Vào những ngày chán cơm hoặc cảm thấy mệt mỏi thì một bát bún gà, bún thịt sẽ là “liều thuốc tinh thần” rất tốt để lấy lại vị giác. Tuy nhiên mua quá nhiều mà còn thừa thì phải làm sao. Bỏ đi rất phí, nếu vậy chị em học ngay cách bảo quản bún tươi lâu không bị chua đơn giản nhất dưới đây nhé.
Cách bảo quản bún tươi ở nhiệt độ thường
Bún tươi là thực phẩm được làm từ gạo, sau quá trình chế biến vô cùng tỉ mỉ sẽ cho ra những sợi bún mềm dẻo. Nhiều người thích ăn bún còn hơn cả ăn cơm khi chúng vừa thanh mát, kết hợp chung với các loại thịt, rau củ lại càng hấp dẫn. Nếu còn thừa bún quá nhiều sau khi chế biến thì học ngay mẹo đơn giản nhất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bún tươi
- Nước lọc
- Muối trắng
Các bước bảo quản bún tươi ở nhiệt độ thường
– Bước 1: Trước tiên, bạn cho nước vào nồi đủ nhiều để ngập bún. Sau đó bật bếp và đun sôi nước.
– Bước 2: Đợi nước sôi lên thì cho 1 thìa muối vào.
– Bước 3: Tiếp theo, cho bún vào nồi, đảo đều bún trong khoảng 40s với lửa lớn.
– Bước 4: Sau đó, bạn tắt bếp, để bún trong nồi thêm 10s rồi cho ra rổ, xóc rổ bún lên cho thật ráo nước.
– Bước 5: Vẫn để bún trong rổ, nhớ đậy kín để không cho côn trùng bò vào. Ngày hôm sau bạn dùng tiếp vẫn được nhé.
Cách bảo quản bún tươi trong tủ lạnh
Tủ lạnh luôn là nơi để trữ thực phẩm lâu dài nhất mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon, trong đó bao gồm cả bún.
Trong ngăn mát
– Bạn vẫn thực hiện tương tự các bước như trên: chần sơ qua bún trong nước sôi pha muối.
– Sau đó cho ra rổ và để thật ráo nước. Tiếp theo cho bún vào bát/ hộp thuỷ tinh, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Trong ngăn đông
– Bạn vẫn chần sơ qua bún với nước sôi pha chút muối.
– Sau đó cho ra rổ, để ráo nước. Tiếp theo cho vào hộp hoặc bát thuỷ tinh, dùng màng bọc thực phẩm đậy kín hoặc có nắp thì càng tốt.
– Hoặc cách khác là cho vào túi zip kẹp kín miệng, rồi cho vào 1 chiếc hộp có nắp. Cho vào ngăn đông ngay sau đó.
Vì ngăn đá có nhiều thực phẩm bao gồm cả đồ sống nên bảo quản kỹ giúp tránh vi khuẩn xâm nhập.
– Bún tươi sau khi mua về bạn nên sử dụng ngay. Còn nếu bảo quản bún tươi ở nhiệt độ phòng thì được 1 – 3 tiếng.
– Bạn có thể bảo quản bún lâu hơn trong tủ lạnh nhưng khi ăn nhớ chần sơ qua nước sôi cho mềm ra.
Cách chọn bún ngon
Để có cách bảo quản bún tươi chuẩn nhất thì khi chọn nguyên liệu, chị em cần chú ý những điều sau:
– Kiểm tra sợi bún
Khi chọn bún, bạn nên nhìn vào sợi bún. Bún không chứa hàn the hay chất tẩy trắng thì sợi bún hơi nát, dễ gãy, chạm tay vào có cảm giác dính bởi chúng làm từ gạo nguyên chất.
Còn bún làm từ chất hàn the, sợi bún sẽ dai hơn, khó đứt. Chạm vào không thấy cảm giác dính, nhuyễn.
– Nhìn vào màu bún
Bún được làm từ gạo nguyên chất có sợi màu trắng đục hoặc tối màu hơn. Còn bún chứa hàn the, chất tẩy trắng thường có màu sáng, trong, sợi bún thấy rõ độ bóng bẩy, bắt mắt.
– Ngửi mùi của bún
Bạn thử cảm nhận mùi của bún khi mà bún không chứa hàn the thường mùi sẽ hơi chua dịu, không quá nặng mùi vì khi chế biến thì gạo sẽ được ngâm tự nhiên. Khi thưởng thức, chị em thấy mùi bột gạo rõ rệt.
– Nếm vị của bún
Sợi bún không có hàn the khi ăn là mùi thơm của gạo, bún dẻo dai, ngon miệng. Còn bún chứa hoá chất thì thấy chua hơn bình thường, để khoảng 2 ngày vẫn không thấy thiu do sử dụng liều lượng hàn the quá nhiều. Ăn phải thức ăn như vậy thì dễ bị rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc thực phẩm.
Tạm kết
Bún tươi là thực phẩm không thể thiếu trong các món gỏi, bún đậu mắm tôm, cuốn thịt heo luộc, tôm cuốn cùng với rau thơm, dưa leo… quá hấp dẫn. Bên cạnh đó, bún tươi dễ dàng chế biến thành bún bò, bún măng vịt, bún riêu cua… ăn hoài không chán.
Đừng bỏ lỡ ->>> Cách làm bún đậu mắm tôm
Lời kết
Nếu đang băn khoăn không biết cách bảo quản bún tươi như thế nào thì chị em học hỏi ngay kinh nghiệm đơn giản ở trên. Như vậy bạn sẽ không lãng phí đồ ăn mà còn đổi vị mới hấp dẫn hơn nhé!