Cá lóc nướng trui là một trong những đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé qua đây, bạn đừng bỏ lỡ món ăn hấp dẫn này nhé. Cá lóc hiện nay không chỉ sống ngoài tự nhiên mà còn được nhiều gia đình nuôi trong ao, đầm. Tuy nhiên cái thú vui đi câu cá nó rất khác biệt. Nếu mới đang tập tành vào nghề mà chưa biết cách làm mồi câu cá lóc ra sao cho chuẩn thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Những điều thú vị về loài cá lóc
Cá lóc đồng còn có tên khác như cá lóc, cá tràu, cá chuối đen, cá chuối sộp. Tên khoa học: “Channa striata” thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á
Cơ thể gần giống hình trụ, đầu dẹp, vây đuôi thuôn tròn. Bề mặt phần lưng và 2 bên hông sẫm màu, đốm đen với màu đất son nhạt. Phần bụng màu trắng. Đầu to giống như đầy rắn, vảy rất to, miệng xẻ sâu và nhiều răng.
Cá lóc thường sống trong ao, hồ, sông, suối, đặc biệt nơi có nước tù đọng, nhiều bùn, tương đối sâu. Chúng có thể sống qua mùa khô bằng cách vùi mình vào lớp bùn đáy. Thức ăn của cá lóc rất đa dạng như cá con, ếch nhái, côn trùng, nòng nọc, giun, động vật giáp xác,…
Từ nguyên liệu chính là cá lóc, bạn có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau như: cháo cá lóc, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá lóc kho tộ, cá lóc hấp mận,…
Thực ra có rất nhiều phương pháp câu cá lóc khác nhau và mỗi loại lại có loại mồi riêng. Một số người sử dụng kỹ thuật như câu lure dùng nhái thật hoặc dùng mồi giả như nhái hơi, mồi chìm,…
Mồi câu cá lóc từ hàng thật
Sử dụng nhái thật rất nhạy vì bản chất của loài cá lóc thích săn mồi ở gần mép bờ. Chúng có khi nhảy xuống mặt nước, làm 1 cú tát mạnh và con mồi sẽ trở tay không kịp. Cá lóc cũng thích mồi sống hơn là mồi giả. Với mồi sống, ngoài ếch nhái thì vịt con cũng là lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra bạn chọn một số thực phẩm khác như: giun, loăng quăng, cá con,…
Nếu dùng mồi thật, bạn học cách câu rê trên mặt nước. Hoặc gắn thêm chì để câu chìm. Tùy theo mức độ cá dạn hay cá nhát mà chọn phương pháp câu chìm hay nổi sẽ hiệu quả hơn.
Mồi câu cá lóc từ hàng giả
Nghe đến mồi giả có thể nhiều người sẽ hơi bất ngờ. Tuy nhiên đây cũng là mẹo đặc biệt hiệu quả. Thử tìm hiểu một số sản phảm dưới đây nhé.
Mồi cá giả
Mồi cá giả có thiết kế giống hình con cá, làm từ vật liệu kim loại hoặc nhựa. Mỗi con cá giả sở hữu thiết kế khác nhau. Ví dụ con sử dụng 3 lưỡi, con sử dụng 2 lưỡi, cũng có con 1 lưỡi. Sản phẩm này thích hợp sử dụng ở địa hình nước thoáng, không có vật cản trên nước, độ sâu nước từ 1m trở xuống.
Độ nặng của mồi cá giả thường dao động từ 1g, 24g, 100g,… với nhiều size kích thước. Nếu chọn câu cá lóc, bạn có thể chọn mồi giả từ 3g – 21g là tốt nhất.
Để có được mồi giả cũng như độ cứng của cần tốt nhất, bạn tham khảo các thông số sau:
Size mồi | Độ cứng cần | Size máy |
Từ 1g – 8g | Độ cứng từ SUL – UL – L – ML | Sử dụng các máy size 500 hoặc 1000 là tốt nhất |
Từ 7 – 10g | Độ cứng từ UL – L – ML – M – MH | Sử dụng các máy size 1000, 2000, 2500 là tốt nhất |
Từ 11g – 18g | Độ cứng từ M – MH – H | Sử dụng các máy size 2000, 2500, 3000, 4000 là tốt nhất |
Sở dĩ phải chọn đúng mồi với thông số cần và máy để khi con mồi đi dưới nước, phần cần và máy sẽ hỗ trợ tạo Action cho con mồi chuẩn xác. Ví dụ, bạn có cần độ cứng H, dùng con mồi 7g thì bạn sẽ không cảm nhận được biên độ rung của con mồi. Từ đó đưa ra phán đoán con mồi đi đúng Action sẽ khó.
Ngoài ra, chọn mồi đúng với thông số bộ cần sử dụng giúp bạn ném ra mồi tốt hơn và thoải mái hơn. Một lưu ý khác về mực nước ở địa điểm câu để từ đó chọn ra con mồi hợp lý nhất.
- Mức nước >1m: Dùng mồi có độ nặng từ 1g, 3g, 5g, 6g, 8g. Để đỡ phải cào rác hay cào đáy, nên chọn mồi thông số lớn khi quay sẽ rất nặng tay.
- Mức nước <1m: Dùng con mồi từ 7g trở lên.
- Mức nước <5m: Dùng con mồi từ 14g và đánh chậm để xuống đáy.
