Khối D82 và D83 là những khối thi mới, được mở rộng từ khối D do sự đổi mới của Bộ GD và ĐT. Đây là những khối thi khá lạ lẫm đối với các thí sinh, bởi vậy những thắc mắc về môn dự thi hay khối D82, D83 gồm những môn thi nào, ngành nào và trường nào tuyển sinh những khối thi này được nhiều thí sinh quan tâm đến. Nếu như bạn đang quan tâm đến khối D82, D83 gồm môn thi nào? Những ngành nào? Trường nào xét tuyển? Điểm chuẩn hiện nay là bao nhiêu? Sinh viên học xong ra trường làm công việc gì? Mức lương có cao không?… mời các bạn và các bậc phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Khối D82, D83 gồm môn thi nào?
Khối D82 gồm tổ hợp 3 môn
- Ngữ Văn
- Khoa học xã hội
- Tiếng Nhật
Khối D83 gồm tổ hợp 3 môn
- Ngữ văn
- Khoa học xã hội
- Tiếng Trung
Hai khối thi này có điểm chung là đều có tổ hợp môn Ngữ Văn và KHXH. Các bạn học sinh có lợi thế về các môn thi này và có niềm đam mê với Tiếng Nhật và Tiếng Trung có thể lựa chọn các khối học này nhé!
Khối D82, D83 gồm những ngành gì?
Sau đây là những ngành học thuộc khối D82, D83 mà (ngonaz) đã tổng hợp:
Khối D82
- Luật học (Mã ngành: 7380101)
- Luật thương mại quốc tế (Mã ngành: 7380109)
Khối D83
Ngành | Mã ngành |
Thiết kế công nghiệp | 7210402 |
Quản trị kinh doanh | 7340101 |
Ngôn ngữ Trung Quốc | 7220204 |
Báo chí | QHX01 |
Chính trị học | QHX02 |
Công tác xã hội | QHX03 |
Đông Nam Á học | QHX04 |
Đông phương học | QHX05 |
Hán Nôm | QHX06 |
Hàn Quốc học | QHX26 |
Khoa học quản lý | QHX07 |
Lịch sử | QHX08 |
Lưu trữ học | QHX09 |
Ngôn ngữ học | QHX10 |
Nhân học | QHX11 |
Quan hệ công chúng | QHX13 |
Quản lý thông tin | QHX14 |
Quản trị văn phòng | QHX17 |
Quốc tế học | QHX18 |
Tâm lý học | QHX19 |
Thông tin – Thư viện | QHX20 |
Tôn giáo học | QHX21 |
Triết học | QHX22 |
Văn hóa học | QHX27 |
Văn học | QHX23 |
Việt Nam học | QHX24 |
Xã hội học | QHX25 |
Các trường xét tuyển khối D82, D83
Khối D82
Hiện nay khối D82 có 1 trường tyển sinh, đó là:
- Khoa luật – ĐHQG Hà Nội
Khối D83
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
Học khối D82, D83 ra trường làm gì?
Đây lại là một câu hỏi quen thuộc đối với tất cả các bạn học sinh, vấn đề trọng tâm nhất chính là học khối học này sau ra làm gì, các ngành học có dễ xin việc không. Ở đây, (ngonaz) sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn từng ngành học của khối D82, D83 ra trường sẽ làm công việc gì:
Đối với ngành Luật thương mại Quốc Tế
Nhân viên tư vấn luật và cung cấp dịch vụ pháp lý tại các cơ quan luật, cơ quan Nhà nước.
- Nhân viên tư vấn luật tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam nhưng phát triển thị trường kinh doanh ở nước ngoài hoặc ngược lại, tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở, chi nhánh tại Việt Nam.
- Làm việc hoặc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế.
- Có cơ hội giảng dạy luật thương mại quốc tế, luật kinh tế tại các trường đào tạo ngành luật trên cả nước.
Ngoài các công việc chuyên môn, Cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế cũng có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu do đã có kiến thức cả về kinh tế lẫn Luật kinh tế.
Đối với ngành Thiết kế công nghiệp
- Làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, chụp ảnh nghệ thuật, thiết kế thời trang…
- Làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nữ trang, gốm sứ, thiết kế nội thất, xe máy, xe hơi…
- Làm việc tại các lĩnh vực khác như tại các công ty quảng cáo, studio chụp ảnh nghệ thuật, các phòng ban truyền hình…
- Có thể mở một đơn vị riêng kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế.
Đối với ngành Chính trị học
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Đối với ngành Công tác xã hội
- Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển.
- Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.
