Nhắc đến Sapa không chỉ có Phanxipang mà ở đây còn sở hữu một đặc sản nhiều người yêu thích. Đó chính là thắng cố hay lẩu ngựa. Nếu ai chưa từng đến đây, chưa từng được thử hương vị thì nghĩ rằng chúng không được hấp dẫn cho lắm, thậm chí là e sợ. Nhưng chỉ cần thử lần đầu thôi, chúng tôi đảm bảo, bạn sẽ thích mê cho mà xem. Hương vị mới lạ, đặc biệt ăn kèm với các loại rau rừng nữa thì quá tuyệt. Cùng tìm hiểu ngay về cách nấu món thắng cố lẩu ngựa này xem sao nhé!
-> Tham khảo: những món ngon từ thịt ngựa
Thắng cố là món gì?
Thắng cố (lẩu ngựa) hay còn có tên khác “tháng cố” là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mong, có xuất xứ từ Vân Nam- Trung Quốc. Sau này du nhập sang các dân tộc Dao, Tày…Món thịt này theo truyền thống là được nấu từ thịt ngựa, cùng với cả thịt bò, thịt trâu…Theo như lời của người dân tại đây: Thắng cố ra đời cách đây khoảng gần 200 năm khi người H’mong, Nùng, Tày về Bắc Hà cư trú.
Về tên gọi “thắng cố” hiện có 3 giả thuyết như sau:
– Tên “thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán- Mông, đọc theo âm Hán Việt là “thang cốt”, có nghĩa là “canh xương”.
– Tên “thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt là “thang hoắc”.
– Tên “thắng cố” là biến âm của “thoảng cố”, trong tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Cũng có người cho rằng trong tiếng Mông, “thắng cố” có nghĩa là “canh thịt”.
Người Trung Quốc có món bánh canh há cảo nhân thắng cố, không như thắng cố được nấu theo kiểu cũ mà người ta cho thêm bột ngũ vị hương. Khi ăn, họ ăn kèm với đậu hũ thối.
Nguyên liệu nấu thắng cố
Nhìn nồi lẩu thắng cố đơn giản nhưng thực ra chúng được nấu từ 12 gia vị truyền thống của người dân tộc như hoa hồi, thảo quả, quế chi, gừng, gừng cùng nhiều loại gia vị đặc biệt khác chỉ có ở đây. Trong đó, cây thắng cố là gia vị không thể thiếu.
Các nguyên liệu để nấu thắng cố bao gồm:
– Phần thịt: thịt ba chỉ ngựa, da, xương sụn ngựa và nội tạng ngựa
– Phần gia vị: hoa hồi, lá thảo quả, quế chi, gừng, sả
– Các nguyên liệu khác: Kỷ tử, đẳng sâm, ý dĩ, hạt sen, ngải cứu (mỗi thứ một chút)
Hiện nay, phần gia vị của món thắng cố có thể bị biến đổi để phù hợp hơn với các khách hàng. Khi ăn, bạn để chảo lên bếp đun, ăn đến đâu thì múc ra bát đến đó. Điểm đặc biệt của ăn thắng cố là ăn bằng bát to, mỗi người một đôi đũa gắp chung. Không ăn bát con, bên cạnh là một ống tre đựng ớt để chấm, chai rượu và mấy ống tre nhỏ để rót rượu uống.
Cách nấu thắng cố ngựa (lẩu ngựa)
Là món ăn nổi tiếng của Tây Bắc, tuy có cách chế biến đơn giản nhưng không phải ai cũng nấu được ngon, ra chuẩn vị.
– Trước tiên, người ta cần mổ ngựa, làm sạch sẽ, lấy hết nội tạng của ngựa và chặt ra từng miếng.
– Sau đó, họ sử dụng bếp lửa than phải rực hồng, dùng 1 chiếc chảo lớn, chảo cũ, không được dùng chảo mới. Rồi cho các nguyên liệu như thịt thủ, thịt mông, xương…vào chảo cùng 1 lúc. Xào lăn không cần cho mỡ ngoài mà dùng chính mỡ có trong thịt ngựa để xào. Đợi khi miếng thịt se se lại, người ta cho nước vào chảo. Rồi cứ vậy ninh sôi với lửa lớn cả tiếng đồng hồ.
– Trong quá trình nước sôi thế này, người ta múc từng muỗng bọt bẩn ra bên ngoài để nước xương được ngọt và trong hơn. Các bộ phận như lòng, gan, tim… cho vào sau cùng và đun nhừ. Ngoài ra không thể thiếu các loại rau tươi ngon nữa nhé!
