Cơm vốn dĩ là món ăn chính không thể thay thế trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, với hàm lượng tinh bột cao, nhiều người cho rằng ăn cơm chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì. Do vậy mà họ loại bỏ cơm ra khỏi bữa ăn trong các chế độ ăn kiêng khắt khe của mình. Nhiều người nhịn không ăn cơm để giảm cân. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng nhịn cơm lại không hề tốt cho sức khỏe. Vậy, không ăn cơm có tác hại gì?
Trên thực tế, việc ăn kiêng nhịn cơm có thực sự giúp giảm cân như nhiều người vẫn nghĩ. Giảm béo hay giảm sức khỏe? Ngay sau đây, hãy cùng mình tìm hiểu xem không ăn cơm có tác hại gì nhé.
>>> Xem thêm: Cơm bao nhiêu calo
Dinh dưỡng và lợi ích khi ăn cơm
Như tất cả chúng ta đều biết, thành phần chính của cơm là tinh bột. Tinh bột sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài tinh bột thì cơm còn cung cấp một lượng nhỏ chất đạm thực vật đóng vai trò cung cấp axit amino cấu tạo nên các mô bì, nội tiết tố, enzyme. Cùng với đó là các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như sắt, magie, kẽm, phốt phô, canxi, kali…
Để trả lời cho câu hỏi không ăn cơm có tác hại gì thì trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về những giá trị lợi ích của loại thực phẩm không thể thiếu này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cơm đều đặn mỗi ngày có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với sức khỏe. Cơm không chỉ cung cấp năng lượng mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt diệu sau:
– Ngăn ngừa ung thư: Theo nghiên cứu thì các sợi không hòa tan trong cơm đóng vai trò như một tấm lá chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những biến đổi bất lợi, đặc biệt là ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
– Ổn định huyết áp: Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh cao huyết áp thì cơm được xem là một giải pháp hiệu quả giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Làm đẹp da: Mọi người vẫn nghĩ ăn cơm sẽ béo và xấu nhưng trên thực tế, các chất chống oxy hóa trong cơm có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể, đồng thời chống lại sự chảy xệ da, từ đó mang lại cho bạn một làn da khỏe mạnh, căng tràn sức sống.
– Điều hòa lượng cholesterol: Cơm tuy có nhiều tinh bột nhưng lại không hề chứa các chất béo có hại cho cơ thể nên có khả năng điều hòa ổn định hàm lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Không ăn cơm có tác hại gì đối với sức khỏe?
Cho đến giờ, nhiều người vẫn đang ngổn ngang suy nghĩ không biết không ăn cơm có tác hại gì và liệu họ có thể cắt cơm ra khỏi chế độ ăn uống để duy trì cân nặng và một vóc dáng lý tưởng hay không?
Theo nghiên cứu và chứng minh của các nhà khoa học, nếu không ăn cơm trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại khôn lường của việc không ăn cơm mà chín mình đã tìm hiểu được nhé.
Hơi thở có mùi
Thời gian đầu không ăn cơm, bạn dần dần sẽ cảm thấy khô miệng, sau đó là bắt đầu cảm nhận được tình trạng hơi thở có mùi chua.
Các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng ăn cơm, hay bổ sung tinh bột vào bữa ăn chính là một trong những giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức
Như đã nói đến ở trên, cơm cung cấp tinh bột là một nguồn năng lượng không thể thiếu giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bình thường, kể cả thể chất lẫn trí não.
Không ăn cơm có tác hại gì? Nếu chế độ ăn của bạn thiếu tinh bột sẽ làm giảm lượng đường huyết khiến nhịp tim tăng nhanh, hoa mắt, chóng mặt… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự suy kiệt về thể chất khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống, không có năng lượng để học tập và làm việc.
Ngoài ra, cơ thể thiếu tinh bột còn là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng, stress, rối loạn cảm xúc, thường xuyên mất ngủ, cáu gắt, nóng giận bất chợt, hay lo âu, bồn chồn, thậm chí là bị trầm cảm nữa đấy nhé.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Ảnh hưởng đến tâm lý là một trong những tác hại khôn lường của một chế độ ăn uống thiếu tinh bột kéo dài.
Trên thực tế, những người ăn kiêng bỏ tinh bột thường xuyên có biểu hiện né tránh bạn bè, từ chối tham gia các hoạt động có sự có mặt của nhiều người. Tình trạng kéo dài sẽ trở thành một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
Gây rối loạn tiêu hoá
Không ăn cơm có tác hại gì? Thực tế cho thấy, nếu nói “không” với cơm trong một thời gian đủ dài sẽ khiến cơ thể của bạn gặp phải tình trạng táo bón nặng nề.
Chất xơ có trong cơm không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan như táo bón.
Trí nhớ suy giảm
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng không ăn cơm trong thời gian dài sẽ làm suy giảm khả năng lưu giữ ký ức của bạn. Điều đó có nghĩa là trí nhớ của bạn sẽ bị hạn chế và suy giảm một cách trầm trọng.
Thực tế là hoạt động của não bộ dựa phần lớn vào nguồn năng lượng được cung cấp từ tinh bột chứ không phải là protein, chất xơ hay bất cứ một dưỡng chất nào khác.
Các nhà khoa học cho hay các tế bào não của con người được nuôi dưỡng tốt bởi đường glucose. Do đó, việc cung cấp glucose thông qua quá trình chuyển hóa tinh bột từ cơm là điều vô cùng quan trọng để cơ thể nuôi dưỡng não bộ và duy trì các chức năng hoạt động bình thường của não.
Không ăn cơm có tác hại gì? Ngoài những tác hại khôn lường kể trên thì việc cắt bỏ cơm ra khỏi bữa ăn hằng ngày, tức là cắt bỏ tinh bột khỏi chế đô dinh dưỡng sẽ khiến cho cơ thể thiếu hụt một lượng lớn vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, B12, niacin, folate, biotin, pantothenie axit… Sự thiếu hụt này làm giảm khả năng đề kháng, ức chế quá trình chuyển hóa năng lượng, quá trình trao đổi chất, đồng thời cũng làm mất cân bằng hệ thống thần kinh.
->>> Tham khảo: Trong 1 quả trứng bao nhiêu calo? Trứng luộc, trứng chiên bao nhiêu calo
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết không ăn cơm có tác hại gì rồi phải không nào? Chính vì vậy, tuyệt đối đừng nên áp dụng chế độ ăn kiêng bỏ hẳn ơm bạn nhé vì như thế sẽ rất có hại cho sức khỏe. Để giảm cân hiệu quả, bạn có thể giảm lượng cơm hoặc thay thế cơm bằng các nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh khác nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!