- Nhà quản trị công tác xã hội: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Quản lí các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
- Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
- Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
- Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ti, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
- Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…
- Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
Đối với ngành Khoa học quản lý
- Quản lý tại các văn phòng hành chính nhà nước, trụ sở từ trung ương đến địa phương. Làm việc ở các phòng, ban, phân xưởng, công ty, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân như hành chính, nhân sự, tổng hợp.
- Quản lý văn phòng UBND huyện, xã, phường hoặc nhân viên hành chính nhân sự văn phòng quận, thành phố…
- Quản lý nhân sự và hành chính tại công ty: Chịu trách nhiệm phân bổ nhân lực, sắp xếp khoa học, phù hợp với yêu cầu của công ty.
- Công tác trong ngành kinh doanh, quản trị, quản lý, ngân hàng, bảo hiểm, luật.
- Giảng viên đào tạo: Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, viện, trường cao đẳng,…
Đối với ngành Ngôn ngữ học
- Lĩnh vực báo chí, truyền thông: Làm biên tập báo, tạp chí, biên tập website, viết tin bài cho cơ quan báo chí. Xây dựng kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung tài liệu, dẫn chương trình trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ học, nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành tại các trung tâm, Viện nghiên cứu, Sở nghiên cứu hay các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
- Lĩnh vực quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng như quản trị, quản lý, soạn thảo văn bản, quản lý hệ thống văn bản.
- Lĩnh vực dịch thuật: Sinh viên ngành ngôn ngữ học đang làm việc tại các nhà xuất bản, biên tập sách, báo, tạp chí, công tác xuất bản, công tác biên phiên dịch, biên soạn dịch thuật từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Lĩnh vực sáng tác: Các sinh viên ra trường có thể sáng tác ca từ nhạc, phê bình nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật.
- Lĩnh vực lưu trữ: Các sinh viên ra trường có thể làm việc tại trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu, quản lý tại thư viện, trường học, trung tâm xử lý thông tin về ngôn ngữ học.
- Lĩnh vực đào tạo: Tham gia giảng dạy ngành ngôn ngữ học tại trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm dạy nghề. Hay làm giáo viên bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT, THCS trên địa bàn cả nước.
- Nhân viên Marketing: Tại các doanh nghiệp, công ty về quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, ngoại giao, đối ngoại.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước về chính sách ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá xã hội, quản lý ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
Đối với ngành Quản lý thông tin
- Chuyên gia thông tin tại các trung tâm trung tâm thông tin, phòng thông tin, các thư viện, trường học tại các cơ quan chính phủ, các công ty, doanh nghiệp, và các tổ chức phi Chính phủ.
- Chuyên gia về tổ chức thông tin của các báo in truyền thống và báo mạng điện tử, các tạp chí ngành trực tuyến, các đài phát thanh và truyền hình trong từ Trung Ương đến địa phương.
- Chuyên viên quản trị website và Quản lý thông tin tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu.
- Cán bộ thông tin văn hóa tại trung tâm, nhà văn hóa của các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương.
- Chuyên gia về phân tích và tổng hợp thông tin theo chương trình, chuyên đề nhằm phục vụ cá nhân và tập thể, hay cung cấp thông tin phục vụ cho lãnh đạo các cơ quan các bộ, ban, ngành.
- Giảng viên các cơ sở đào tạo ngành Quản lý thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp.
Đối với ngành xã hội học
- Quan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.
- Kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.
- Nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.
- Dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
- Lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.
- Giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.
Điểm chuẩn khối D82, D83 hiện nay
Khối D82
Đối với ngành Luật: Điểm chuẩn của Khoa Luật – Trường ĐHQG HN là 22,62 điểm
Đối với ngành Luật thương mại Quốc Tế: Điểm chuẩn của Khoa Luật – Trường ĐHQG HN là 25,7 điểm
Khối D83
Điểm chuẩn của khối D83 được chia làm 02 dạng xét tuyển như sau:
- Xét học bạ: 18 – 27,58 điểm.
- Xét theo kết quả thi THPTQG: 20 – 26,25 điểm. Tuy nhiên, hình thức này còn áp dụng một số tiêu chí phụ về điểm môn Ngoại ngữ của thí sinh hoặc có một số chương trình đào tạo giảng dạy. Vì vậy, để cập nhật cụ thể hơn, các bạn có thể theo dõi tại các trang thông tin về điểm chuẩn của các ngành thuộc các trường xét tuyển.
Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết về môn thi, ngành học và trường xét tuyển,.. của khối D82, D83. (ngonaz) hi vọng bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn về ngành học và trường đào tạo phù hợp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức và thông tin bổ ích nhé!