Thông thường thì một số loại củ quả khi mọc mầm sẽ sinh ra các loại độc tố có thể gây hại và ảnh hưởng tới sức khỏe, điển hình nhất là khoai tây. Tuy nhiên, với tỏi thì khác, chẳng những không chứa độc tố mà còn sinh ra rất nhiều dưỡng chất tốt có giá trị lợi ích cao nữa đây. Nhiều người nghĩ tỏi mọc mầm không ăn được vì có chứa độc tố, nhưng thực tế thì đó lại là một vị thuốc quý. Vậy tỏi mọc mầm có ăn được không? Tác dụng của tỏi mọc mầm đối với sức khỏe là gì? cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau của NGONAZ nhé.
Vậy thực hư chuyện tỏi mọc mầm có ăn được không là như thế nào? Tại sao tỏi mọc mầm lại được xem là một vị thuốc quý chớ nên bỏ lỡ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời và khám phá những lợi ích bất ngờ của tỏi mọc mầm nhé!
Tỏi mọc mầm ăn được không?
Nhiều người nghĩ rằng hầu hết các loại rau củ khi mọc mầm đều sinh ra độc tố nhưng trên thực tế thì chỉ có khoai tây là chứa mầm độc, còn các loại rau củ khác như khoai lang, tỏi hay hành… đều rất an toàn ngay cả khi mọc mầm đấy nhé. Điều đó đã được khoa học chứng minh!
Không những không có độc tố mà tỏi mọc mầm còn sinh ra nhiều dưỡng chất tuyệt vời như các chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa sự hoạt động của các gốc tự do, chống lại các tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa các mảng bám mạch máu, giúp bảo vệ tim mạch và thậm chí là hạn chế tối đa sự hình thành, phát triển và lây lan của các thể ung thư thường gặp.
Chính bởi lý do đó nên chúng ta có thể khẳng định câu trả lời cho câu hỏi tỏi mọc mầm có ăn được không rằng hoàn toàn có thể ăn được.
Tỏi mọc mầm không phải là tỏi hỏng mà đó chỉ là dấu hiệu cho thấy tỏi đang bị già đi. Khi dùng để nấu ăn, nếu để cả mầm sẽ có mùi khá mạnh nên bạn có thể loại bỏ phần mầm xanh của tỏi mọc mầm trước khi dùng để chế biến món ăn nhé.
Giá trị lợi ích của tỏi mọc mầm
Như đã nói đến ở trên, tỏi mọc mầm có rất nhiều giá trị lợi ích, đặc biệt là những giá trị liên quan đến tác dụng của các chất chống oxy hóa mạnh. Cụ thể như sau:
Ngăn ngừa các thể bệnh ung thư
Theo phát hiện của các chuyên gia khoa học, tỏi mọc mầm có đặc tính như một vị thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các thể bệnh ung thư vô cùng hiệu quả. Trong quá trình mọc mầm, tỏi kích thích sự sản sinh ra hoạt chất phytochemical là một chất có khả năng ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư, đồng thời ức chế sự hoạt động của các chất có khả năng gây ung thư trong cơ thể con người.
Không những thế, tỏi mọc mầm còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của các gốc tự do gây hại, từ đó ngăn ngừa được các thể ung thư ngay từ “đầu nguồn”.
Bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh đột quỵ
Tỏi mọc mầm có ăn được không? Không chỉ ăn được mà loại thực phẩm “quá hạn” này còn có thể giúp bảo vệ hệ tim mạch của bạn và ngăn ngừa chứng đột quỵ nữa đấy. Nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của các enzyme giúp ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám gây tắc nghẽn tim mà tỏi mọc mầm có khả năng bảo vệ cơ thể bạn khỏi các cơn đau tim.
Bên cạnh đó, trong tỏi mọc mầm còn có một lượng lớn hoạt chất ajoene có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các tụ máu đông, hay hoạt chất nitrit giúp làm giãn nở động mạch. Hai hoạt chất trên kết hợp với nhau giúp chống lại các cơn đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tỏi mọc mầm có ăn được không thì hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho câu trả lời rồi đấy. Tỏi mọc mầm được nghiên cứu có khả năng cung cấp cho cơ thể bạn một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa giúp ức chế hoạt động của các tác nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng tế bào, giúp ngăn ngừa các chứng ho, cảm lạnh hay nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể của bạn.
Chống lão hóa hiệu quả
Ăn tỏi mọc mầm có thể làm chậm quá trình lão hóa các tế bào trong cơ thể nhờ các chất chống oxy hóa tác động loại bỏ các gốc tự do. Nhờ đó, cơ thể bạn cũng được trẻ hóa, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các nếp nhăn hay những dấu hiệu suy thoái khác của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, tỏi cũng chỉ là một gia vị chứ không phải là nguồn thực phẩm chính để cung cấp các chất chống oxy hóa, do đó, bạn có thể bổ sung từ các nguồn thực phẩm khác, tuyệt đối không được cố tình đợi đến khi tỏi mọc mầm rồi mới ăn nhé. Vì tỏi khi đã mọc mầm sẽ không còn thơm ngon như tỏi bình thường nữa.
Lời kết
Vậy đấy, giờ thì bạn đã biết tỏi mọc mầm có ăn được không rồi, và hơn thế nữa, bạn còn biết đến những giá trị lợi ích tuyệt vời của tỏi mọc mầm nữa. Thế nên, nếu tỏi trong nhà có lỡ mọc mầm rồi thì bạn vẫn nên sử dụng cho đến hết, vừa tránh lãng phí lại vừa bổ sung thêm các chất chống oxy hóa mạnh cho cơ thể nữa.