Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại thực phẩm có vị đắng tự nhiên, không phải ai cũng ăn được những một khi đã ăn và biết mướp đắng kỵ gì rồi thì lại rất “nghiện” và tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể mướp đắng kỵ gì nhất? Có chất gì? Ai không nên ăn mướp đắng?
Như tất cả chúng ta đều biết, bất cứ nguồn thực phẩm nào cũng sẽ có những “đại kỵ” riêng mà nếu chúng ta không tuân thủ và không sử dụng đúng cách thì chẳng những không mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn gây hại cho cơ thể nữa. Với mướp đắng cũng vậy, khi bạn kết hợp nó với các loại thực phẩm kỵ thì có thể gây nguy hiểm.
Giờ thì hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Mướp đắng có chất gì?
Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, vào tỳ vị tâm can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể sử dụng tốt trong nhiều trường hợp như hội chứng lỵ, sốt nóng mất nước, viêm cấp tính đường tiết niệu, mụn nhọt, sỏi đường tiết niệu, viêm kết mạc cấp tính hay bệnh tiểu đường…
Còn theo y học hiện đại thì mướp đắng có rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt chứa vitamin C với hàm lượng lên đến 120mg, cao hơn rất nhiều so với hàm lượng vitamin C trong nhiều loại thực phẩm khác, kể cả dâu tây cũng chỉ có 80 mg, hay chanh chỉ có 90 mg mà thôi.
Mướp đắng kỵ gì nhất?
Mướp đắng kỵ với tôm
Mướp đắng có chứa rất nhiều vitamin C, khi kết hợp với tôm hay các loại động vật chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 khác thì chúng sẽ phản ứng với nhau khiến cho hợp chất Asen hóa trị 5 chuyển hóa thành hợp chất Asen hóa trị 3 (hay còn gọi là thạch tín). Thạch tín là một loại độc tố cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu dung nạp vào cơ thể.
Mướp đắng kỵ với trà xanh
Nếu bữa ăn bạn có sử dụng mướp đắng thì sau bữa ăn không nên uống trà xanh mà chỉ có thể uống cách ra khoảng vài tiếng đồng hồ. Nếu vẫn cố tình sử dụng nước trà xanh sau khi ăn mướp đắng thì bạn sẽ khiến cho dạ dày của mình bị tổn hại.
Mướp đắng kỵ gì? Mướp đắng kỵ măng cụt
Nếu ăn mướp đắng và măng cụt cùng lúc sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bạn bị suy giảm hoạt động, đồng thời cơ thể sẽ cực kỳ khó chịu. Do đó, bạn nên ăn hai loại thực phẩm này cách nhau vài tiếng để cơ thể cơ thời gian tiêu hóa xong trước khi dung nạp mới.
Mướp đắng kỵ sườn heo chiên
Khi cơ thể bạn tiêu thụ cả mướp đắng và sườn heo chiên cùng lúc thì các dưỡng chất trong hai loại thực phẩm này sẽ phản ứng với nhau tạo ra chất Canxi Oxalate mà chất này lại có khả năng ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Ai không nên ăn mướp đăng?
Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết
Mướp đắng là loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giảm đường huyết nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch. Vì vậy nên nếu bạn bị huyết áp thấp hay bị hạ đường huyết thì không nên ăn mướp đắng. Hơn nữa, những người có huyết áp hay đường huyết bình thường thì cũng không nên ăn mướp đắng quá nhiều nhé.
Người bị thiếu canxi
Như đã nói khá nhiều ở phần trên, trong mướp đắng có nhiều axit oxalic có khả năng ức chế quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Do đó, nếu bạn thuộc thành phần thiếu canxi thì không nên ăn mướp đắng. Trong quá trình chế biến mướp đắng, bạn nên chần qua mướp đắng trong nước sôi trước khi chế biến để loại bỏ bớt vị đắng và thành phần axit oxalic không có lợi cho cơ thể.
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú
Mướp đắng có chứa các dưỡng chất có khả năng gây xuất huyết, co thắt tử cung, thậm chí là làm hư thai. Do đó, nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể bị kích thích tử cung và sinh non. Còn với phụ nữ đang cho con bú thì cũng không nên ăn, đặc biệt không nên ăn nhiều khi một số thành phần “xấu” có thể dung nạp vào cơ thể mẹ và truyền qua con thông qua sữa mẹ.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Mướp đắng kỵ gì? Những người mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nếu sử dụng mướp đắng nhiều có thể gây ra các vấn đề về dạ dày hoặc dẫn đến tiêu chảy.
Người bị bệnh về gan, thận
Mướp đắng thực tế rất khó tiêu hóa và gây ra các triệu chứng đầy hơi, có thể gây áp lực lên chức năng gan, thận nên những người bị mắc bệnh về gan, thận không nên ăn mướp đắng.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD
Thể trạng bệnh thiếu men (enzyme) G6PD là một bệnh di truyền phổ biến khi cơ thể không có đủ men G6PD – men glucose-6-phosphate để duy trì hoạt động bình thường của các tế bào hồng cầu. Những người mắc chứng bệnh này nếu sử dụng mướp đắng có thể bị đau đầu, đau dạ dày, sốt, thiếu máu, thậm chí là hôn mê nếu như ở thể nặng.
Người vừa phẫu thuật xong
Theo các kết quả nghiên cứu, mướp đắng có chứa các thành phần có khả năng ức chế quá trình cơ thể kiểm soát lượng đường huyết trong và sau quá trình phẫu thuật. Do đó, nếu bạn vừa mới phẫu thuật xong thì không nên ăn mướp đắng, chỉ nên ăn sau khoảng ít nhất 2 tuần trước hoặc sau khi phẫu thuật mà thôi.
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết mướp đắng kỵ gì rồi. Quả thực loại thực phẩm này tốt rất tốt nhưng hại cũng rất hại nếu không biết những kiêng kỵ riêng và không biết sử dụng đúng cách đấy nhé.