Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy nền giáo dục theo hướng công nghệ và ngày càng phổ biến trên thế giới. Vì thế, giáo dục STEAM ra đời và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy STEAM là gì? Ứng dụng của giáo dục STEAM mang lại như thế nào? Những vấn đề này, NgonAZ sẽ có câu trả lời dưới đây, mời các bạn cùng khám phá.
STEAM là viết tắt của từ gì?
Để hiểu định nghĩa STEAM là gì, chúng ta hãy phân tích từng chữ trong từ “STEAM” xem đó là viết tắt của từ gì. Theo đó, STEAM là viết tắt của những từ sau:
S: Chữ S được viết tắt bởi Science, dịch ra nghĩa là Khoa học.
T: Chữ T được viết tắt bởi Technology, dịch ra nghĩa là Công nghệ.
E: Chữ E được viết tắt bởi Engineering, dịch ra nghĩa là Kỹ thuật.
A: Chữ A được viết tắt bởi Art, dịch ra nghĩa là Nghệ Thuật.
M: Chữ M được viết tắt bởi Math, có nghĩa là Toán học.
Như vậy, STEAM chính là giáo dục dạy học liên ngành khi có sự kết hợp giữa các môn học STEM truyền thống là Khoa Học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học với nghệ thuật.
Phương pháp STEAM là gì?
Phương pháp STEAM có sự khác biệt so với giáo dục truyền thống. STEAM nhấn mạnh vào việc học tập dựa trên thực hành. Tức là từ kiến thức lý thuyết sẽ vận dụng vào thực hành, thay vì chỉ dạy lý thuyết suông như kiểu truyền thống.
Trong phương pháp STEAM, sẽ sử dụng Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học có sự liên kết với nhau để giảng dạy cho học sinh. Từ đó, giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức nhằm vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả.
Hiện nay, để thúc đẩy giáo dục STEAM phổ biến và ngày càng hiệu quả hơn thì một số phương pháp STEAM đã, đang được ứng dụng như sau:
Đưa Robotics vào giảng dạy
Hiện nay, STEAM thu hút và tạo niềm đam mê, sáng tạo cho trẻ chính là việc đưa Robotics vào chương trình giảng dạy. Những mô hình Robot, đồ chơi stem sẽ giúp trẻ vận dụng nhiều kỹ năng đã được học để thực hành,. Đồng thời, giúp người học tiếp cận, làm quen với công nghệ, lập trình, mã hóa cùng nhiều kỹ năng khác như tư duy, sáng tạo, nghiên cứu… Đây đều là những kỹ năng có ích cho trẻ ở hiện tại và tương lai.
Nhân rộng mô hình cộng đồng STEAM
Cộng động STEAM ở đây có thể là trường học, lớp học hay chính là ở nhà. Bất kể ở đây, nếu thực sự quan tâm đến giáo dục STEAM thì chúng ta hoàn toàn có thể cùng trẻ tham gia tích cực vào việc học STEAM. Điều này sẽ tăng cường giáo dục STEAM và giúp trẻ cảm thấy lạc quan, hứng thú hơn mỗi khi học.
Khi các mô hình cộng động STEAM được nhân rộng hơn nữa sẽ giúp các trẻ có cơ hội nhiều hơn để thảo luận, bàn bạc về các vấn đề. Từ đó, giúp trẻ tự tin đưa ra hướng giải quyết cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong học tập để cùng trưởng thành, hiểu biết hơn.
Ứng dụng của giáo dục STEAM
Hiện nay, tại Việt Nam, ứng dụng của giao dục STEAM mang lại rất nhiều ý nghĩa và lợi ích đối với trẻ. Có thể kể đến như:
– Trẻ được học tập qua nhiều tình huống cụ thể: Điều này, giúp bộ não của trẻ phát triển một cách tự nhiên. Các tình huống giúp trẻ được thảo luận và tự đưa ra hướng giải quyết. Vì thế, trẻ sẽ nhớ lâu, học tập tốt hơn.
– Trẻ vừa học vừa chơi với mô hình STEAM: Ứng dụng giáo dục STEAM giúp trẻ chủ động hơn trong học tập. Trẻ được học và chơi, thực hành kết hợp, tạo nên động lực để thỏa mãn cả kiến thức lẫn tinh thần. Những hoạt động thú vị và hấp dẫn sẽ giúp hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng ở trẻ.
– Khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo ở trẻ: Học hỏi, thực hành, nghiên cứu và tìm tòi sẽ giúp niềm đam mê, khả năng sáng tạo của trẻ được hình thành, phát triển. Điều này rất có ích đối với sự phát triển của trẻ cũng như giúp trẻ biết được mình muốn gì, thích làm nghề gì trong tương lai để có định hướng đúng đắn.
Lợi ích của STEAM mang lại trong giáo dục
STEAM có thể mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, bao gồm:
- Phát triển các kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và giao tiếp
- Tăng hứng thú học tập
- Nâng cao khả năng học tập suốt đời
- Tạo cơ hội cho học sinh khám phá các lĩnh vực STEM
STEAM trong giáo dục mầm non
Hiện nay, STEAM được ứng dụng rộng rãi từ trẻ mầm non cho đến cả cao đẳng, đại học. STEAM trong giáo dục mầm non hướng đến thực hành, trải nghiệm thực tế ở trẻ chứ không phải là học lý thuyết.
Giáo viên sẽ là người hướng dẫn, đặt ra các câu hỏi để trẻ là người tìm tòi và giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ được nói ra những cảm nhận, mong muốn của mình trước mỗi sự việc nhằm bộc lộ hết khả năng của trẻ. Điều này sẽ thúc đẩy sự tư duy động não ở trẻ. Đồng thời, giúp các con biết liên kết các kiến thức với nhau và mang đến niềm vui, sự hứng thú, say mê tìm tòi của trẻ.
So sánh giáo dục STEM và giáo dục STEAM
STEM được viết tắt bởi: Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học. Theo đó, giáo dục STEM là sự tiếp cận liên ngành 4 chủ đề trên nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng để vận dụng vào thực tiễn.
Trong khi đó, STEAM cũng là sự tiếp cận liên ngành của 4 chủ đề giống như STEM. Điểm khác biệt là STEAM lồng ghép thêm yếu tố nghệ thuật vào các kiến thức liên ngành để trẻ khám phá nhằm giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Nhờ đó, khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ sẽ được kích thích hơn.
Tuy nhiên, cả giáo dục STEM và STEAM đều giống nhau về nguyên tắc cơ bản là tập trung vào thực hành. Thúc đẩy sự tư duy, sáng tạo của trẻ trong quá trình học tập.
Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán
Kết luận
Những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giáo dục STEAM. Từ đó, tự tin cho con em tham gia các lớp học STEAM nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cũng như thúc đẩy tư duy, sáng tạo ở trẻ được tốt hơn.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi các bạn muốn mua giáo án steam, dụng cụ hỗ trợ học steam, đồ chơi lập trình robot, đồ chơi stem của thương hiệu Makeblock qua thông tin liên hệ dưới đây:
Fanpage: https://facebook.com/giaoducthongminhmakeblock/
Website: https://makeblock.com.vn/
Địa chỉ: Shophouse D26 dream land, 105 Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Vietnam
Hotline: 0983325500
Email: lananh5cvietnam@gmail.com
Các sản phẩm của Makeblock giúp trẻ học tập với phương pháp giáo dục STEAM mang lại hiệu quả cao nhất thông qua các bước lập trình cơ bản với những Robot Makeblock.