Sữa chua là nguồn thực phầm dồi dào dinh dưỡng nhưng ăn sữa chua lúc đói có tốt không? Có thể sử dụng sữa chua thay thế bữa chính hay không? Nên ăn sữa chua khi nào? Cùng NgonAZ tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết này nhé.
Hiện nay, rất nhiều người cho rằng, với một nguồn thực phẩm có đa dạng các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sữa chua thì có thể ăn lúc đói thay cho bữa chính hằng ngày, vừa đủ chất mà lại không lo bị béo. Thế nhưng, một bộ phận khác lại cho rằng ăn sữa chua lúc đói gây phản tác dụng và để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Vậy, thực hư việc ăn sữa chua lúc đói có tốt không là như thế nào, hãy cùng chúng tôi khám phá trong nội dung bài viết này.
Trong Sữa chua có chất gì?
Sữa chua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe vì chứa đầy đủ các chất như:
Protein: Sữa chua chứa nhiều protein (bao gồm các loại axit amin thiết yếu trong đó có Lysin). Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa cơ bắp, sản xuất enzyme và hormone, và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Glucid: Sữa chua cũng chứa một lượng glucid vừa phải, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Chất béo: Sữa chua có thể chứa nhiều hoặc ít chất béo tùy thuộc vào loại sữa chua được sử dụng. Sữa chua nguyên kem chứa nhiều chất béo bão hòa hơn sữa chua ít béo hoặc không béo. Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu vitamin tan trong dầu, hỗ trợ chức năng não và duy trì sức khỏe tim mạch.
Vitamin: Sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B12, riboflavin, và niacin. Các vitamin này giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, duy trì chức năng thần kinh, và hỗ trợ sức khỏe da, tóc và móng tay. Sữa chua cũng chứa vitamin D, cần thiết cho việc hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe xương.
Khoáng chất: Sữa chua là nguồn cung cấp canxi, phốt pho, kali, và magie dồi dào. Các khoáng chất này rất quan trọng cho sức khỏe xương, răng, cơ bắp, và hệ thần kinh.
Vi khuẩn có lợi: Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi, được gọi là men vi sinh, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Men vi sinh có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, và táo bón.
Nên ăn sữa chua khi nào?
Sữa chua là một chế phẩm từ sữa, thu được sau quá trình lên men với rất nhiều lợi khuẩn sống có ích cho sức khỏe, đặc biệt là đường ruột và hệ tiêu hóa. Vậy nên ăn sữa chua khi nào?
Thành phần dưỡng chất trong sữa chua
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa chua chứa một lượng lớn protein, glucid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng, canxi… và đặc biệt là hàng tỷ lợi khuẩn.
Do đó, ăn sữa chua sẽ giúp bạn bổ sung thêm năng lượng hoạt động, nhiều dưỡng chất và giúp cải thiện tối ưu chức năng hệ tiêu hóa, giảm thiểu các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, tiêu chảy.
Vì nhiều dưỡng chất trong sữa chua nên bạn có thể tìm hiểu thêm ăn sữa chua có béo không? Trước khi tìm hiểu ăn sữa chua lúc đói có tốt không thì các chuyên gia dinh dưỡng đều chứng thực rằng nên ăn sữa chua hằng ngày để tận dụng tối đa những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nguồn thực phẩm lành tính này.
Tác dụng của sữa chua khi bạn ăn hằng ngày
– Sữa chua cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa mầm mống bệnh tật.
– Sữa chua cung cấp dưỡng chất dồi dào, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Sữa chua cân bằng ổn định hệ vi khuẩn trong đường ruột, giảm thiểu các tác động của kháng sinh.
– Sữa chua giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, tiêu chảy… mỗi khi ăn uống.
– Sữa chua giúp bạn xóa tan mệt mỏi, ăn uống cũng ngon miệng hơn, đặc biệt cải thiện chứng biến ăn ở trẻ nhỏ.
Nên ăn sữa chua khi nào? Câu trả lời là nên ăn sữa chua hằng ngày bạn nhé. Tuy nhiên, ăn sữa chua lúc đói có tốt không thì chúng ta phải tiếp tục đi tìm lời giải đáp.
Ăn sữa chua lúc nào thì tốt?
Mặc dù sữa chua là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng lành tính nhưng bạn vẫn cần biết cách ăn uống một cách khoa học để phát huy tối đa hiệu quả của nó và giảm thiểu các tác động tiêu cực không đáng có. Vậy, ăn sữa chua lúc nào thì tốt?
