Như tất cả chúng ta đều biết, phô mai là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà ba mẹ nào cũng muốn bổ sung cho con yêu của mình, nhất là trong giai đoạn con còn bé. Tuy nhiên, liệu phô mai kỵ gì? Bởi kkhông phải lúc nào ăn phô mai cũng bổ, cũng tốt, nếu bạn kết hợp phô mai sai cách với các loại thực phẩm khác sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phô mai và những sai lầm thường mắc phải khi ăn phô mai bạn nhé.
>> Tham khảo: Bí ngòi kỵ gì? Bí ngòi có chất gì? Ai không nên ăn tránh ảnh hưởng sức khoẻ
Phô mai có dinh dưỡng gì?
Như đã nói, phô mai là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều lipit, protein, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Phô mai là sản phẩm có nguồn gốc từ sữa được cô đặc lại nên hàm lượng chất béo, đạm, canxi trong phô mai rất cao, mặc dù chỉ cần ăn với một lượng thể tích nhỏ.
Với những trẻ nhỏ không có khả năng dung nạp đường Lactose có trong sữa thì việc sử dụng phô mai là một sự thay thế hoàn hảo. Hơn nữa, phô mai còn chứa nhiều loại protein và casein rất dễ tiêu hóa nữa đấy nhé.
Xét riêng về canxi thì phô mai có hàm lượng cao gấp 6 lẫn sữa với cùng một trọng lượng. Phô mai còn chứa nhiều vitamin D là thành phần có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ canxi vào xương. Phô mai cũng giúp tạo ra chất kiềm, trung hòa độ axit trong miệng trẻ, từ đó hạn chế tối đa tình trạng sâu răng thường gặp.
Tuy nhiên, phô mai cũng có một nhược điểm là chứa nhiều cholesterol không có lợi và rất nghèo chất sắt nên dù có muốn bổ sung phô mai vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ thì ba mẹ cũng không nên cho trẻ ăn liên tục đâu nhé.
Phô mai kỵ gì? Những sai lầm thường gặp
Dưới đây là những sai lầm trong việc ba mẹ cho trẻ ăn phô mai mà các gia đình nên tránh:
- Để con tự do ăn phô mai theo sở thích mà không giới hạn về lượng, không để tâm đến trẻ khi trẻ ăn quá liều;
- Cho con ăn phô mai như một bữa ăn chính;
- Cho con ăn phô mai trước khi đi ngủ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, khó ngủ;
- Cho con ăn phô mai quá sớm khi con chưa bước sang tuổi ăn dặm.
Lưu ý khi cho trẻ ăn phô mai
Lượng phô mai đủ cho bé
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng béo phì ở trẻ khi ăn phô mai không phải do phô mai gây ra béo phì mà là do việc sử dụng phô mai sai cách, sai liều lượng.
Để phát huy tối đa những giá trị lợi ích của phô mai thì bên cạnh phô mai kỵ gì, bạn phải biết được liều lượng phù hợp khi cho bé ăn. Với phô mai miếng, phô mai viên thì trẻ từ 7-8 tháng: 12-14 g/lần; từ 9-11 tháng: 14 g/lần; từ 12-18 tháng: 14-17 g/lần. Còn đối với phô mai tươi dạng kem màu trắng thì trẻ từ 5-6 tháng: 13 g/lần; từ 7-8 tháng: 20-24 g/lần; từ 9-11 tháng: 24 g/lần; từ 12-18 tháng: 24-29 g/lần.
Bên cạnh đó, các ba mẹ chỉ nên cho bé ăn phô mai trong các bữa ăn phụ kết hợp thêm các loại thực phẩm phù hợp khác như bánh mì, bột, cháo… Khi ăn thêm phô mai, ba mẹ nên bớt đi một chút cá, thịt, giảm bớt lượng dầu ăn sử dụng trong món ăn của bé để tránh việc thừa chất nhé, đồng thời chọn loại phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi để kiểm soát hàm lượng chất béo dưới 20%.
Cho bé ăn phô mai khi nào?
- Bạn chỉ nên cho trẻ ăn phô mai khi đã bước sang tuổi ăn dặm, tức từ 6 tháng tuổi trở lên, đồng thời ăn từ từ từng ít một để thăm dò phản ứng cơ thể của con. Ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu lạ khi ăn phô mai thì ba mẹ cần ngừng lại ngay và thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Ba mẹ hạn chế cho trẻ ăn phô mai lúc trước khi đi ngủ vì dễ gây ra đầy bụng, ợ hơi, chướng bụng khiến bé khó ngủ.
- Nên cho bé ăn phô mai lúc đói để phát huy hết những giá trị dinh dưỡng và tác dụng của phô mai.
Cho bé ăn phô mai đúng cách
- Nghiền hoặc xay phô mai với hoa quả như xoài, chuối, bơ…
- Khuấy phô mai trong cháo hoặc bột ăn dặm để cho bé ăn. Trong cách ăn này, bạn chỉ nên cho phô mai vào cháo, bột khi nhiệt độ đã nguội còn khoảng 80 độ C để bảo toàn tối đa giá trị dinh dưỡng của phô mai. Ngoài ra, khi tìm hiểu phô mai kỵ gì, bạn sẽ biết chỉ nên trộn phô mai vào cháo, bột nấu từ cà rốt, khoai tây, gà, tôm, thịt bò…, không nên cho chung phô mai vào cháo lươn, cua, rau dền, rau mồng tơi.
- Ngâm phô mai trong nước ấm để phô mai chảy ra thành dạng hỗn hợp sền sệt, sau đó bạn có thể đút cho bé ăn.
- Với bé trên 1 tuổi thì có thể kẹp phô mai cùng bánh mì cho bé ăn;
- Nấu chung phô mai với mì ống, bột gạo;
- Trộn phô mai với đậu phụ.
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết phô mai kỵ gì và những sai lầm thường mắc phải khi cho trẻ ăn phô mai rồi. Hy vọng với cách ăn phô mai được hướng dẫn trên đây, các ba mẹ sẽ có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này và bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng dành cho con yêu của mình nhé.