-> Tham khảo: Cách chế biến thịt ngựa ngon bạn dễ làm được
Cách làm nước chấm thắng cố
Vì thắng cố có mùi và hương vị đặc trưng nên nước chấm cũng không quá cầu kỳ. Họ thường dùng muối trắng hoặc bột canh, cho thêm ít ớt thêm cay cay. Hoặc nếu thích độc đáo hơn, bạn pha chút nước xì dầu cùng với tỏi băm nhỏ chấm cũng rất độc đáo nhé. Đây là món ăn thường được làm vào những ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, hội làng, chợ phiên…
Khi thưởng thức thắng cố, bạn sẽ cảm nhận rõ mùi thơm bùi bùi của thịt ngựa, ăn có chút cau cay, ngọt ngọt từ các loại gia vị đặc trưng, thêm nước dùng đậm đà từ xương, ăn ghém các loại rau nữa. Ôi tất cả đều hòa quyện khiến cho mọi thứ trở nên thật hoàn hảo.
Thắng cố ngựa (lẩu ngựa) ăn với rau gì ngon?
Với các loại lẩu dưới xuôi như lẩu gà, lẩu vịt, lẩu riêu, lẩu hải sản…chắc hẳn bạn quen thuộc với rau muống, rau cải, chuối xanh, nấm…Tuy nhiên với hương vị đặc biệt thì thắng cố ngựa ăn với rau gì ngon cũng là câu hỏi của nhiều người.
Thắng cố (lẩu ngựa) để ăn chuẩn vị nhất phải có những loại rau rừng đặc trưng như: rau đắng, thảo quả, tầm bóp, địa điền…
Bên cạnh đó, còn có các loại gia vị khác như quế, lá chanh. Khi kết hợp với những hương vị này, bạn sẽ cảm nhận được trọn vị sự tươi mát mới lạ của rau xanh mà khó thứ gì có thể bì kịp. Tuy nhiên hiện nay nếu ăn trong các quán lẩu trên Sapa, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của các loại rau dưới xuôi đa dạng và phong phú để phòng trừ trường hợp nhiều người không ăn được rau rừng. Vậy nên mọi người không cần quá lo lắng xem thắng cố ăn với rau gì ngon nhất nhé!
Đặc sản thắng cố ở đâu ngon nhất?
Thắng cố được coi là một trong những đặc sản không thể nào quên của miền Tây Bắc. Người ta vẫn có câu: thắng cố đắng, hôi và khó ăn nhưng ăn 1 lần là nhớ mãi, ăn lần 2 có nguy cơ thèm lại, ăn lần 3 là bị “nghiện”.
Được tạo hóa ưu ái ban tặng cho cảnh đẹp thiên nhiên quá tuyệt, khí hậu bốn mùa thoải mái, thư giãn, Sapa làm cho nhiều du khách cảm thấy say mê mà một trong những đặc sản không thể quên chính là thắng cố.
Thắng cố lúc đầu là món ăn truyền thống của người H’mong, bắt nguồn từ vùng núi Hà Giang. Người ta chế biến một con ngựa mà không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau này thịt trâu bò cũng được nấu chung làm món thắng cố. Nhiều người chia sẻ rằng: món này trên Sapa có nhiều vùng nấu nhưng thắng cố ngon nhất là ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa- Lào Cai.
Hay một khu vực khác cũng khiến nhiều người cảm thấy thích thú khi ăn thắng cố chính là chợ Đồng Văn. Chợ Đồng Văn là trung tâm giao lưu, buôn bán hàng hóa lớn nhất khu vực cao nguyên đá Đồng Văn- Mèo Vạc. Khu chợ nằm trên một khu đất rộng trống rất lớn giữa núi rừng Hà Giang. Phiên chợ chỉ được họp 1 phiên duy nhất vào ngày cuối tuần chủ nhật. Lúc này cả khu phố trở nên sôi nổi, nhộn nhịp. Những người dân từ khoảng 24 dân tộc anh em đang sinh sống trên mảnh đất Hà Giang cùng tề tựu tại đây. Đặc biệt, cái cảm giác mà ai cũng muốn đến khu chợ Đồng Văn là ngồi quây quần với nồi thắng cố và nhâm nhi chén rượu ngô dân tộc thật là thú vị.
-> Xem thêm: Thịt ngựa xào với gì ngon nhất?
Thắng cố được nấu khá đơn giản khi tất cả thịt, lòng, ruột non, ruột già cho hết vào cùng với xương ngựa, tiết ngựa. Trước khi nấu, thịt và nội tạng được làm sạch sẽ, luộc chín và ướp với các loại gia vị rồi mới cho vào nồi nước.
