Dứa (trái thơm) là loại quả với hương vị hấp dẫn nên rất được lòng mọi người. Cùng với những tác dụng tuyệt vời từ trái thơm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi ăn dứa chín sẽ có vị ngọt nên nhiều người thắc mắc ăn dứa có béo không? Nên ăn thế nào để đảm bảo có lợi nhất?
Từ dứa, bạn có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, sinh tố hoặc chế biến thành nhiều món ngon khác để tránh nhàm chán. Tuy nhiên, dứa hay bất cứ thực phẩm nào cần ăn đúng cách để phát huy công dụng và tránh gây hại cho sức khỏe.
Ăn dứa có béo không?
Ăn dứa có béo không? Câu trả lời là không? Bởi các hàm lượng dinh dưỡng có ảnh hưởng đến cân nặng trong dứa không có nhiều. Cụ thể như sau:
-
Năng lượng trong dứa thấp
Ăn dứa nóng hay mát? Theo nghiên cứu, trung bình 1 quả dứa chỉ cung cấp 40 calo. Đây là hàm lượng calo thấp so với nhu cầu 2000 calo mỗi ngày của cơ thể càn đáp ứng.
-
Ăn dứa cho cảm giác no lâu
Thành phần trong dứa chiếm ít calo nhưng lại cung cấp lượng nước và chất xơ dồi dào. Vì thế, khi ăn dứa, bạn sẽ có cảm giác no lâu nên hạn chế dung nạp các thực phẩm và nguồn năng lượng khác.
Ngoài ra, chất xơ trong dứa còn tham gia vào quá trình hấp thụ và giải phóng carbohydrate. Mặt khác, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng. Nhờ vậy, ngăn ngừa sự tích tục chất béo, mỡ thừa trong cơ thể.
-
Lượng đường trong dứa không cao
Vị ngọt khi ăn dứa chín khiến nhiều người lo lắng ăn dứa có béo không. Tuy nhiên, lượng đường trong dứa không cao và không hề có chứa chất béo. Vì thế, dù dứa có vị ngọt nhưng không gây tích mỡ trong cơ thể.
Ăn trái thơm có tác dụng gì?
Dứa hay có tên gọi khác là trái thơm, không những không gây tăng cân, béo phì mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Một số tác dụng chính của loại quả này có thể kể đến là:
- Thành phần trong dứa có hàm lượng lớn chất bromelin. Chất này có tác dụng tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, khắc phục các vấn đề về dạ dày, ruột. Đồng thời, đẩy nhanh việc phân giải abumin, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, đầy bụng…
- Thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào trong dứa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Nhờ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa nhiều tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
- Chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong dứa có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Vì thế, hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh hô hấp, cải thiện sức khỏe xoang, giảm cục máu đông, điều trị ho và cảm lạnh…
- Vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào trong dứa có tác dụng tốt đốt với mắt, ngăn ngừa những vấn đề lão hóa đối với mắt.
- Chất xơ cao trong dứa có tác dụng giảm và cân bằng lượng đường huyết. Nhờ vậy, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Chất Bromelin còn giúp tăng hiệu quả kháng sinh đối với một số bệnh nhiễm khuẩn nhờ khả năng phối hợp tốt với thuốc.
- Bromelin và chất chống oxy hóa trong dứa có khả năng loại bỏ, ngăn ngừa, thậm chí tiêu diệt một số tế bào ung thư.
- Dứa có thể kết hợp ăn và đắp mặt nạ để làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, giúp làn da trắng sáng và mịn màng hơn.
- Một số tác dụng khác của dứa: Cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe răng và lợi, giảm huyết áp, chống buồn nôn, tốt cho móng tay, tóc…
Ăn dứa đúng cách?
Dứa là trái cây mang lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe lẫn sắc đẹp. Thế nhưng, muốn phát huy tốt những tác dụng này, các bạn phải ăn dứa đúng cách bằng việc tuân thủ những nguyên tắc sau.
Ăn dứa đúng cách
- Chỉ ăn những quả dứa đã chín hoàn toàn và đảm bảo không bị dập nát. Tuyệt đối không ăn sống dứa còn xanh vì sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy, buồn nôn ở mức nghiêm trọng.
- Chỉ ăn dứa khi đã gọt bỏ hết vỏ và các mắt. Lý do là mắt dứa có chất độc hại không tốt cho sức khỏe.
- Để tránh hiện tượng bị ngứa rát sau khi ăn rửa, các bạn hãy gọt bỏ vỏ và mắt. Sau đó, cho dứa vào ngâm khoảng 20 phút trong nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Lúc này bạn hoàn toàn có thể thưởng thức dứa mà không bị ngứa rát lưỡi.
- Không nên ăn dứa vào lúc đói nếu không sẽ dẫn đến khó chịu, nôn nao bởi các axit hữu cơ và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột.
- Dứa mặc dù tốt nhưng không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày…
Những người không nên ăn dứa
Dứa mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thưởng thức. Do đó, những đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn dứa để tránh gây hại cho sức khỏe hoặc làm bệnh trạng nghiêm trọng hơn.
- Những người bị dạ dày hoặc từng có tiền sử dạ dày không nên ăn dứa. Bởi lượng axit tự nhiên trong dứa dễ khiến nguy cơ viêm loét dạ dày tăng cao và làm trầm trọng hơn các cơn đau.
- Những người có nguy cơ chảy máu hoặc mắc bệnh chảy máu… cũng cần tránh ăn dứa.
- Người đang sử dụng thuốc trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn dứa. Bởi có nhiều loại thuốc sẽ tương tác với thành phần trong dứa, gây ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị bệnh.
- Phụ nữ đang mang thai chỉ nên ăn lượng dứa vừa phải. Tuyệt đối không ăn quá nhiều, tránh gây kích thích co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Vậy thì ăn dứa có béo không? Ăn như thế nào để đảm bảo có lợi nhất? Những vấn đề này đã được giải đáp trên đây. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích để sử dụng dứa đúng cách nhằm mang lại nhiều tác dụng nhất và đảm bảo an toàn cho cơ thể.