Mâm ngũ quả được coi là vật phẩm quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ dịp Tết Nguyên Đán. Ý nghĩa của chúng rất tốt đẹp với mong muốn một năm mới bình an, sung túc. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có mâm ngũ quả khác nhau. Nếu muốn các bé trau dồi thêm kỹ năng hội họa cũng như hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, cha mẹ hoặc các cô giáo có thể dạy cách vẽ mâm ngũ quả đơn giản nhất dưới đây.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Bạn nhỏ nào cũng háo hức đón Tết với mâm ngũ quả đầy màu sắc, được mua quần áo mới và nhất là nhận rất nhiều phong bao lì xì từ ông bà, cha mẹ,…
Cũng giống như bánh chưng, mâm ngũ quả được coi là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống người Việt từ xưa đến nay. Thuở còn nghèo khó, những sản vật này chắt chiu từ mồ hôi, công sức lao động của nhà nông thành kính muốn dâng lên các bậc tổ tiên. Các loại trái cây bày trên mâm ngũ quả đều được tuyển chọn kỹ lưỡng về cả chủng loại lẫn kích cỡ, hình dáng, màu sắc. Mọi người sẽ bài trí một cách đẹp mắt nhất với mong muốn bắt đầu năm mới suôn sẻ, thuận lợi, may mắn.
Ngày nay, trái cây càng đa dạng, phong phú hơn. Không chỉ có ngũ quả (5 quả) mà giờ nhiều nhà còn bày cả chục quả khác nhau. Tuy nhiên dù thế nào thì cái tên “mâm ngũ quả” vẫn đi sâu vào tiềm thức của người Việt.
Hình thức bày mâm ngũ quả tùy theo vùng miền với đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, quan niệm riêng. Ví dụ ở miền Bắc, mâm ngũ quả gồm các loại trái cây chính là đu đủ, chuối, sung, đào, quýt, quất, lê,… Nải chuối cong nhẹ ôm các quả khác mang ý nghĩa đùm bọc, hạnh phúc, sinh sôi, con đàn cháu đống. Mâm ngũ quả miền Nam gồm các trái cây chính là mãng cầu, xoài, đu đủ, sung, dừa với mong ước “cầu- vừa- đủ- xài”.
Cách vẽ mâm ngũ quả đơn giản nhất cho bé
– Bước 1: Trước tiên, bạn dựng một khay đựng hoa quả.
– Bước 2: Sau đó, bạn phác thảo khung để vẽ các loại quả khác nhau theo sở thích. Ở trong khung mâm này có thể là xoài, đu đủ, dứa,… (giống như mâm ngũ quả miền Nam) hoặc chuối, bưởi, quất,… (giống như mâm ngũ quả miền Bắc).
– Bước 3: Tiếp đến, bạn xóa khung chỉ đã phác thảo.
– Bước 4: Bạn dùng bút chì tô đậm lại và chi tiết hơn cho các đường nét.
– Bước 5: Cuối cùng, bạn hoàn thiện lại bức tranh và tô màu theo sở thích nhé.
Cách vẽ mâm ngũ quả chi tiết nhất
– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ nải chuối lớn. Chuối giống như bàn tay dang rộng bao lấy các loại quả khác. Bạn vẽ 1 quả chuối ở trung tâm, có hình dầu dục dài, hơi giống chiếc bánh mì.
– Bước 2: Sau đó từ vị trí quả chuối chính giữa, bạn vẽ thêm các quả chuối khác ở 2 bên tạo thành một nải chuối đầy đặn hơn.
– Bước 3: Giờ bạn vẽ thêm quả táo và quýt bằng những khoanh tròn đặt trên và dưới nải chuối.
– Bước 4: Tiếp đến, bạn vẽ quả phật thủ. Loại quả này thường đặt trong lòng nải chuối. Bắt đầu với hình cầu ở phần dưới của quả phật thủ, còn phần trên là những đường lượn sóng dài.
– Bước 5: Sau đó, bạn vẽ thêm ít quả hồng xiêm có hình cầu tròn giống quả trứng. Nhớ chia đều các quả ra cho đẹp mắt.
– Bước 6: Bạn vẽ tiếp 1 quả bưởi có hình cầu. Tuy nhiên vì nằm khuất sau nên chỉ còn một nửa. Bạn chỉ vẽ một nửa hình cầu.
– Bước 7: Tiếp đến, bạn thêm cuống và lá vào quả bưởi.
– Bước 8: Giờ thì bạn tô màu cho sản phẩm của mình. Chuối màu xanh, quýt màu đỏ, hồng xiêm màu vàng nâu, bưởi da xanh vàng, phật thủ màu vàng. Như vậy bạn đã hoàn thiện cách vẽ mâm ngũ quả rồi nhé.
Một số cách vẽ mâm ngũ quả đẹp khác
Như vậy bạn học được hai cách vẽ mâm ngũ quả đơn giản nhưng đẹp, hấp dẫn với đủ màu sắc. Hi vọng các bé nhà mình sẽ thoải mái vui chơi, sáng tạo theo ý muốn nhé.