Đồ bộ mặc ở nhà vẫn luôn được chị em yêu thích với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau kể cả về chất liệu, màu sắc,… Chi phí cho một bộ cũng dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn. Tuy nhiên nếu khéo léo và muốn thể hiện tay nghề, chị em có thể mua ít vải về tự học cách cắt bộ đồ đơn giản dưới đây nhé.
Cách chọn vải tốt nhất cho đồ bộ
Thực ra có rất nhiều loại vải khác nhau phù hợp với cách cắt đồ bộ. Mỗi loại vải lại sở hữu những ưu điểm độc đáo. Cùng tìm hiểu nào.
Vải thun
Vải thun hay còn có tên là vải cotton- chất liệu được sử dụng nhiều nhất. Ưu điểm của loại vải này là khả năng thấm mồ hôi tốt, có độ bền cao, mặc mềm mại, thoải mái. Ngoài ra còn an toàn và không gây kích ứng với da. Mức giá của vải thun cũng không quá đắt đỏ nên phù hợp với khả năng tài chính của nhiều chị em.
Vải Tole
Vải Tole nghe thì có vẻ hơi lạ nhưng chắc chắn ai trong chúng ta cũng mặc chất liệu này ít nhất 1 lần. Nó làm từ sợi lanh, rất thích hợp để mặc vào mùa hè khi thời tiết oi nóng. Ưu điểm của vải Tole là ít nhăn, chịu ẩm tốt, thoáng mát. Bạn cũng có thể bảo quản dễ dàng, giặt tay hay giặt máy đều không vấn đề.
Vải đũi
Vải đũi được coi là chất vải “chân ái” trong mùa hè được nhiều chị em yêu thích. Nó làm từ sợi lanh rất thoáng mát và mềm mại. Khi mặc vào, bạn hoàn toàn không có cảm giác bị bóng hay bí bách.
Vải phi lụa
Vải phi lụa cũng là chất liệu được sử dụng nhiều trong thiết kế quần áo mặc tại nhà. Ưu điểm của phi lụa thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, bạn còn thấy được lớp bóng tự nhiên nhìn rất sang trọng, khả năng co giãn tốt. Mức giá của chất liệu này cũng không quá cao nên bạn có thể ưu tiên chọn nhé.
Vải lụa satin cao cấp
Vải lụa satin cao cấp có 2 đặc tính bề mặt khác nhau là mặt trên sáng bóng, mặt dưới thô mờ. Ban đầu loại vải này chỉ được sử dụng ở một số nước do tính độc quyền. Đến thế kỳ XIX thì lụa satin mới sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang.
Lụa satin cao cấp có độ bóng cao bởi được làm từ sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Tùy theo sợi tơ mà mảnh vải satin sẽ có đặc tính khác nhau. Nó mềm mại, sở hữu độ bền cao, không kích ứng da, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp khi đông sang.
Vải lanh
Vải lanh hay còn có tên gọi khác là vải linen. Ưu điểm của vải lanh là thoáng mát, mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên bạn cần biết là vải này dễ nhăn, độ đàn hồi thấp, khó tạo ra những bộ đồ phá cách, độc đáo mà chủ yếu là form dáng chuẩn.
Cách cắt đồ bộ chi tiết nhất
Tuy cách cắt đồ bộ không quá khó nhưng bạn cần thực hiện đầy đủ các bước mới cho ra thành quả vừa thẩm mỹ lại thoải mái nhất.
Dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị
- Vải may theo sở thích
- Thước các loại
- Giấy rập
- Phấn vẽ
- Máy may
- Chọn màu chỉ phù hợp với màu vải
Cách cắt đồ bộ chi tiết
Bước 1: Đo kích thước cơ thể
Trước khi may đồ, bạn cần dùng thước dây mềm và đo chiều dài, chiều rộng các bộ phận sau.
– Đo vòng eo ở vị trí nhỏ nhất và lớn nhất (Ví dụ: 68, 70cm)
– Đo kích thước vòng mông: Đo phần mông to nhất (Ví dụ: 70cm)
– Đo kích thước hạ gối: Từ eo đến đầu gối (Ví dụ: 55cm)
– Đo chiều rộng của đầu gối: Dùng thước đây đo quanh đầu gối, thêm một chút số để sao cho thoải mái nhất (Ví dụ: 40cm)
– Đo chiều rộng của ống quần: Tùy chọn (Ví dụ: 20cm)
– Đo chiều dài quần: Đo từ phần eo đến gót chân (Tùy từng người, khoảng 95cm)
Bước 2: Cách vẽ rập chi tiết với quần
Với rập may, bạn có thể mua sẵn ở trên mạng. Còn không thì tự vẽ bản rập một cách nhanh chóng.
– Với quần: Bạn gập mảnh vải làm đôi. Sau đó xác định biên vải B1, rồi thực hiện vẽ đường may BB1. Đường may sẽ cách mép vải khoảng 3cm.
