Vào mùa hè, lượng mồ hôi cơ thể tiết ra rất nhiều, dẫn đến mất nước do nhiệt độ môi trường tăng cao. Chính vì thế, nước mía là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng để cơ thể lấy lại năng lượng và làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết uống nước mía có tốt không và có nên uống hàng ngày hay không?
Nước mía là thức uống bổ dưỡng được ép ra từ thân cây mía với rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Không những vậy, loại nước này có vị ngọt thanh, mùi thơm dịu nhẹ nên được rất nhiều người yêu thích từ trẻ em, người lớn cho đến mẹ bầu… Tuy nhiên, việc uống nước mía có tốt cho sức khỏe hay không các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời phù hợp.
Nước mía có chất gì?
Theo y học hiện đại, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu trong nước mía là đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), cùng với nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.
Uống nước mía bao nhiêu calo?
Theo các nghiên cứu, trong 1 ly nước mía khoảng 100ml có chứa khoảng 270 calo. Như vậy, 1 ly nước mía nguyên chất có chứa khoảng 270 calo, tương đương với 1/4 năng lượng cần thiết cho một người trưởng thành trong một ngày.
Tuy nhiên, lượng calo trong nước mía có thể thay đổi tùy thuộc vào cách pha chế. Nếu bạn thêm đường, sữa, hay các nguyên liệu khác vào nước mía, lượng calo sẽ tăng lên đáng kể. Ví dụ, 1 ly nước mía sữa chứa khoảng 350 calo, 1 ly nước mía sầu riêng chứa khoảng 450 calo.
Vì vậy, để kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, bạn nên uống nước mía nguyên chất và không thêm đường, sữa, hay các nguyên liệu khác.
Uống nước mía cố tốt không?
Uống nước mía có tác dụng gì? Trong bảng thành phần của nước mía có một số dưỡng chất tốt cho sức khỏe có thể kể đến như: Natri, kali, magie, sắt, canxi, vitamin,… Do đó, các dưỡng chất này mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể, giúp bạn giải đáp thắc mắc uống nước mía có tốt không. Một số lợi ích mà nước mía mang lại có thể kể đến như:
- Bù đắp nhanh chóng nguồn năng lượng đã bị tiêu hao khi cơ thể bị mất nước.
- Ngăn ngừa và phòng chống các bệnh ung thư, bệnh lý về gan, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
- Nước mía còn giúp bổ sung nguồn protein cho cơ thể, giúp quá trình hồi phục sức khỏe được diễn ra nhanh chóng hơn.
- Nước mía cải thiện chức năng miễn dịch, tốt cho hệ xương khớp.
- Nước mía tốt cho sức khỏe răng miệng vì có chứa nhiều phot pho và canxi. Nhờ đó, giảm nguy cơ sau răng và củng cố men răng.
- Sử dụng nước mía là giải pháp tuyệt vời để giải nhiệt, giải khát và nhanh chóng làm dịu cơn nóng vào mùa hè.
- Các dưỡng chất dồi dào trong nước mía, đặc biệt là các chất chống oxy hóa còn giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
Uống nước mía nhiều có tốt không?
Uống nước mía như đã chia sẻ ở trên là tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, uống nhiều nước mía có tốt không? Câu trả lời là không. Ngược lại, uống quá nhiều loại nước này còn gây hại cho cơ thể và sức khỏe. Cụ thể như sau:
Dễ làm tăng đường huyết
Thành phần trong nước mía chiếm tỷ lệ đường khá cao. Lượng đường này khi được nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa một phần hay hoàn toàn thành glucose. Sau đó, hàm lượng này sẽ được hấp thu vào máu. Vì thế, nếu uống quá nhiều nước mía sẽ làm cho đường huyết tăng cao, gây hại cho sức khỏe.
Gây rối loạn tiêu hóa
Hàm lượng đường trong nước mía cao khi đưa vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó chịu. Đặc biệt, những người có sức khỏe kém hay thể trạng yếu tuyệt đối không uống quá nhiều nước mía, sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Tăng cân nhanh
Trong thành phần dinh dưỡng của nước mía có hàm lượng đường chiếm tới 70%, ngoài ra còn rất nhiều chất đạm và chất béo. Do đó, uống nhiều nước mía chính là nạp vào cơ thể nhiều đường và năng lượng. Vì thế, rất dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.
Nhiễm khuẩn do uống nhiều nước mía
Để có được cốc nước mía ngọt mát, người ta phải dùng đến máy ép và cây mía. Nếu khâu vệ sinh hai nguyên vật liệu đó không đảm bảo hoặc nước mía để lâu sẽ là cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, cơ thể uống quá nhiều nước mía sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Làm mất hoạt tính của thuốc
Nếu uống quá nhiều nước mía trong thời gian dùng thuốc sẽ làm cho tác dụng của thuốc trở nên vô nghĩa. Đặc biệt, là một số thuốc chống đông máu, thuốc bổ sung, thuốc điều trị suy thận…
Phụ nữ mang thai không nên uống nhiều nước mía
Nước mía có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng nôn nghén ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nước mía còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của thai nhi nên được nhiều mẹ yêu thích sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, thành phần chủ yếu trong nước mía là đường nên sẽ gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ nếu mẹ bổ sung quá nhiều. Điều này còn khiến cho em bé trong bụng mẹ cũng bị ảnh hưởng phần nào. Do đó, các bạn cần lưu ý chỉ nên bổ sung với liều lượng phù hợp.
Uống nước mía nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng
Về bản chất, nước mía không hề gây độc hại nên nhiều người cho rằng ai cũng có thể uống hàng ngày để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không có lợi, nếu uống quá nhiều nước mía sẽ làm cho cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Tình trạng dư thừa chất này và thiếu hụt chất khác sẽ làm cho quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể rối loạn, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Uống nước mía mỗi ngày có hại không
Nước mía cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế, bạn có thể uống đều đặn mỗi ngày khoảng từ 100 – 200 ml để phát huy những tác dụng có ích của nước mía. Tuyệt đối không uống quá nhiều sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đã kể ở bên trên. Vậy thì uống nước mía có béo không? tìm hiểu trong bài viết trước của mình.
Ngoài ra, nước mía ép xong cần uống ngay. Không uống nước mía khi để ra ngoài quá lâu, nước mía để qua đêm sẽ làm các chất trong loại nước này bị biến mất, gây hại cho sức khỏe.
Những ai không nên uống nước mía?
Nước mía nếu bổ sung với liều lượng vừa phải và đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những đối tượng sau không nên sử dụng nước mía để tránh gây hại:
- Những người thừa cân béo phì không nên dùng nước mía, tránh khiến tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
- Trẻ em dưới 4 tuổi hay người già không nên uống.
- Những người đang sử dụng một số thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc bổ sung.
- Những người đầy bụng, đường ruột yếu, người bị tiểu đường.
- Người đang trong chế độ ăn kiêng muốn giảm cân giữ dáng.
Trên đây là một số thông tin giúp các hiểu rõ hơn về vấn đề uống nước mía có tốt không cũng như có nên uống nhiều và uống nước mía hàng ngày hay không. Tuy nước mía mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng các bạn không được lạm dụng mà chỉ bổ sung với một lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.