Nước rau má, sinh tố rau máu, canh rau má, nộm rau má… là những món ăn rất tốt cho sức khỏe mà nhiều người thường truyền tai nhau. Tuy nhiên, tác dụng của rau má là gì? Theo dân gian, rau má có công dụng giúp cơ thể tiêu nhiệt và giải độc rất tốt. Người ta dùng rau má để điều trị nhiều bệnh như viêm amidan, viêm họng, ngộ độc, chữa bệnh ngoài da, tim mạch…Hãy theo dõi thông tin bài viết sau để biết chính xác những tác dụng của rau má đối với sức khỏe con người.
Thông tin sơ bộ về rau má
Rau má trong đông y còn được biết đến với các tên gọi như mã đề thảo, địa tiền thảo, lão công căn, tích thuyết thảo… Đây là dạng cây thảo, loại bò lan với thân màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, còn là và cuống thì màu xanh lá cây.
Cây rau má sinh trưởng quanh năm ở những khu vực đất ẩm. Có thể sử dụng cả thân cây, rễ và lá để làm thuốc chữa bệnh. Trong rau má có nhiều các thành phần như:
- Các loại vitamin: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, Vitamin C, vitamin K…
- Các loại khoáng chất: kali, magie, sắt, phot pho, canxi, mangan…
- Các hợp chất: beta carotene, saponin, alkaloid, saccharide, sterol..
Những dưỡng chất trên đều có các tác dụng nhất định cho sức khỏe con người trong việc nâng cao sức đề kháng, giải nhiệt và điều trị một số chứng bệnh.
Rau má có tác dụng gì?
Theo Đông y, tác dụng thanh nhiệt và giải độc của rau má là những đặc tính chủ đạo của loại thảo dược này. Đông y sử dụng rau má để điều trị một số bệnh như rôm sảy, mụn nhọt, sát trùng, chữa tả lỵ, thổ huyết… Để biết chính xác tác dụng của rau má, các bạn hãy khám phá chi tiết dưới đây.
Rau má có tác dụng trị bệnh lao, phong
Trong rau má có chứa asiaticoside – một hoạt chất có khả năng khiến cho lớp màng bọc của vi khuẩn lao và phong bị phá vỡ, tiêu diệt nhanh chóng chúng. Đồng thời, asiaticoside còn cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại chủng khuẩn lao, phong một cách hiệu quả.
Giúp bảo vệ hệ tim mạch
Lượng chất xơ và hoạt chất Bracoside A có trong rau má có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu và kích thích cơ thể bài tiết ra NO – nictric oxide của mô. Nhờ đó, mà vi động mạch được giãn nở và giúp cho mạch máu được lưu thông thuận lợi. Độc tố trong cơ thể nhờ vậy mà được loại bỏ khỏi cơ thể một cách dễ dàng, đồng thời hạn chế nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim cục bộ.
Giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ
Lượng bracoside B xuất hiện trong rau má đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Đồng thời, nhớ có hợp chất này mà chức năng não bộ tốt hơn. Khả năng tập trung và trí nhớ của người dùng cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Đây cũng là điểm quan trọng trong tác dụng của rau má.
Ngoài bracoside B thì triterpenoids trong rau máu cũng giúp giảm stress, giảm căng thằng và nâng cao chức năng tâm thần hơn.
Tác dụng của rau má tốt cho làn da
Các hoạt chất có trong rau má có khả năng kích hoạt việc phân chia tế bào. Chúng thúc đẩy quá trình các mô liên kết tổng hợp được collagen hiệu quả, hình thành và tái tạo các tế bào da mới.
Do đó, dùng rau má sẽ có những công dụng nhất định đối với làn da. Nó sẽ làm các vết nhăn được xóa mờ, làm chậm lão hóa, giúp da luôn luôn căng mịn.
Rau má có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Theo nhiều nghiên cứu khoa học gần đây, sử dụng rau má có thể làm ổn định DNA của cơ thể. Nó giúp cho quá trình tế bào bị biến tính trở thành ung thư được hạn chế.
Trị mụn bằng rau má như thế nào?
Việc sử dụng rau má để trị mụn là một biện phá mà dân gian đã lưu truyền từ lâu. Thành phần của rau má có chứa saponin và terpenoids rất hữu hiệu trong việc tái tạo tế bào da mới, trị thâm da do mụn hiệu quả. Đây là biện pháp trị mụn tự nhiên, an toàn lại hiệu quả với chi phí thấp.
Một số cách dùng rau má để trị mụn đơn giản bao gồm:
Uống nước rau má
Rau má tươi đem nhặt bỏ lá già, lá úa rồi rửa sạch sẽ, thái khúc vừa phải. Sau đó bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Lưu ý bỏ thêm một chút nước trong quá trình xay. Sau đó, lấy phần nước cốt để uống hàng ngày.
Rửa mặt bằng nước rau má
Rau má tươi đem nhặt bỏ lá già, lá ủa và rửa sạch sẽ. Cho vào một nồi nước với lượng nước vừa phải rồi đun sôi kỹ. Sau đó chắt lấy phần nước dùng để rửa mặt.
Trong quá trình rửa mặt bằng nước rau má để trị mụn, nên thực hiện massage nhẹ nhàng. Như vậy, các dưỡng chất có trong rau má sẽ thấm sâu hơn vào da, loại bỏ các chất bã nhờn trên da và giúp da nhanh sạch mụn. Sau đó, rửa lại với nước ấm.
Đắp mặt bằng rau má
Đem rau má tươi rửa sạch sẽ rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 10 đên 15 phút cho sạch vi khuẩn. Dùng máy xay say nhuyễn rồi lấy phần bã đắp lên trên mặt khoảng 20 đến 30 phút. Mỗi tuần làm từ 1 đến 2 lần.
Mong rằng với thông tin bài viết chia sẻ, các bạn đã biết được tác dụng của rau má là gì và những thông tin cơ bản về loại thảo dược này. Các bạn hãy tham khảo và tận dụng những dược tính của rau má để cải thiện sức khỏe cũng như sắc đẹp hiệu quả.