp giữa những ý tưởng sáng tạo và sự cảm nhận thẩm mỹ của bản thân, từ đó tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thông qua những công cụ đồ họa.
Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, là ngành hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhân thẩm mỹ. Nói cách khác các graphic disigner – dân thiết kế đồ họa dựa trên ý tưởng, kỹ năng sáng tạo, thông qua các công cụ đồ họa như AI, Photoshop, Indesign, Auto Cad… để sắp xếp câu chữ, chỉnh sửa hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút nhất. Mục đích để truyền đạt hiệu quả truyền thông cao nhất, phục vụ mục đích kinh doanh hoặc tuyên truyền các hoạt động xã hội.
Ngành Kinh tế xây dựng
– Kinh tế xây dựng là ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí. Ngành Kinh tế xây dựng là ngành đào tạo truyền thống có bề dầy hơn 50 năm đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Đây là một trong những ngành đào tạo luôn luôn được ưu tiên lựa chọn của thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
– Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Kỹ sư Kinh tế Xây dựng có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý đô thị; có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo; có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin; có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế; có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.
– Ngành Kinh tế xây dựng phù hợp với các bạn yêu thích khoa học về kỹ thuật và quản lý. Các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ xây dựng và quản lý kinh tế là điểm nổi trội của ngành Kinh tế xây dựng mà không ngành kỹ thuật xây dựng nào có được. Bên cạnh đó, khả năng tư duy logic, tư duy phán đoán, kỹ năng phân tích, tổng hợp cùng với kỹ năng giao tiếp và đam mê tìm hiểu tin tức, kinh tế xã hội được coi là một lợi thế khi theo đuổi chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng.
Các trường xét tuyển khối D19
Hiện nay mới chỉ có 2 trường xét tuyển khối D19, cụ thể là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Dân Lập Phương Đông
Khu vực miền Trung
- Đại học Khánh Hòa
Học khối D19 ra trường làm gì?
Vấn đề quan trọng nhất và xác định tư tưởng nhiều nhất của các bạn khi lựa chọn khối và ngành học để bước chân vào học đại học chính là sau này ra trường sẽ làm gì, nếu không biết sẽ cảm thấy tương lai mông lung, rõ ràng môn thi phù hợp khả năng, ngành học tốt, nhưng ra trường không biết làm gì thì quả là một thiếu sót rất lớn, vì thế, ở đây NGONAZ sẽ giúp bạn định hướng con đường đi của mình theo những ngành học nhé:
Đối với ngành Thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa là một ngành năng động và có nhiều cơ hội cho các vị trí khác nhau. Cụ thể, ngành Thiết kế đồ họa sau khi ra trường có thể làm những ngành như sau:
- Chuyên viên thiết kế giao diện, thiết kế banner, …
- Tư vấn thiết kế quảng cáo, truyền thông sự kiện, studio, xưởng phim, …
- Tự thành lập các công ty chuyên về dịch vụ thiết kế.
- Giảng dạy tại các trường học, trung tâm chuyên về thiết kế đồ họa.
Đối với ngành Kinh tế xây dựng
Theo thống kê chuyên ngành, hơn 95% sinh viên ngành Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Xây dựng ra trường có việc làm ngay trong vòng 6 tháng đầu, trong số đó có hơn 80% sinh viên làm việc liên quan đến ngành nghề đào tạo với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng, 11% sinh viên ra trường có mức thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
- Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp trung ương như ở các bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng phát triển…
- Làm việc tại các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện.
- Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;
- Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản;
- Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng;
- Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình;
- Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
Điểm chuẩn khối D19 hiện nay
Hiện tại khối thi này được xét với mức điểm chuẩn từ 12,5 đến 18 điểm theo phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc Gia. Hiện tại chưa có cập nhật điểm cụ thể của từng ngành và từng trường, NGONAZ sẽ cập nhật cho các bạn sau khi có thông tin mới nhất.
Lời kết
Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh đang quan tâm về khối thi này. Nếu còn những băn khoăn nào mong được giải đáp, mọi người hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận, NGONAZ sẽ nhận được và giải đáp sớm nhất. Chúc các sĩ tử có một mùa thi thật thành công!