Dứa là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng nên rất được yêu thích. Bạn có thể sử dụng quả này để làm đồ uống giải khát, giải nhiệt hay tráng miệng đều rất tuyệt. Mặc dù ngon và phổ biến như vậy nhưng tác dụng của quả dứa là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.
Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể chế dứa thành nhiều món ngon khác nhau để đổi vị như làm sinh tố, nước ép, salad, làm bánh nhân dứa… Do đó, đây là trái cây được ưa chuộng và sử dụng khá thường xuyên trong nhiều gia đình. Vì thế, việc nắm rõ được những tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe, cũng như lưu ý khi dùng sẽ giúp các bạn tận dụng tốt hơn các dưỡng chất của loại quả này.
Ăn dứa có tác dụng gì?
Các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất trong dứa rất dồi dào và đa dạng. Bởi vậy, sử dụng dứa đúng cách sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đôi với con người. Khi bạn ăn dứa sẽ có tác dụng đó là:
Tốt cho sức khỏe xương khớp
Hàm lượng vitamin C, mangan có trong dứa với khả năng củng cố các mô liên kết hệ thống xương khớp. Vì thế, loại trái cây này có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C dồi dào trong dứa có tác dụng chống lại chất chống oxy hóa hòa tan trong nước. Nhờ vậy, giúp các tế bào tránh được những tổn thương, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim…
Giảm căng thẳng
Tác dụng của quả dứa trong việc giảm căng thẳng mệt mỏi. Não bộ và hệ thống thần kinh sẽ được hoạt động tốt, hiệu quả hơn khi sử dụng dứa nhờ hàm lượng vitamin B dồi dào. Bên cạnh đó, dứa còn giúp con người giảm lo âu, stress và căng thẳng.
Cải thiện sức khỏe xoang
Thành phần trong dứa có chứa vitamin C và Bromelain, với tác dụng giúp mũi, họng thông thoáng nhờ khả năng làm giảm chất nhầy. Vì thế, sử dụng dứa thường xuyên sẽ giúp cải thiện dấu hiệu dị ứng, tốt cho đường thở.
Tốt cho thị giác
Vitamin và chất chống oxy hóa cao trong dứa có tác dụng tốt trong việc cải thiện thị lực, làm giảm thoái hóa điểm vàng và những vấn đề lão hóa khác. Ngoài ra, beta-caroten trong dứa là khoáng chất có lợi để giữ mắt luôn khỏe mạnh.
Phòng ngừa hen suyễn
Hệ thống hô hấp và triệu chứng hen suyễn sẽ được cải thiện khi sử dụng dứa nhờ lượng beta carotene và Bromelain cùng nhiều dưỡng chất khác. Vì thế, sử dụng dứa đúng cách và thường xuyên sẽ giảm nguy cơ hen suyễn.
Giảm cục máu đông
Sử dụng dứa sẽ có tác dụng giảm tình trạng đông máu quá mức nhờ có chất Bromelain. Do đó, tiếp viên hàng không, người hay sử dụng máy bay… thường được các chuyên gia khuyên nên dùng dứa thường xuyên.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ và nước dồi dào trong dứa có tác dụng giảm nguy cơ táo bón, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, khỏe mạnh hơn. Vì thế, sử dụng trái cây này đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về hệ tiêu hóa, hạn chế đầy bụng, khó tiêu.
Giảm triệu chứng viêm khớp
Thành phần Bromelain trong dứa dồi dào, có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Bởi vậy, trái cây này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, Bromelain cũng được đánh giá cao về tác dụng giảm bầm tím, giảm sưng. Do đó, tốt cho làn da cũng như góp phần làm lành các vết thương nhanh hơn.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Đây cũng là một trong những tác dụng của quả dứa mà những người bệnh tiểu đường quan tâm. Lượng chất xơ trong dứa rất cao nên đây là trái cây mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng thường xuyên để giảm đường huyết. Bởi chỉ cần tiêu thụ 1 quả dứa đã đáp ứng tới 13g chất xơ – gần bằng lượng chất xơ mà người trưởng thành cần dung nạp mỗi ngày.
Tốt cho chức năng sinh sản
Chất chống oxy hóa có trong dứa sẽ trung hòa, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể, khiến chúng không thể làm ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Kết hợp với các vitamin, khoáng chất dồi dào sẽ bổ sung dưỡng chất cần thiết, góp phần cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Hỗ trợ trị ho và cảm lạnh
Chất chống viêm Bromelain và vitamin C dồi dào nên quả dứa có khả năng hỗ trợ trị ho cũng như cảm lạnh. Ngoài ra, nhiều loại enzyme trong dứa cũng được đánh giá cao trong việc giảm viêm, làm sạch chất nhầy và cải thiện tình trạng khó chịu trong hệ thống hô hấp.
