Giao Thừa là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới cực kỳ quan trọng và thiêng liêng. Một mâm cỗ đầy đủ các hiện vật cùng lòng thành từ tâm sẽ mang tới may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên bạn đã biết bày gà cúng sao cho phù hợp nhất chưa. NgonAZ tin rằng vẫn có khá nhiều người lúng túng. Vậy thì tìm hiểu ngay cách đặt gà cúng đêm giao thừa cho bàn thờ Gia Tiên, Thần Tài chuẩn nhất dưới đây nhé.
>> Xem thêm: Cách luộc thịt gà cả con ngon không bị nứt
Tục lệ cúng gà ngày Tết
Trong 12 con giáp, Gà hay còn được gọi là “Dậu” đủ chứng tỏ sự quen thuộc, gần gũi với người Việt. Từ xa xưa, tiếng gà gáy giống như chiếc đồng hồ báo thức giúp mọi người bắt đầu một ngày mới. Gà đẻ ra trứng, cho thịt, hay vào dịp Tết người ta còn chơi đá gà, chọi gà rất vui nhộn.
Theo quan niệm của cha ông, gà là con vật báo hiệu điềm lành, đoán định tương lai. Đầu năm, một số dân tộc thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát. Nếu đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Còn nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Bởi vậy nên cách đặt gà cúng đêm giao thừa làm sao cho chính xác cần được thực hiện trang trọng, linh thiêng.
Cách đặt gà cúng giao thừa
Theo các chuyên gia phong thủy và văn hóa, gà cúng đêm giao thừa phải đặt đầu hướng ra phía đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới. Bên cạnh đó, đặt gà cúng giao thừa hướng ra đường có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình để mọi thứ luôn thuận lợi, mới mẻ.
Đặt gà cúng Gia Tiên
Với gà cúng đặt trên bàn thờ, bạn cần đặt đầu gà quay về hướng bát hương. Nếu đặt gà quay đầu hướng ra ngoài dù nhìn đẹp hơn nhưng không mang ý nghĩa tâm linh, có nghĩa là gà không chịu chầu nên không có sự thành kính. Gà cúng gia tiên thì phải đặt ở tư thế chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên, miệng há.
Đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa
Với gà cúng đặt lên ban Thần Tài- Thổ Địa, bạn cũng đặt nguyên con trên đĩa, tiết lòng đặt phía dưới bụng gà. Miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ, đầu gà cúng quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành.
Giải đáp gà cúng để nguyên con hay chặt miếng
Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng cũng là băn khoăn của nhiều người. Thực ra điều này tùy vào điều kiện của gia chủ. Nếu được thì bạn để nguyên cả con gà trống sẽ vừa đẹp mắt, vừa thành kính. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa lại không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn.
Gia đình nào chọn cúng đĩa chặt miếng thì để gà nguội thịt mới chặt là tốt nhất. Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Khi cúng giao thừa, bạn không nên dùng thịt gà quay, rán hay ninh, om vì hình thức, màu sắc đều không đẹp và thiếu sự thành kính.
Một số lưu ý khi thắp hương cúng gà
– Khi thắp hương giao thừa, mùng 1,… bạn nên để nguyên con sẽ đẹp mắt hơn.
– Sau khi đã thắp hương xong, bạn để gà nguội bớt mới chặt giúp thịt săn chắc, không bị nát hay méo mó. Chặt gà theo đúng quy trình không to và cũng không nhỏ quá. Đảm bảo đĩa gà bày lên mâm đẹp mắt.
– Gà luộc thắp hương cho mâm cơm tất niên khác với gà đêm giao thừa. Gà cúng giao thừa cần chọn con gà trống non, gà trống khỏe khoắn, chắc thịt.
>> Tham khảo: Cách buộc gà cánh tiên, gà chầu, gà bay, gà quỳ để cúng đẹp mắt
Lời kết
Gà cúng được coi là con vật linh thiêng để cúng tế gia tiên và người đã khuất. Bạn nên chọn những con gà ngon nhất, luộc chín tới, sau đó bài trí cả con theo chia sẻ ở trên. Như vậy vừa đón được lộc cho cả nhà, vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên. Chúc cả nhà mình năm nay sẽ có một cái Tết yên vui, đầm ấm nhé.