Trong bài viết trước mình đã nói qua về công dụng của lá mơ lông với trứng gà. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong rất nhiều công dụng của lá mơ mà thôi. Như các bạn đã biết, lá mơ là của một loại cây dạng dây leo rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của lá mơ và một số bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả của nó nhé.
Nhắc đến lá mơ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ đến thịt chó. Thịt chó lá mơ là một món ăn đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có biết lá mơ ngoài việc được dùng như một loại rau ăn sống ngon với hương vị đặc trưng thì nó còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nữa đấy.
Với nhiều thành phần hoạt tính đặc biệt, loại lá dân dã này có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giảm đau, giải độc… và nhiều tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
Vậy, tác dụng của lá mơ là gì?
Tác dụng của lá mơ lông
Trước khi tìm hiểu về tác dụng của lá mơ lông, chúng ta cần hiểu qua đôi nét về loại lá này nhé.
Lá mơ lông là lá của cây mơ lông, có dạng hình trứng, nhọn về phía đầu, mặt trên có màu xanh còn mặt dưới thì có màu tím nhạt. Điều đặc biệt là lá mơ lông được bao phủ bởi một lớp lông trắng rất mịn. Chính vì thế mà người ta nó là mơ lông để phân biệt với loại lá mơ trắng (lá mơ dại).
Thành phần hóa học của lá mơ lông
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì lá mơ lông có thành phần chủ yếu là tinh dầu bao gồm một số dưỡng chất như Alkaloid, Bisulfur Carbon, Paederin, Scanderoside và Sulfur dimethyl disulphit.
Ngoài ra, trong lá mơ lông còn có hoạt chất methyl Mercaptan là chất chính tạo nên “mùi hôi” đặc trưng của nó.
Tác dụng của lá mơ lông theo y học cổ truyền
Theo Đông y, bất cứ vị thuốc nào cũng đều có tính vị và công năng. Đó là hai yếu tố quan trọng làm nên công dụng và khả năng điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh của thuốc. Và lá mơ lông cũng không phải là ngoại lệ.
Tính vị làm nên tác dụng của lá mơ
Lá mơ lông trong y học cổ truyền được xác định là vị thuốc có tính bình, mát và vị ngọt, hơi đắng.
Công năng chủ trị của lá mơ lông
– Thành phần sulfur dimethyl disulphide có trong lá mơ lông là một chất có tác dụng tương tự như chất kháng sinh. Do đó, loại lá mơ này có tác dụng rất hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng.
– Hoạt chất Paederin (alkaloid) là chất có công dụng giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh và cải thiện tốt sinh lý của con người.
Tác dụng của lá mơ lông nói đầy đủ hơn theo Đông y là tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, trị tiêu chảy, ho gà, giảm ho, hoạt huyết, lợi thấp, tiêu sưng, khu phong, kích thích tiêu hóa… Và đặc biệt có công dụng chủ trị, bao gồm:
– Khi ăn uống khó tiêu, tiêu chảy;
– Chứng tiêu hóa kém và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ;
– Một số chỗ đau nhức xương khớp, phong thấp hay thấp khớp;
– Các bệnh như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích;
– Sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela (hai loại vi khuẩn gây nên bệnh kiết lỵ);
– Viêm tai giữa;
– Ho gà;
– Nhiễm trùng do các chấn thương ngoài da;
– Tiêu diệt tốt một số loại giun (như giun kim, giun đũa…)
Và rất nhiều các bệnh phổ biến khác nữa.
Tác dụng của lá mơ nói chung và tác dụng của lá mơ lông nói riêng đã rất rõ ràng. Giờ đây bạn có thể biết được loại lá dân dã mà mình vẫn ăn hằng ngày có tác dụng tuyệt vời như thế nào đối với sức khỏe rồi nhé.
So sánh lá mơ trắng với lá mơ lông
Lá mơ trắng hay còn gọi là lá mơ dại là một loại lá mơ khác với lá mơ lông. Tuy nhiên, lá mơ trắng có tác dụng gì? Liệu loại lá mơ này có tốt hơn so với lá mơ lông hay không? Cùng là các loại lá mơ, thành phần các chất có trong lá mơ trắng được nghiên cứu không khác nhiều so với lá mơ lông. Chính vì thế, tác dụng của chúng cũng khá tương đồng với nhau.
Tuy nhiên, lá mơ trắng là loại lá mơ mọc dại sẽ có những đặc tính riêng biệt và được con người ứng dụng trong những trường hợp đặc biệt. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết một số công dụng đặc trưng của lá mơ trắng nhé.
Tác dụng đặc trưng nhất của lá mơ trắng
Lá mơ trắng có tác dụng gì? Tác dụng của lá mơ loại này được con người ứng dụng nhiều nhất phải kể đến là khả năng điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng và chữa chứng mất ngủ, giúp ăn ngon, ngủ sâu, giải nhiệt cho cơ thể.
Lá mơ trắng điều trị viêm đại tràng
Viêm đại tràng hiện nay là một chứng bệnh nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau cột sống thắc lưng thường gặp ở rất nhiều người.
Với những thành phần hoạt chất đặc biệt, lá mơ trắng được các bác sĩ Đông ý sử dụng để điều chế ra bài thuốc giúp các bệnh nhân viêm đại tràng cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Mơ dại (dùng cả lá và dây) được rửa sạch rồi băm nhỏ, sau đó cho vào chảo nóng sao khô thành thuốc dùng dần. Mỗi ngày, bệnh nhân viêm đại tràng chỉ cần dùng khoảng 1 nắm thuốc và sắc uống đều đặn kết hợp với việc châm cứu trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ cảm thấy giảm hẳn các triệu chứng đau thắt.