Sau đó, họ cho chung các loại gia vị như ở trên, khoảng 12 thứ gia vị truyền thống. Ninh hàng tiếng đồng hồ mới cho ra chuẩn hương vị. Đến các phiên chợ, bạn sẽ thấy nồi thắng cố nấu cho vài chục người ăn, sóng sánh cùng với thịt nạc, thịt mỡ, các loại nội tạng khác.
Khi ăn thắng cố, bạn cũng có thể ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và nhất là rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng. Đây là thứ rượu vô cùng nồng ấm, thơm phức. Trong cái không khí se lạnh của núi rừng Tây Bức mà được ngồi nhâm nhi ly rượu cùng với nồi lẩu thắng cố thơm phức thì còn gì tuyệt vời bằng.
-> Tham khảo ngay Cách làm món lẩu dê thuốc bắc
Top 11 loại gia vị cần có cho món thắng cố
Trong phần nguyên liệu cũng đã phần nào khái quát lên được những loại gia vị cần thiết, tuy nhiên mình xin được dành lại hẳn 1 mục để nói về 11 loại gia vị cho món thắng cố được ngon và hấp dẫn nhất.
Lá cây thắng cố: Một loại gia vị đặc biệt không thể thiếu được khi nấu món thắng cố, loại cây thắng cố này chủ yếu mọc ở thị trấn Bắc Hà. Chình vì thế loại gia vị đặc biệt này đã góp phần tạo nên thương hiệu thắng cố ngựa Bắc Hà làm say lòng du khách mỗi khi đến thăm thị trấn Bắc Hà nhỏ bé.
Mắc khén: Cũng là những loại gia vị vô cùng quan trọng đặc biệt của Tây Bắc. Mắc khén được coi như là hạt tiêu rừng của Tây Bắc.
Hạt dổi: Không chỉ Mắc khén mà hạt dổi cũng là hương vị đặc biệt của núi rừng bạn tặng có mùi thơm cực kỳ sản kích thích mọi thực khách khó tính nhất.
Quế chi: Quế chi là gia vị rất quen thuộc trong công thức chế biết món ăn, hơn nữa quế chi còn là một vị thuốc Bắc được làm từ phần vỏ của cành một chi thực vật, gọi là chi Quế. Quế chi có vị cay, tính đại nhiệt, có tác dụng chữa các chứng phong hàn, tâm tỳ dương hư.
Hoa hồi: Là một loài cây gia vị có mùi thơm tương tự như cây tiểu hồi, thu được từ vỏ quả hình sao của, một loại cây xanh quanh năm có nguồn gốc ở Trung Quốc và Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam.
Thảo quả: Cây thảo quả gần giống cây sa nhân, là loại cây mọc trong rừng phân bố chủ yếu ở Tây Bắc có nhiều nhất tại Lào Cai. Thảo quả cũng vừa là gia vị chế biến món ăn vừa là vị thuốc rất đặc biệt
Lá chanh: Thịt gà phải có lá chanh phải không ạ, lá chanh dùng để nấu thắng cố chính là lá chanh hay để ăn thịt gà đấy ạ
Tương ớt: Tương ớt chủ yếu dùng để pha nước chấm món thắng cố, tương ớt thơm ngon nhất phù hợp với món thắng cố là tương ớt mường khương
Tương tàu: Là loại tương từ đậu của trung quốc, loại tương này không cay như tương ớt mà có dạnh sệt sệt màu nâu nâu được nhập trực tiếp từ trung quốc về.
Củ Sả: Các thành phần tự nhiên chứa trong nguyên liệu này không những giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt mà còn phòng ngừa ung thư
Củ gừng: Tương tự như sả gừng cũng là 1 gia vị rất phổ biến, có tác dụng khử mùi khi nấu thắng cố ngựa
Lời kết
Mỗi vùng miền đều có những đặc sản khác nhau. Và riêng với Sapa thì thắng cố là món ăn vừa đặc biệt lại vừa dân dã giống như chính tính cách của người dân nơi đây, ấm áp và hồn hậu. Người ta vẫn thường nói “Lên Sapa mà chưa được thưởng thức thắng cố thì coi như chưa từng đến đây”. Chẳng cần màu mè, hương vị độc đáo của chúng làm cho nhiều người đã ăn qua đều phải say đắm. Mọi người lên đây chơi nhất định phải thưởng thức thắng cố cho biết nhé. Còn nếu bạn tìm kiếm cho mình công thức nấu thắng cố, lẩu ngựa thì có thể note lại. Chúc các bạn thành công!