Là một món ăn nhanh đã rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Do nhu cầu sử dụng quá mức, nhiều người tự hỏi liệu ăn mì tôm có tốt không mà ai cũng thích ăn đến vậy.
Mì tôm kể từ những ngày đầu xuất hiện trên thị trường đã khiến cho tất cả mọi người phải “trầm trồ” bởi sự hữu dụng của nó trong cuộc sống. Ngày nay, mì tôm có mặt ở tất cả các gia đình, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, không phân biệt già trẻ, gái trai.
Tuy nhiên, ăn mì tôm có tốt không? Hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời nhé.
Lợi ích của mì tôm trong cuộc sống hiện đại
Với sự tiện lợi và nhanh chóng, mì tôm là món ăn giúp con người giải quyết được vấn đề thời gian trong nhịp sống bận rộn của cuộc sống hiện đại. Chỉ cần khoảng 5 phút thôi là bạn đã có ngay một bát mì tôm hấp dẫn giúp thỏa mãn cơn đói.
Không chỉ nhanh gọn, con người còn yêu thích mì tôm bởi hương vị đặc trưng vô cùng cuốn hút của nó. Chỉ với một gói gia vị nhỏ có sẵn mà món ăn này đã khiến cho con người “mê mẩn” không thể quên được.
Chưa cần biết ăn mì tôm có tốt không nhưng trên thực tế, tất cả chúng ta, không ai có thể phủ nhận sự quan trọng của mì tôm trong cuộc sống, đặc biệt đối với những người nghèo và những người thường xuyên phải đối mặt với công việc chồng chất, không có thời gian tự chăm lo cho bữa ăn của mình. Bên cạnh đó, rất nhiều người đang giảm cân quan tâm đến việc ăn mì tôm có béo không. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân có thể tham khảo bài viết đó.
Ăn mì tôm nhiều có tốt không?
Như đã nói, trong cuộc sống này, không thể tránh khỏi những lúc bạn cần đến những gói mì tôm nhanh để cứu đói. Tuy nhiên, ăn mì tôm nhiều có tốt không vẫn luôn là một vấn đề đáng e ngại đấy nhé.
Thành phần chủ yếu của mì tôm
Trước đây mình có để cập đến ăn mì tôm trứng có tốt không, các bạn có thể tìm hiểu lại. Để biết ăn mì tôm có tốt không thì chúng ta hãy thử phân tích thành phần của thực phẩm ăn nhanh này nhé.
Theo công bố của nhà sản xuất trên bao bì của các loại mì tôm thì thành phần chủ yếu của nó là bột, chất béo, đạm thực vật, muồi cùng các loại hương liệu, chất phụ gia như bột trứng, chất điều vị, chất chống oxy hóa, chất tạo xốp…
Vậy ăn mì tôm nhiều có tốt không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, cơ thể con người nếu muốn khỏe mạnh thì cần được cung cấp đầy đủ 6 dưỡng chất thiết yếu là nước, protein, carbohydrate, mỡ, khoáng chất và vitamin. Chỉ cần thiếu hụt một trong số những dưỡng chất ấy thì rất dễ cảm thấy mệt mỏi và dễ phát sinh bệnh.
Trên thực tế, các dưỡng chất ít ỏi có trong mì tôm như kể trên không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người, thậm chí còn có rất nhiều các chất có khả năng gây hại cho sức khỏe nữa.
Chính vì vậy, với câu hỏi ăn mì tôm nhiều có tốt không thì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Nếu thường xuyên ăn mì tôm thay cho các bữa ăn chính thì cơ thể bạn sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đấy nhé.
Tác hại của việc ăn mì tôm
Ăn mì tôm có tốt không? Thực tế ăn mì tôm không những không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động và phát triển mà còn gây ra rất nhiều các tác hại khôn lường. Sau đây, NGON sẽ mách bạn một số tác hại của việc ăn mì tôm để bạn có thể hiểu rõ và cân đối trong việc sử dụng món ăn nhanh này nhé.
Thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể
Như đã phân tích ở trên, mì tôm chủ yếu chứa tinh bột, chất béo và các chất phụ gia, còn các dưỡng chất thiết yếu khác, đặc biệt là vitamin, canxi, chất xơ gần như có chỉ số bằng không. Vậy nên, nếu cứ nghĩ ăn mì tôm cho xong bữa thì bạn đang mắc sai lầm nghiêm trọng hủy hoại sức khỏe của mình một cách từ từ đấy.