Cải thiện huyết áp cao
Lượng kali trong dứa khá cao, có tác dụng làm giãn mạch máu tự nhiên. Nhờ đó, quá trình tuần hoàn máu diễn ra trong cơ thể được thuận lợi hơn, dẫn đến cải thiện tình trạng huyết áp cao. Từ đay, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ và xơ vữa động mạch.
Phòng ngừa ung thư
Tác dụng của quả dứa trong việc phòng ngừa ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dứa tươi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, nhất là ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong dứa cũng ngăn ngừa và đẩy lùi các gốc tự do gây hại. Kết quả là, sự tổn thương tế bào sẽ được ngăn ngừa và làm chậm lại, giúp phòng ngừa một số loại ung thư. Ngoài ra, nhiều enzyme trong dứa có thể tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm các tế bào này thu nhỏ lại.
Cải thiện sức khỏe móng tay
Hàm lượng vitamin A và B dồi dào trong dứa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng móng tay, chân bị nứt, mềm, gãy. Do đó, bổ sung dứa đúng cách và thường xuyên là giải pháp để cải thiện sức khỏe hệ móng.
Tốt cho làn da
Tác dụng của quả dứa rất tốt cho làn da của chị em phụ nữ. Vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào trong quả dứa có tác dụng bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời cũng như các tác nhân bên ngoài. Vì thế, sử dụng dứa sẽ giúp làn da mềm mịn, căng tràn sức sống, đàn hồi tốt cũng như hỗ trợ trị mụn, nếp nhăn hiệu quả.
Ngoài ra, lượng vitamin và các khoáng chất có trong dứa cũng góp phần thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, cung cấp dưỡng chất thiết yếu. Nhờ đó, ngăn ngừa lão hóa, giúp làn da chắc khỏe mỗi ngày. Liệu rằng ăn dứa có nóng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Những tác dụng khác
Ngoài những lợi ích kể trên, quả dứa còn mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác, đó là:
- Cải thiện sức khỏe răng, lợi.
- Hiệu quả trong việc làm giảm buồn nôn.
- Điều trị nứt vết chân.
- Ngăn ngừa tình trạng tóc rụng, giúp tóc chắc khỏe, dày hơn.
- Thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn.
Ăn dứa nhiều có tốt không?
Như đã chia sẻ ở trên thì dứa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người. Do đó, ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, để phát huy công dụng của loại quả này, tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cần sử dụng dứa đúng cách với liều lượng nhất định. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều dứa trong một lần ăn. Bởi nếu dung nạp một lượng dứa quá lớn mỗi ngày sẽ gây ra nhiều tác hại. Đó là:
- Dẫn đến các phản ứng dị ứng như ngứa, viêm da mặt, viêm lưỡi.
- Một số người nếu ăn dứa trong thời gian dài với lượng lớn có thể phát triển bệnh viêm mũi và hen suyễn.
- Gây ảnh hưởng không tốt đến răng. Lý do là vì độ pH của dứa có tính axit và thường dao động trong khoảng từ 3,3 – 5,2. Vì thế, nếu ăn nhiều dứa trong thời gian dài sẽ làm men răng bị bào mòn, dễ gây đau buốt răng.
- Với những người bị tiểu đường mà ăn quá nhiều dứa dễ làm tăng lượng đường trong máu. Bởi trái cây này có chứa đường Fructose dễ làm máu tăng lượng glucose.
- Dễ gây tiêu chảy: Chất xơ trong dứa tốt cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều dừa thì lượng chất xơ này sẽ dư thừa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa.
Nên ăn dứa bao nhiêu là đủ?
Hiện nay, chưa có khuyến cáo nào về việc sử dụng bao nhiêu dứa là đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn chỉ nên thưởng thức một cốc dứa với khoảng 166g là hoàn hảo.
Lưu ý khi sử dụng trái thơm
Ngoài ra, khi sử dụng dứa, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi ăn dứa, cần loại bỏ hết vỏ và mắt dứa để tránh gây ngứa, đau rát miệng, họng, lưỡi.
- Những người đang dùng thuốc mà muốn sử dụng dứa thì cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
- Chỉ nên ăn phần thịt dứa, không nên ăn lõi dứa vì các sợi xơ trong lõi có thể sẽ gây ra đầy hơi, chương bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn dứa xanh: Bởi nếu sử dụng loại quả này chứa chín sẽ làm nghiêm trọng tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, sẽ rất khó điều trị và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của quả dứa cũng như liều lượng nên ăn mỗi ngày. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn sử dụng dứa đúng cách nhằm mang lại lợi ích cho cả sức khỏe lẫn sắc đẹp.