Lá mơ trắng chữa mất ngủ, giúp ăn ngon
Để điều chế bài thuốc chữa mất ngủ, giúp ăn ngon, ngủ sâu, giúp giải nhiệt cho cơ thể từ lá mơ trắng, bạn cần kết hợp cả với lá đinh lăng và lá cây mía tím (mía bách giải, mía lau).
Cách điều chế như sau: Bạn rửa sạch cả ba loại lá trên rồi để khô nước. Sau đó, mang tất cả đi sao vàng hạ thổ rồi cất đi dùng dần.
Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy mỗi loại 1 nhúm tay, khoảng 4 – 8g rồi cho tất cả vào nồi sắc thành thuốc để uống thay nước hằng ngày.
Lá mơ trắng có tác dụng gì đã rõ. Giờ đây, thay vì bỏ đi, bạn có thể tận dụng loại lá mơ dại này để điều chế thuốc điều trị bệnh cho cả nhà nhé. Những tác dụng của lá mơ sẽ giúp mang đến cho gia đình bạn một sức khỏe tuyệt vời khi bạn sử dụng đúng mục đích.
Tác dụng của lá mơ lông và mật ong
Tác dụng của lá mơ lông và mật ong gần đây được rất nhiều người nhắc đến. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lá mơ lông với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe khi kết hợp với mật ong sẽ mang đến những bài thuốc hiệu quả trong điều trị một số thể bệnh thường gặp.
Bài thuốc điều trị viêm họng
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: lá mơ lông tươi và mật ong nguyên chất.
Cách điều chế thuốc như sau:
– Bạn rửa sạch sẽ lá mơ lông rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, bạn cho lá mơ vào cối giã thật nhuyễn.
– Lá mơ sau khi giã thì bạn lấy ra và vắt lấy phần nước cốt vào một cái ly nhỏ. Bạn vắt chừng 30ml nước cốt lá mơ là được nhé.
– Bạn thêm vào ly nước lá mơ khoảng 1 thìa cà phê mật ong rồi khuấy đều lên. Sau đó, bạn cho ly hỗn hợp vào lò vi sóng quay nóng trong khoảng 15 giây.
– Sau khi quay xong, bạn lấy ly hỗn hợp nước lá mơ và mật ong ra, khuấy đều lên rồi từ từ uống hết.
Cách sử dụng:
– Với bài thuốc điều trị ho từ lá mơ và mật ong này, tác dụng của lá mơ chỉ đạt được khi bạn uống thuốc từng chút một, uống một cách nhâm nhi để các hoạt chất thẩm thấu sâu vào cổ họng.
– Hơn nữa, tác dụng của lá mơ lông và mật ong sẽ được phát huy khi bạn uống đều đặn hai lần mỗi ngày vào lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ.
– Với người bị ho nặng thì bạn có thể uống từ 3 – 4 lần để nâng cao hiệu quả điều trị nhé.
Bài thuốc điều trị viêm phổi
Để điều chế thuốc điều trị viêm phổi từ lá mơ lông và mật ong, bạn sử dụng khoảng 150g lá mơ lông đã rửa sạch.
Trước tiên, bạn cho lá mơ vào cối xay nhuyễn rồi cho vào nước dừa xiêm hoặc nước lọc. Sau đó, bạn thêm vào một chút mật ong và cứ thế chỉ việc uống là xong.
Để tác dụng của lá mơ và mật ong phát huy tối đa, bạn nên uống thuốc hai lần trong ngày vào lúc 9h sáng và 9h tối nhé.
Giờ thì bạn đã biết tác dụng của lá mơ lông và mật ong rồi phải không nào? Nếu đang mắc phải các chứng bệnh như trên, bạn có thể thử điều chế thuốc và điều trị tại nhà để cảm nhận được tác dụng của lá mơ lông đối với sức khỏe nhé.
Tác dụng phụ của lá mơ lông
Tác dụng của lá mơ thì ai cũng biết nhưng liệu loại lá này có mang đến tác hại nào hay không thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng phụ của lá mơ lông nhé.
Ăn lá mơ lông có gây hại gì không?
Trên thực tế, bất cứ một loại thực phẩm nào hay một vị thuốc nào, dù có nhiều công dụng và giá trị lợi ích đến mấy thì cũng đều có những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai trường hợp và sử dụng không đúng cách. Với lá mơ lông cũng không phải là một ngoại lệ.
Chính vì vậy, tác dụng phụ của lá mơ lông cũng là một vấn đều mà bạn cần phải chú ý tìm hiểu trước khi sử dụng loại lá này.
Tác hại của lá mơ lông
– Không sử dụng lá mơ lông để bôi đắp ngoài da cho các vết thương hở vì rất dễ bị nhiễm trùng, bởi lá mơ chứa đến hàng triệu vi khuẩn và 90% trong số đó không thể được làm sạch bằng phương pháp rửa nước thông thường.
– Nếu ăn lá mơ nhiều với tần suất lớn, đặc biệt là với người có dương khí kém thì rất dễ bị đi ngoài phân lỏng, xì xoẹt bởi lá mơ có tình hàn lương rất mạnh.
Tác dụng phụ của lá mơ lông rất hiếm gặp trong cuộc sống nhưng không phải là không có. Chính vì thế, bạn cần cẩn trọng hơn khi sử dụng nó để đạt được lợi ích tối đa nhé.
Tạm kết
Tác dụng của lá mơ không chỉ được khoa học chứng minh nhờ những thành phần hoạt chất đặc biệt mà đã được chứng thực qua thực tế sử dụng trong cuộc sống. Đặc biệt, loại lá này đã được y học cổ truyền vận dụng vào một số bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Do đó, bạn nên tham khảo thêm các bài thuốc Đông y từ lá mơ để ứng dụng cho bản thân và gia đình khi cần thiết nhé.