Có thể nhiều người đã biết đến cây mía lau tím bởi đây không phải là một loài cây quý hiểm trong giới dược liệu, nó cũng chính là một trong những loại cây thuốc nam. Tuy nhiên, tác dụng của cây mía lau tím cụ thể ra sao thì không phải ai cũng nắm được. Ngoài tác dụng giải khát như các loại mía khác, cây mía lau là một loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Nó giúp trị nhuận phế bổ phổi, thuận lợi cho quá trình tiểu tiện. Do đó, để hiểu rõ hơn về loại mía này và những tác dụng đối với con người, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Đặc điểm chính của cây mía lau tím
Cây mía lau tím là loài cây thảo, thân màu lục và có một lớp mốc trắng bao phủ bên ngoài. Xơ mía lau có màu hơi hồng tía.
Lá có phiến dài, rộng từ 2,5 cm đến 5 cm, trông không khác lá những loài mía khác như mía tím, mía trắng. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ, bạn vẫn nhận ra sự khác biệt về lá cây mía lau so với các loại mía khác.
Thường thì những cây mía lau sống lâu năm có thể cao từ 2 đến 4cm, tốc độ tăng trưởng chậm hơn mía tím, mía trắng. Cây khi trổ hoa có màu trắng, lông dài. Mỗi cụm hoa sẽ dài từ 40 cm đến 80 cm.
Khu vực sinh trưởng của cây mía lau là ở các vùng nhiệt đới, vùng ôn đới nóng. Ấn Độ có thể coi là quê hương gốc của loài cây này. Còn tại Việt Nam, các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Bình Dương, Bình Phước…cũng trồng nhiều mía lau tím cho mục đích làm cây thuốc chứa bệnh và giải khát.
Tác dụng của cây mía lau tím
Tuy chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về tác dụng của cây mía lau tím nhưng khoa học cũng đang có nhiều dự án liên quan đến loài cây này. Một số thành phần chính có trong cây mía lau bao gồm:
Vỏ cây mía lau: Trong vỏ mía lau có các loại chất béo như axit stearic, axit linoleic, axit oleic, axit capronic…
Thân cây mía lau: Trong thân cây mía lau có chứa hàm lượng sacarroza là 7-10%, protein là 0.22% và lượng chất béo vào khoảng 0.5%. Bên cạnh đó, trong thân cây còn có nhiều loại men tốt cho sức khỏe như tyrozinaza, lacaza, oxydaza.
Theo Đông y, cây mía lau mang tính bình, vị ngọt và không có độc tính. Dùng mía lau có thể giúp bổ tỳ âm, dưỡng huyết, tăng cường gân cốt. Ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như thông đờm, bổ phổi, tiêu nhiệt…
Một số những tác dụng của cây mía lau tím có thể kể đến như:
Mía lau giúp thanh lọc gan, giúp gan hoạt động hiệu quả, nhanh chóng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Loại mía này giúp cải thiện tình trạng của thận, giúp giảm nhiệt, thúc đẩy quá trình đào thải chất độc qua đường tiểu.
Mía lau tím trị các chứng bệnh tiểu dắt, mất nước, nôn ói.
Loài mía này giúp cải thiện vấn đề táo bón.
Mía lau giúp nhuận phế, bổ lao, nhuận huyết, làm mát cơ thể.
Mía lau còn giúp làm các chứng bệnh như đau họng, mất tiếng, viêm khí quản…thuyên giảm.
Mía lau có thể giải độc thai nghén.
Những bài thuốc tốt từ cây mía lau tím
Một số bài thuốc điều trị các bệnh từ cây mía lau tím như:
Thuốc chữa viêm dạ dày mãn tính
Công thức: 1 cốc nhỏ nước mía lau tím + 1 cốc nhỏ rượu nho.
Cách dùng: Trộn nước mía lau tím và rượu nho chung với nhau, mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối uống một ly để cải thiện bệnh viêm dạ dày mãn tính.
Thuốc chữa táo bón
Công thức: 1 cốc nhỏ nước mía lau tím + 1 cốc nhỏ mật ong
Cách dùng: Trộn nước mía lau tím và mật ong vào chung với nhau. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống trước khi ăn để thúc đẩy nhu động ruột hoạt đọng, cải thiện tình trạng táo bón.
Thuốc chữa viêm da
Công thức: vỏ mía lau tím + dầu vừng
Cách làm: Đem vỏ mía lau tìm nướng trong lửa thành tro. Sau đó đem nghiền vụn rồi trộn tro vỏ mía lau với dầu vừng. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị viêm.
Thuốc chữa ngộ độc
Công thức: 80gr thân mía lau tím, 30gr thục đại, 30gr ý dĩ, 30gr cam thảo, 20gr lá tre, 20gr kim ngân, 20gr cỏ rễ tranh, 20gr rễ ngưu tất.
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào 1 lít nước lạnh. Đun sôi trong lửa nhỏ khoảng 20 phút rồi dùng nước này để uống giải độc.
Ngoài ra, cũng có thể dùng mía lau để giải độc bằng cách lấy thân mía ép thành nước. Trộn thêm nước rễ cỏ tranh và nước dừa để uống.
Thuốc chữa nứt nẻ ở chân
Công thức: 100gr ngọn mía lau tím + 100gr bèo cái
Cách làm: Giã nát ngọn mía và bèo cái, Sau đó cho vào nồi nấu sôi cùng một chút nước muối. Để nước nguội bớt rồi ngâm chân bị nứt nẻ vào. Để khoảng 30 phút cho các dưỡng chất ngấm vào vết nứt nẻ, từ từ phát huy tác dụng.
Thuốc chữa chín mé
Công thức: Lõi trắng mía lau tím + lòng trắng trứng gà.
Cách làm: Đem giã nát ngọn mía lau tím, sau đó trộn với lòng trắng trứng gà. Dùng hỗn hợp này đắp vào chỗ bị chín mé, sau đó dùng băng gạc băng lại.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về mía lau tím cũng như tác dụng của cây mía lau tím và một số bài thuốc trị bệnh từ loài cây này. Hi vọng thông tin bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn một số hiểu biết cơ bản về mía lau tím.