* Lưu ý: Bạn nên chọn nhiều loại mồi cá giả khác nhau. Chúng có nhiều kiểu bao gồm cả loại ngắn, dài, 1 lưỡi, 2 lưỡi,… Tùy theo địa hình mà bạn chọn loại mồi thích hợp nhất.
Mồi giả hình tôm, giun
Mồi mềm hình tm, giun được làm từ chất liệu cao su, sử dụng lưỡi riêng. Thông thường lưỡi mỗi mềm có các dạng lưỡi chống vướng và lưỡi trần hay lưỡi Jig Head. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn chọn loại lưỡi phù hợp nhát.
Về mồi mềm cho việc câu cá lóc, bạn nên dùng ở địa hình mặt nước trống, có ít vật cản, địa hình ở gầm kè chân cầu, dưới đáy có nhiều gốc. Tuy nhiên hạn chế của mồi mềm là dễ đứt đuôi. Khi đứt đuôi, cá lóc sẽ rất nhát ăn. Đánh không quen thường thất bại.
Độ nặng của loại mồi mềm thường dao động từ 1g – 10g. Lưỡi dao động từ 3g – 10g. Với loại mồi này, bạn nên sử dụng loại cần có độ cứng từ ML – M – MH – H. Khi đó khả năng đóng cá dính sẽ cao hơn.
Mồi nhái hơi
Mồi nhái hơi có thiết kế giống hình con nhái, chất liệu cao su 3 lớp, đằng sau có thêm cặp lưỡi đôi giúp đóng cá dính tốt hơn. Chúng sở hữu nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Độ nặng dao động từ 4g – 14g. Có một vài mẫu sẽ nổi trên mặt nước và có nhiều loại đi chìm dưới nước
Sản phẩm này thích hợp đánh ở địa hình vướng trên mặt nước như bèo, sen, bụi cỏ,… Mức nước cao 2m.
* Mẹo chọn mồi câu cá lóc với nhái hơi hiệu quả
- Chọn mồi nhái nổi đánh buổi sáng sớm lúc mặt trời chưa mọc hoặc chiều mát
- Chọn mồi nhái hơi đi chìm vào buổi sáng mặt trời đã mọc, thời tiết nóng
- Màu sắc hòa quyện với địa hình định câu
- Nên chọn size mồi từ 5g – 7g với những con cá nhỏ
- Nên chọn size mồi từ 7g – 14g với cá lớn miệng rộng
Mồi nhái nhảy
Mồi nhái nhảy là dạng mồi nhảy liên tục trên mặt nước giống như con nhái thật đang chuyển động. Chất liệu nhái nhảy sử dụng bằng gỗ hoặc nhựa mủ ABS. Size mồi đa dạng từ 5g – 14g,… Sản phẩm này thường dùng cho địa hình mặt nước trống, có cỏ, bèo tấm,…
* Mẹo chọn mồi câu cá lóc từ nhái nhảy hiệu quả
Cách chọn mồi nhái nhảy đánh hiệu quả nhạy nhất
- Nhái nhảy phải quay liên tục và cần tốc độ nhanh vì thế khi chơi máy ngang nên đánh máy có vòng tua từ 7.8, 8.1, 9.1, 10.0 là hợp lý nhất
- Nếu bạn sợ vướng, hãy chọn mua các loại nhái nhảy có chống vướng
Kinh nghiệm câu cá lóc
– Cá lóc là loài săn mồi khá dạn. Chúng hay lấp ở bờ cỏ nhỏ quan sát con mồi bơi qua là lao ra đuổi. Nắm được điều này, bạn nên quăng mồi dọc theo bãi cỏ ngay cạnh bờ sẽ dễ dụ chúng xuất hiện.
– Cá lóc hay đi kiếm ăn vào những ngày mưa nhiều, có khoảng thời gian hửng nắng.
– Cá lóc tuy tham ăn nhưng chúng chỉ ăn vào lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn. Vào ngày trời nóng hoặc mưa gió thì không nên đi vì thời gian này chúng ít đi ăn mồi.
– Đồ câu cá lóc mua 1 lần có thể dùng vài năm nên hãy đầu tư một chút. Đừng mua đồ quá rẻ vì “tiền nào của nấy”. Câu vài lần có khi phải thay đồ mới.
– Người muốn đi câu cá lóc bằng cần máy mua giá khoảng 800.000 đồng trở đi là được.
– Một cuộn dây PE có giá khoảng 200 ngàn. Bạn nên có 2 con mồi giả để phù hợp cho mọi địa hình khác nhau từ nước trống hay nhiều câu cỏ.
– Có người không thích câu mồi giả mà dùng những con nhái thật móc vào đó. Tuy nhiên điều này làm cho hao hụt mồi mà chưa chắc đạt kết quả. Hiện nay có nhiều sản phẩm mồi giả rất đơn giản mà còn thuận tiện và linh hoạt.
– Thường thì các cần thủ câu lure thường dùng loại cần câu máy ngang bởi cần này có thể ném xa, độ chuẩn xác cao. Máy ngang có thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, trọng lượng nhẹ.
Lời kết
Vậy là bạn đã tìm hiểu thêm về cá lóc ăn gì? cách làm mồi câu cá lóc đơn giản nhưng hiệu quả cũng như mẹo câu cá lóc 100% trúng quả lớn. Hi vọng với chỉ dẫn trên, mọi người sớm đạt kết quả như ý nhé.