Khoai tây là một loại củ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực không chỉ của Việt Nam mà còn được ưa chuộng trên khắp thế giới. Nhiều người cho rằng đây cũng là loại củ “hiếm hoi” sinh ra độc tố khi mọc mầm. Khoai tây mọc mầm có ăn được không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Theo nghiên cứu thì khoai tây mọc mầm chứa nhiều độc tố cần nên tránh. Vậy liệu khoai tây với nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe có khả năng “quay đầu” với những độc tố nguy hiểm cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ hay không?
Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng NGONAZ làm rõ thêm về câu hỏi này nhé!
Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đối với những củ khoai tây mọc mầm, họ nhận thấy rằng quá trình nảy mầm trên củ khoai tây khiến cho các chất tinh bột có lợi trong loại củ này biển đổi tính chất trở thành các loại đường, sau đó các loại đường này lại biến đổi thành dạng alcaloit hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha rất không có lợi cho cơ thể con người, thậm chí là gây nguy hiểm.
Trên thực tế các dạng alcaloit thường tập trung nhiều ở thân, lá, các khu vực củ khoai tây có lớp vỏ màu xanh lá cây và mầm của nó. Các chất này có khả năng gây nên tình trạng ngộ độc nguy hiểm nếu bạn ăn nhiều, còn nếu ăn với lượng ít thì chúng cũng gây nên các vấn đề về hệ tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
Trong trường hợp bạn bị ngộ độ nặng thì các triệu chứng trên sẽ trầm trọng hơn, thậm chí gây đau đớn và khiến bạn đối mặt với các vấn đề nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử, mê sảng, sốt theo từng cơn, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, áo giác, tê liệt, thở chậm, nhìn kém, chậm chạp…
Sau khi bị ngộ độc alcaloit có trong khoai tây mọc mầm thì thời gian phục hồi của cơ thể dài hay ngắn còn phụ thuộc vào lượng độc tố đã dung nạp vào cơ thể cũng như mức độ điều trị và sự can thiệp của các cơ sở y tế. Nhưng thường thì các triệu chứng ngộ độc ở trường hợp bình thường sẽ kéo dài từ 1 – 3 ngày, nặng thì có thể nhập viện và điều trị lâu hơn.
Do đó, bạn không nên ăn khoai tây đã mọc mầm, và giờ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi khoai tây mọc mầm có ăn được không rồi.
Cách phòng ngừa ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm
Cách tốt nhất là khi bạn phát hiện ra khoai tây mọc mầm thì không nên ăn chúng. Nhưng nếu phải ăn thì bạn vẫn có cách hạn chế được những ảnh hưởng của độc tố có trong khoai tây mọc mầm. Đơn giản là bạn hãy gọt bỏ phần vỏ màu xanh, gọt sâu vào thịt khoai tây một chút, đồng thời loại bỏ các mầm xanh đã nảy trên thân củ nữa nhé.
Bên cạnh đó, khi chế biến khoai tây, bạn nên nấu ở mức nhiệt cao, trên 170 độ C để phân hủy các độc tố solanine và chaconine-alpha có trong khoai tây mọc mầm.
Cách bảo quản khoai tây không mọc mầm
Giờ thì bạn đã biết khoai tây mộc mầm có ăn được không, chắc hẳn nhiều người sẽ không còn dám ăn khoai tây mọc mầm nữa phải không nào? Để hạn chế tối đa tình trạng khoai tây bị mọc mầm trong nhà, bạn cần phải biết cách bảo quản chúng hiệu quả.
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn bảo quản khoai tây tại nhà một cách tốt nhất:
- Khoai tây sau khi mua về, bạn hãy dành thời gian sàng lọc chúng, loại bỏ những củ bị dập, rách vỏ hay những củ khoai tây đang có dấu hiệu của sự hư hỏng. Nếu bạn để lẫn khoai tây hỏng chung với những củ khoai tây nguyên vẹn thì chúng sẽ lây lan mầm bệnh và khiến cho cả rổ khoai tây của bạn hỏng theo.
- Trong nhà, bạn nên để khoai tây ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tối và tránh sự ẩm thấp như gầm tủ bếp, tầng hầm. Để khoai tây tránh xa ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời và tránh xa độ ẩm là những điều kiện tiên quyết giúp bạn giữ cho khoai tây của mình không bị mọc mầm hay hư thối.
- Bạn nên để khoai tây trong một cái hộp có lỗ thông hơi, lót một lớp báo ở giữa các lớp khoai tây rồi đậy kín hộp cũng bằng một tờ báo.
- Trong quá trình bảo quản, bạn cần kiểm tra khoai tây định kỳ hàng tuần để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng, loại bỏ kịp thời để tránh lây nhiễm sang các củ khoai tây nguyên vẹn.
Lời kết
Trên đây là nội dung kiến thức hữu ích giúp bạn trả lời cho câu hỏi khoai tây mọc mầm có ăn được không. Ngoài ra, bạn còn nắm được cách ăn khoai tây mọc mầm giúp hạn chế khả năng bị ngộ độc, và quan trọng nhất là cách bảo quản khoai tây tại nhà chuẩn nhất. Chúc bạn thực hiện việc bảo quản khoai tây thành công và luôn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng loại củ thực phẩm này trong cuộc sống nhé.