Kích thích quá trình lão hóa
Chất mỡ trong gói gia vị của mì tôm thường được nhà sản xuất thêm vào các chất chống oxy hóa với mục đích làm chậm tốc độ oxy hóa để mì tôm lâu bị biến mùi hơn.
Tuy nhiên, khi cơ thể bạn dung nạp các chất chống oxy hóa đó quá nhiều trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ nội tiết, và đặc biệt là thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể.
Tác hại của việc ăn mì tôm là gây béo phì
Ăn mì tôm có tốt không? Ăn mì tôm sẽ buộc cơ thể bạn dung nạp một lượng lớn carbohydrate và chất béo có hại. Hàm lượng calo tăng cao nhưng không được tiêu thụ hết sẽ tích trữ lại và gia tăng nguy cơ béo phì, cùng với đó là các thể bệnh liên quan như tim mạch, cholesterol cao, tiểu đường…
Gia tăng gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa
Mì tôm được sản xuất theo phương pháp sấy khô tinh bột sau khi chiên qua dầu mỡ. Để tăng hương vị và bảo quản mì tôm lâu hơn, các nhà sản xuất thêm vào đó khá nhiều các loại hương liệu và chất phụ gia. Các chất gây hại này sẽ gây áp lực lớn đối với dạ dày khi phải tiêu hóa chúng.
Chính vì vậy, ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể của bạn bị rối loạn các chức năng hệ tiêu hóa, sản sinh ra các triệu chứng như đau dạy dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…
Yếu tố tiềm ẩn ung thư
Trên thực tế, đã có rất nhiều các nghiên cứu nhằm đánh giá tác hại của việc ăn mì tôm. Các nhà khoa học khẳng định rằng các chất phụ gia trong mì tôm như muối, chất béo bão hòa, màu thực phẩm, chất tạo xốp… khi dung nạp nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng táo bón nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài là yếu tố tiềm ẩn của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng.
Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Ăn mì tôm có tốt không? Ăn nhiều mì tôm đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, cao huyết áp, xơ vừa động mạch…
Các loại chất béo như transfat và chất béo bão hòa trong mì tôm được đánh giá là những chất gây hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt không tốt đối với người già hay người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.
Ăn mì tôm hại thận
Hại thận, gây sỏi thận là một trong những tác hại của việc ăn mì tôm đã được các nhà nghiên cứu chứng minh. Sở dĩ như vậy là bởi một trong các thành phần chính của mì tôm là muối. Khi cơ thể dung nạp một lượng muối cao sẽ gây hại cho thận, thậm chí lâu ngày gây ra sỏi thận nữa đấy nhé.
Gây nóng trong
Tác hại của mì tôm thể hiện nhất là nóng trong người. Mì tôm được sản xuất bằng cách chiên giòn qua dầu mỡ nên nếu ăn nhiều, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khát nước và khô miệng, đồng thời đó cùng là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng, nóng trong người, nổi mụn…
Giờ thì bạn đã biết tác hại của việc ăn mì tôm rồi phải không nào? Với những tác hại khôn lường như vậy, liệu bạn có tự tin “theo đuổi” món ăn này liên tục trong một thời gian dài nữa hay không? Sức khỏe của bạn tùy thuộc vào quyết định của bạn đấy nhé.
Làm thế nào để ăn mì tôm đúng cách
– Không ăn “mì tôm úp” mà nên chần qua mì tôm bằng nước sôi trước khi nấu ăn để loại bỏ bớt các chất gây hại cho sức khỏe.
– Nên bỏ gói gia vị đi kèm trong mì tôm vì đó chỉ là dầu mỡ và các chất phụ gia gây béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường.
– Nên bổ sung dinh dưỡng khi ăn mì tôm bằng cách thêm thịt (thịt bò, thịt lợn, tôm…) và rau xanh để ăn cùng.
Tạm kết
Ăn mì tôm có tốt không? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Đôi khi, bạn bắt buộc phải ăn mì tôm vì quá bận rộn nhưng chỉ cần có chút thời gian rảnh rỗi thì hãy chuẩn bị cho mình những bữa ăn dinh dưỡng nhé. Đừng quá lạm dụng mì tôm, bạn sẽ phải hứng chịu những hệ quả sức khỏe nặng nề đấy.