Thời điểm “vàng” để ăn sữa chua mỗi ngày
Như đã nói ở trên, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày nhưng cần phải chú ý đến thời điểm ăn là ba thời điểm “vàng” sau đây:
– Ăn sữa chua sau bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng đồng hồ.
Ăn sữa chua lúc đói có tốt không? Nên ăn sữa chua sau bữa ăn nhưng cách ra 1 – 2 tiếng. Lúc này, bạn không quá đói cũng không quá no, dịch vị dạ dày đã loãng, nồng độ pH cũng được cân bằng tự nhiên và tạo điều kiện cho các lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động, phát triển một cách tốt nhất.
– Ăn sữa chua lúc nào thì tốt? Nên ăn sữa chua vào lúc xế chiều.
Với những người thường xuyên có một ngày làm việc bận rộn, căng thẳng hay phải ngồi máy tính nhiều thì việc bổ sung sữa chua trong buổi xế chiều vô cùng tốt. Lúc này, nhóm vitamin B trong sữa chua sẽ giúp bạn giảm thiểu các tác động xấu của bức xạ điện tử, đồng thời hoạt chất Tyrosine giúp hỗ trợ giảm stress, xoa dịu các áp lực công việc và giúp bạn nhanh chóng nạp năng lượng để tiếp tục các hoạt động sống một cách năng động.
– Ăn sữa chua vào buổi tối, trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ.
Buổi tối là thời điểm tốt nhất để hàm lượng canxi trong sữa chua có thể hấp thu dễ dàng vào cơ thể. Bạn nên ăn sau bữa tối từ 1 – 2 tiếng và trước khi ngủ 30 phút – 1 tiếng, tốt nhất là ăn trong khoảng thời gian từ 19h30 đến 21h30 tối.
Ăn sữa chua buổi tối không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bạn đi vào giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn nữa đấy nhé. Tuy nhiên, sau khi ăn, bạn cần phải đánh răng ngay bởi lợi khuẩn có tính axit trong sữa chua có thể gây hại cho răng của bạn.
Giờ thì bạn đã biết ăn sữa chua lúc nào thì tốt rồi, hãy lựa chọn thời điểm để bổ sung nguồn thực phẩm tuyệt vời này mỗi ngày nhé.
Ăn sữa chua lúc đói có tốt không?
Theo như phân tích ở trên thì việc ăn sữa chua lúc đói hoàn toàn không nên mà chỉ nên ăn sau bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng khi cơ thể không quá no cũng không bị đói.
Tại sao lại như vậy, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Tác hại ăn sữa chua khi đói
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tỷ lệ sống của lợi khuẩn trong sữa chua có mối liên hệ mật thiết với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột.
Cụ thể là lợi khuẩn sẽ phát triển và mang lại tác dụng trong môi trường hơi toan nhưng sẽ bị tiêu diệt nếu mức độ toan quá mạnh.
Lúc bạn đói, độ toan trong đường ruột và dạ dày tăng cao, nếu bạn ăn sữa chua thì lợi khuẩn sẽ bị chết đi và mất hết tác dụng vốn có của nó. Khi đó, việc bổ sung sữa chua không hề có tác dụng lợi ích đối với sức khỏe.
Đặc biệt, nếu bạn là người bị bệnh đau dạ dày hoặc có tiền sử bệnh đau dạ dày thì tuyệt đối không được ăn sữa chua lúc đói vì một số lợi khuẩn có tính axit trong sữa chua sẽ khiến cơn đau của bạn tái phát trầm trọng hơn.
Một số thời điểm bạn không nên ăn sữa chua
Nếu đang có ý định ăn sữa chua vào một trong những trường hợp sau thì bạn nên dừng ngay lại để tránh gây phản tác dụng nhé.
– Ăn sữa chua khi đói
– Ăn quá nhiều sữa chua cùng một lúc
– Hâm nóng sữa chua trước khi ăn
– Ăn sữa chua cùng với các loại hoa quả có vị chua
– Ăn sữa chua đông cứng
– Ăn sữa chua cùng với sô cô la
– Ăn sữa chua ngay sau khi uống thuốc có chứa kháng sinh
– Ăn sữa chua ngay trước khi đi ngủ.
Câu hỏi ăn sữa chua lúc đói có tốt không đã tìm được câu trả lời rồi phải không nào? Hy vọng rằng bạn có thể sắp xếp thời điểm ăn sữa chua phù hợp mỗi ngày để cảm nhận những giá trị lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nguồn thực phẩm này.