Mâm ngũ quả ngày Tết là hình ảnh vô cùng quan trọng bởi vì nó thể hiện lòng thành kính của chúng ta đối với tổ tiên. Vậy làm thế nào để có một mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và dễ làm? Hãy cùng khám phá những cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết cả ba miền bắc trung nam đẹp mà NGONAZ chia sẻ bên dưới để giải đáp thắc mắc nhé!
Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với năm loại hoa quả khác nhau. Mâm ngũ quả thường được bày biện trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Mâm ngũ quả thường được trưng bày trên bàn thờ tổ tiên hay trên bàn tiếp khách.
- Mâm ngũ quả là gì?
Những loại trái cây này thường dùng để tạo mâm ngũ quả sẽ thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng.
Ngày nay, khi bày biện mâm ngũ quả ngày Tết đã mang rất nhiều ý nghĩa cho trang trí không chứ không phải mang ý nghĩa tâm linh như phong tục thời xưa.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Trước khi tìm hiểu về cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết truyền thống của từng vùng miền, các bạn cũng nên xem ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết trong tâm thức người Việt là gì nhé.
Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta không thể thiếu được mâm ngũ quả để trưng bày lên bàn thờ. Ý nghĩa của mâm ngũ quả thể hiện sự hiếu thảo và mọi điều tốt lành sẽ đến với tất cả thành viên trong gia đình.
Theo duy vật cổ đại thì mọi vật đều được tạo nên từ 5 yếu tố: Nước (thủy), kim loại (kim), lửa (hỏa), gỗ (mộc), thổ (đất) và được gọi tên là ngũ hành. Điều đó cũng ảnh hưởng đến đời sống văn hóa các nước phương Đông, trong có Việt Nam và được thể hiện qua mâm ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán.
Mâm ngũ quả gồm những gì?
Mâm ngũ quả thường được trưng bày với 5 loại trái cây khác nhau và điều này cũng được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng là trái cây 5 màu.
Và đối với người Việt ta, con số 5 tượng trưng cho sự mong muốn được ngũ phúc lâm môn, đó là:
- Mâm ngũ quả gồm những gì?
- Phú: Giàu có, có nhiều của cải
- Quý: Có phẩm chất sang trọng
- Thọ: Sống lâu trăm tuổi
- Khang: Có nhiều sức khỏe
- Ninh: Cuộc sống được bình an
Còn trong Phật Giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn”. Là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).
Vì thế, các loại hoa quả được trưng bày trên mâm ngũ quả dịp Tết cũng sẽ mang một ý nghĩa nhất định như:
- Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.
- Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.
- Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.
- Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.
- Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.
- Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa cho sự phú quý.
- Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện được lộc trời ban xuống.
- Dừa: Có âm tương tự với từ “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa là không thiếu.
- Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,…
- Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh cho gia đình.
- Xoài: Có âm na ná như từ “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cho cả năm tiêu xài không thiếu thốn.
Hướng dẫn cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đẹp mà nhanh chóng. Cùng khám phá nhé!
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết truyền thống
Nguyên liệu trang trí mâm ngũ quả
- Xoài: 2 quả
- Dưa hấu: 2 quả
- Bưởi: 1 quả
- Dứa (Thơm): 1 quả
- Nho: 1 chùm
- Cam, táo, lê : Mỗi thứ vài quả (Tùy vào sở thích của mỗi người)
- Hoa cúc: Vài bông
- Cốc: 3 cái
Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả truyền thống
Bước 1: Nếu các bạn khéo léo khắc chữ “Vạn sự – Như ý” lên quả dưa hấu thì làm còn không thì chỉ cần để nguyên quả rồi buộc thêm nơ vào cuống của quả dưa là cũng rất đẹp rồi.
- Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đẹp
Để quả dưa đứng được thì các bạn cắt một chút phần đuôi của quả dưa đi rồi tạo thành mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.
Bước 2: Tiếp theo, bạn tiến hành xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc và 2 quả xoài ở 2 bên.
Bước 3: Quả bưởi được đặt ở giữa trước 3 cốc. Tiếp tục xếp các loại trái cây còn lại như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.
Bước 4: Tầng thứ 2, các bạn xếp thêm mấy quả cam và đặt thêm chùm nho lên trên quả bưởi
Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm thêm một vài bông hoa cúc vào các chỗ trống nhìn sẽ bắt mắt và đầy đặn hơn.