– Xác định chiều dài của quần (AB = khoảng 95cm). Bạn kẻ đường thẳng để xác định rồi vẽ A1 với khoảng cách khoảng 3cm để làm phần chun quần.
– Sau khi đã xác định được A, bạn xác định được điểm hạ gối D với khoảng cách 55cm. Lưu ý D sẽ song song với A.
* Bản rập chi tiết các phần:
- Bạn để lại khoảng cách 2cm để làm đường may. Sau đó xác định điểm C để may phần hông và mông quần.
- Từ C, kẻ CC1=(M/4+10)-4=28 cm
- Sau khi xác định được C1, lùi lại 3cm để có đường C1C2
* Vẽ đường chính trung:
- Chia đôi CC1 sẽ được CC3 = 12.5cm
- Vẽ đường song song thẳng với C3, cách đều với đường thẳng AB. Khi đó bạn sẽ được đường chính trung.
* Vẽ đường ngang eo:
- Với đường ngang eo, AA3 = CC2-2cm
- Lùi lại từ A 2cm, nối A4C, vẽ cong khoảng 0,5cm sẽ được đường đáy A3C2
* Vẽ ngang gối, ngang ống
- Xác định đường ngang gối bằng cách chia đôi DD2 = 19cm. Khi đó DD3-D3D2.
- Xác định chiều rộng ống BB2 = 20cm. Nối BB3 = B3B2.
Với các bước trên, bạn có thể hoàn thiện bản vẽ rập cho chiếc quần của mình rồi. Tiếp theo hãy đo và cắt theo những kích thước, đường bạn đã vẽ.
Bước 3: Cách vẽ bản rập chi tiết với áo
– Xác định đường gấp biên cho phần vải may áo. Chúng ta sẽ lấy phần biên khoảng 2 – 3 cm.
– Đặt nếp gấp quay vào thân người của bạn. Từ đai áo, bạn sẽ vẽ một đường ngang, khi đó xác định được điểm A1.
– Xác định độ dài áo từ điểm A, với khoảng cách 60cm. Bạn có AB = 60cm.
– Chờm vai BC = 4cm
– Chiều rộng vai áo CC1 = 19cm
– C1C2 = 3cm. Kích thước này có thể thay đổi dựa trên chiều rộng của vai của bạn.
– Hạ nách C2D2 = 19cm
– Hạ eo CE = 36cm
– Cổ áo CC3 = 10cm
– Hạ cổ CC4 = 4- 9 cm
– Đường ngang ngực DD3 = 21cm
– Ngang eo EE1 = 20cm
– Ngang mông AA2 = M/4+3. Thông thường vào khoảng 2- 4cm.
* Vẽ pep áo:
Vẽ pep áo cũng rất quan trọng, bạn nên cắt phần thân áo rồi mới vẽ pen sẽ dễ và chính xác hơn. Điều này còn tùy xem bạn có muốn mặc áo rộng hay ôm. Thích rộng thì may theo kích thước, mà muốn mặc ôm thì không cần may.
* Vẽ thân trước áo cổ tim
Bạn đặt lên giấy rồi cắt theo bản vẽ là được. Thực ra cũng không có yêu cầu nhiều. Chú ý là 2 bên áo có một số phần khác nhau như cổ áo, hạ cổ, phần nách áo hay đầu pen,…
* Vẽ cổ áo
– Từ đầu vai, bạn sẽ do chéo đến mép vải khoảng 19cm.
* Vẽ nách áo
– Phần nách áo ở thân trước sẽ khoét sâu hơn nách ở thân sau.
* Vẽ lai áo
Phần lai áo có sự thay đổi tùy theo từng dáng người khác nhau. Thông thường thì sa vạt sẽ có kích thước khoảng 1 cm. Nhưng nếu may cho người có bụng to thì bạn nên thăng kích thước khoảng 2- 3cm. Còn với người bị gù, lưng cong thì sa vạt ở phần thân sau sẽ dao động 1-2cm.
Các số đo tùy theo kích thước cơ thể mà thay đổi. Phần tay áo nếu thích thì may dài hoặc ngắn hơn một chút.
Bước 4: Lắp ráp các phần với nhau
Sau khi đã vẽ, đo đạc và cắt thành các phần, giờ bạn lắp ráp các bộ phận với nhau để có một bộ đồ nhà hoàn chỉnh.
Bước 5: Kiểm tra lại các chi tiết
Khi đã may xong bộ đồ, bạn kiểm tra lại các chi tiết xem có bị chỉ thừa, bộ phận nào đó bị nhăn nhúm hay không. Ướm thử lên người và điều chỉnh lại một chút nếu cần thiết.
Lời kết
Như vậy bạn có thể thấy cách cắt đồ bộ mặc tại nhà thực ra không hề khó. Tất cả đều được hướng dẫn một cách cụ thể nhưu trên. Trước tiên để làm quen dần thì bạn cắt bộ đồ đơn giản trước. Sau đó thì sáng tạo hơn với bộ đồ cầu kỳ, hoa mỹ. Chúc các chị em sẽ có được thành phẩm ưng ý nhất nhé.