Nhắc tới khối D, có lẽ hầu hết mọi người sẽ nghĩ tới khối D chỉ bao gồm tổ hợp Toán, Văn, Tiếng Anh. Nhưng hiện nay, khối D đã được mở rộng thêm rất nhiều khối D mới từ D01 đến D99 và đặc biệt chú trọng vào các môn ngoại ngữ. Ở bài viết này hôm nay, NGON-AZ sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn về Khối D27, D28, D29, D30 gồm môn nào? Học ngành nào? Trường nào xét tuyển?
Khối D27, D28, D29, D30 gồm những môn thi nào?
Thay vì thi môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh như trước mà các tổ hợp này đa dạng môn thi hơn, tạo điều kiện cho các bạn học sinh phát huy thêm khả năng cũng như đam mê của bản thân. Cụ thể môn thi của từng khối là:
– Khối D27 thi môn: Toán, Vật Lý và tiếng Nga.
– Khối D28 thi môn: Toán, Vật Lý và tiếng Nhật.
– Khối D29 thi môn: Toán, Vật Lý và tiếng Pháp.
– Khối D30 thi môn: Toán, Vật Lý và tiếng Trung.
Có thể thấy rằng đây là những khối dành cho các bạn yêu thích những môn tự nhiên như Toán và Vật Lý, ngoài ra còn học tốt và có niềm yêu thích với các môn ngoại ngữ.
Khối D27, D28, D29, D30 gồm những ngành học gì?
Hiện tại, những ngành học của các khối thi này khá đa dạng và mở rộng, đều là những ngành có cơ hội phát triển và đầy tiềm năng trong tương lai, các bạn có thể tham khảo danh sách toàn bộ các ngành khối D27, D28, D29 và D30 năm 2023 chi tiết như sau:
Các ngành khối D27 | Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
Công nghệ chế tạo máy | |
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật ô tô | |
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
Sư phạm công nghệ | |
Khoa học máy tính | |
Công nghệ thông tin | |
Kế toán | |
Quản trị kinh doanh | |
Các ngành khối D28 | Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
Công nghệ chế tạo máy | |
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật ô tô | |
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
Sư phạm công nghệ | |
Khoa học máy tính | |
Công nghệ thông tin | |
Kế toán | |
Quản trị kinh doanh | |
Cơ điện tử (Hợp tác đào tạo quốc tế) | |
Các ngành khối D29 | Công nghệ thông tin (Việt – Pháp) |
Cơ khí hàng không (PFIEV) | |
Tin học công nghiệp và tự động hóa (PFIEV) | |
Thông tin – Thư viện | |
Sư phạm Vật lý | |
Kỹ thuật xây dựng | |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí | |
Công nghệ chế tạo máy | |
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật ô tô | |
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
Sư phạm công nghệ | |
Khoa học máy tính | |
Công nghệ thông tin | |
Kế toán | |
Quản trị kinh doanh | |
Các ngành khối D30 | Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
Công nghệ chế tạo máy | |
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật ô tô | |
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | |
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
Sư phạm công nghệ | |
Khoa học máy tính | |
Công nghệ thông tin | |
Kế toán | |
Quản trị kinh doanh |
Các trường xét tuyển khối D27, D28, D29, D30
a) Các trường khối D28
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
b) Các trường khối D29
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Cần Thơ
c) Các trường khối D27, D30
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Khối D27, D28, D29, D30 ra trường làm gì?
Để các bạn không còn mông lung về công việc sau này mình sẽ làm, những cơ hội việc làm tiềm năng theo từng ngành học của từng khối, các bạn hãy cùng tham khảo ngay sau đây:
Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Chuyên viên kỹ thuật vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp…
- Chuyên viên tư vấn thiết kế tại xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng.
- Chuyên viên nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.
- Nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Có khả năng tự khởi nghiệp, tư vấn, cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực ứng dụng Kỹ thuật Điện vào sản suất và đời sống.
- Cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài hoặc các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điện.
Đối với ngành Khoa học máy tính
- Kỹ sư máy tính
- Kỹ sư hệ thống
- Người phát triển phần mềm
- Lập trình viên
- Trưởng phòng Công nghệ (CTO)
- Giám đốc kỹ thuật CNTT
- Kiến trúc sư kỹ thuật
- Quản lý hỗ trợ kỹ thuật
- Trưởng phòng dịch vụ CNTT
- Kỹ sư ứng dụng
- Nhà phát triển Mainframe
- Kiến trúc sư phần mềm
- Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm
- Trình quản lý kho dữ liệu
- Quản lý phát triển ứng dụng
- Kiến trúc sư ứng dụng
Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động
- Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy
- Chỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động
- Thiết kế các hệ thống tự động hóa
- Lập trình ứng dụng: các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình
- Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên
- Giảng dạy tại nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa
- Môi trường làm việc của sinh viên sau ra trường có thể là các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ hay các tập đoàn sản xuất thiết bị tự động có uy tín trong nước và thế giới (Siemens, ABB, Schneider, Bosch,…).
Đối với ngành Cơ điện tử
Lắp ráp, vận hành và bảo trì các hệ thống cơ điện tử nhà máy sản xuất;
Chế tạo, gia công, cắt gọt phôi, ghép nối, tự động hóa sản xuất, CNC, kỹ thuật xữ lý thao tác và robot;
Lập trình ứng dụng các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, vi điều khiển, PLC, CNC, cho các nhà máy công nghiệp;
Lắp đặt, thi công hệ thống tự động hóa nhà máy cơ khí chính xác, công nghiệp chế biến, nhà máy xi măng, nhà máy bia, nước ngọt, công nghiệp sợi, may.
Nhiều cơ hội việc làm cho các em sinh viên sau khi tốt nghiệp xem tại đây.
- Đối với ngành Tin học công nghiệp và tự động hóa (PFIEV)
- Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm trong các công ty thuộc lĩnh vực Điều khiển – Đo lường
- Nghiên cứu, quản lý kỹ thuật ở những cơ quan trực thuộc tổng cục, chi cục kiểm định đo lường chất lượng ở các tỉnh – thành phố
- Điều hành và phát triển các hệ thống sản xuất
- Tham gia nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học trong nước và quốc tế
Đối với ngành Cơ khí hàng không (PFIEV)
- Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, các cụm cảng hàng không, sân bay;
- Kỹ sư thiết kế, vận hành tại các công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không;
- Kỹ sư thiết kế và vận hành hệ thống ở phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng thiết kế các công ty sản xuất và các công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp …
- Kỹ sư nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước.
- Cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu R&D; Các trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực Cơ khí – Động lực trong nước và quốc tế,
- Cán bộ tại các cơ quan hàng không dân dụng, cục hàng không dân dụng.
Đối với ngành Công nghệ chế tạo máy
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
- Lập trình gia công máy CNC.
- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…
- Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
- Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
- Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.
- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng.
Đối với ngành Quản trị kinh doanh
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng;
- Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;
- Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;
- Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Điểm chuẩn khối D27, D28, D29, D30 hiện nay
Sau đây là bản khái quát điểm chuẩn của từng khối D27, D28, D29, D30:
Khối | Xét điểm kỳ thi THPT quốc gia | Xem lại bảng điểm |
D27 | 14-18 điểm | Không bận tâm |
D28 | 14 – 23,5 điểm | Không bận tâm |
D29 | 14 – 21,75 điểm | Không bận tâm |
D30 | 14-18 điểm | Không bận tâm |
Lời kết
Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh đang quan tâm về những khối thi này. Nếu còn những băn khoăn nào mong được giải đáp, mọi người hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận, NGONAZ sẽ nhận được và giải đáp sớm nhất. Chúc các sĩ tử có một mùa thi thật thành công!