Bước 6: Để mâm ngũ quả lung linh hơn, các bạn có thể chăng đèn nhấp nháy xung quanh nhé.
Với hướng dẫn cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đẹp và nhanh, đơn giản này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong dịp tết sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc đẹp nhất
Đối với trang trí mâm ngũ quả của người miền Bắc thường trang trí theo quan niệm ngũ hành. Bao gồm 5 màu: Vàng, đen, đỏ, trắng và xanh. Người miền Bắc thường lựa chọn các loại trái cây đó là: Hồng, quýt, bưởi, đào và chuối.
Cách trang trí mâm ngũ quả của người miền Bắc sẽ đặt nải chuối xanh ở dưới. Tiếp đó đặt trái bưởi lên và xếp xung quanh là đào, hồng, quýt. Tại các kẽ trống của nải chuối, bạn sẽ cài thêm táo xanh, quất hay ớt chín đỏ.
- Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc đẹp nhất
Mâm ngũ quả của miền Bắc gồm:
- Nải chuối xanh: Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên, thể hiện sự bao bọc, che chở.
- Quả bưởi, cam: Loại quả này tượng trưng cho sự phúc lộc và viên mãn.
- Quả phật thủ: Đây là loại quả có hình dáng giống như bàn tay Phật nên nó mang ý nghĩa cho sự che chở và bảo vệ.
- Quả táo: Tượng trưng cho phú quý.
- Quả lựu: Tượng trưng cho sự đông đúc, con đàn cháu đống.
- Quả quất, quýt: Loại quả này tượng trưng cho sự trọn vẹn. Khi có mặt trong mâm ngũ quả, loại quả này thể hiện cho sự tốt lành và sung túc.
Cách trang trí mâm ngũ quả miền Trung
Với cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường không quá câu lệ về mặt hình thức. Họ có thể lựa chọn bất kỳ loại trái cây nào mà gia đình mình có sẵn.
- Trang trí mâm ngũ quả miền Trung
Một mâm ngũ quả của người miền Trung thường sẽ có: Dưa hấu, thanh long, chuối, cam, quýt, mãng cầu, dứa, sung…
Trình bày mâm ngũ quả xếp theo hình long phụng hay hình tháp với hai trái dưa ở hai bên. Bên cạnh đó, bạn có thể xếp các loại trái cây khác ở cạnh.
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết miền nam đẹp nhất
Trang trí mâm ngũ quả của người miền Nam họ cực kỳ cầu kỳ vào có nhiều điều kiêng kị. Bạn sẽ thấy trong mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối và họ thường lựa chọn đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, dừa, … để bày biện.
Khi trang trí, người miền Nam thường sẽ đặt dừa, đu đủ và xoài lên trước. Tiếp đó, mới mới bày thêm các loại trái cây khác lên trên để tạo thành hình ngọn tháp.
- Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết miền nam đẹp nhất
Loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam
- Trái xoài: Loại quả này mang ý nghĩa cầu mong cho một năm tiêu xài không thiếu thốn.
- Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng.
- Trái sung: Thể hiện cho sự sung túc về mặt vật chất và sức khỏe.
- Trái dưa hấu: Thể hiện cho sự ngọt ngào, may mắn.
- Trái dừa: Tượng trưng cho sự đầy đủ, không thiếu thốn.
Điều cấm kỵ khi bày trí mâm ngũ quả ngày Tết
Dưới đây là một số điều cấm kỵ khi bày biện mâm ngũ quả ngày Tết mà các bạn cần lưu ý:
- Bạn không nên lựa chọn các loại trái cây giả để bày biên lên mâm ngũ quả. Bởi theo quan niệm của phong thủy thì đây là điều không tốt và không thể hiện được lòng thành kính của gia chủ đối với ông bà, tổ tiên.
- Ưu tiên lựa chọn các loại trái cây tươi ngon khi trang trí mâm ngũ quả ngày tết. Bởi mâm ngũ quả sẽ được trưng bày lâu hơn.
- Bên cạnh chọn 5 loại quả, bạn cũng có thể chọn 8 – 9 hay 10 loại đều được.
Hình ảnh mâm ngũ quả đẹp ngày Tết
Tổng hợp 20 hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết cực đẹp
Lời kết
Trên đây là cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đẹp theo phong tục của ba miền Bắc, Trung Nam. Hy vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn được cho mình kiểu trang trí mâm ngũ quả phù hợp với vùng miền của mình nhé. Chúc các bạn thành công.