Canh dọc mùng nấu bún, bún cá dọc mùng,… đều là những món ngon đặc biệt hút khách. Tuy nhiên có một điểm mà các chị em không thích lắm khi mà làm dọc mùng dễ bị ngứa. Cảm giác rân rân không dễ chịu chút nào. Nếu chưa biết cách làm dọc mùng ngon đơn giản mà không bị ngứa, cả nhà cùng NgonAZ tham khảo ngay vài mẹo đơn giản xử lý dọc mùng nhé!
Cách làm dọc mùng không bị ngứa bằng bóp muối
Muối là nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp. Ngoài công dụng nấu ăn, chúng còn giúp bạn hạn chế bị ngứa khi bóp dọc mùng nhé.
Nguyên liệu & Dụng cụ cần chuẩn bị
- Dọc mùng
- Muối
- Dao sắc
- Nước lạnh
- Găng tay nilon
Các bước làm dọc mùng không bị ngứa bằng bóp muối
– Bước 1: Trước tiên, bạn rửa dọc mùng với nước cho sạch hết lớp bụi bẩn. Sau đó tước bỏ phần xơ bên ngoài. Bạn dùng dao và cắt bỏ phần bụng (phần cong) của dọc mùng.
– Bước 2: Để dọc mùng bớt ngứa, chị em cắt dọc mùng thành miếng vừa ăn. Tiếp theo rắc vào chút muối. Trộn đều và ngâm trong khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý không cần cho quá nhiều muối sẽ dễ ngấm vào dọc mùng.
– Bước 3: Đợi đủ thời gian, bạn cho chút nước lạnh vào. Đeo găng tay nilon trộn đều rồi rửa sạch. Tiếp theo dùng tay vò, vắt nhẹ cho dọc mùng ráo nước.
– Bước 4: Sau khi rửa xong, bạn đun nước sôi và chần sơ qua dọc mùng là chế biến được ngay rồi nhé!
Cách làm dọc mùng không bị ngứa với ngâm muối
Cũng là sử dụng muối, chị em có thể học thêm cách làm dọc mùng không bị ngứa với ngâm muối đơn giản dưới đây.
Nguyên liệu & Dụng cụ cần chuẩn bị
- Dọc mùng
- Muối
- Thau nước sạch
- Găng tay nilon
Các bước làm dọc mùng không bị ngứa với ngâm muối
– Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị 1 thau nước sạch. Sau đó cho thêm khoảng 2 thìa muối. Khuấy đều đến khi chúng tan hoàn toàn.
– Bước 2: Với dọc mùng, bạn tước hết vỏ, bỏ bụng, rồi cắt lát chéo vừa ăn. Cho trực tiếp vào thau nước muối vừa pha.
– Bước 3: Bạn ngâm dọc mùng trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút. Sau đó thì cho ra rổ, để ráo bớt nước. Thêm vào 2 thìa café muối và dùng tay bóp nhẹ cho đến khi dọc mùng hết ngứa.
– Bước 4: Bạn có thể rửa dọc mùng thêm 2 lần nữa, mỗi lần khoảng 10 phút với nước sạch. Vớt ra, để ráo nước.
– Bước 5: Trước khi nấu, bạn nhớ chần dọc mùng qua với nước sôi để đảm bảo dọc mùng sẽ hết ngứa.
Cách làm dọc mùng không bị ngứa với sữa tươi, đường
Sữa tươi thường được dùng để sơ chế gan nhưng chị em cũng có thể tận dụng một chút giúp loại bỏ cảm giác ngứa của dọc mùng.
Nguyên liệu & Dụng cụ cần chuẩn bị
- Dọc mùng
- Sữa tươi
- Đường
- Dao sắc
Các bước làm dọc mùng không bị ngứa với sữa tươi, đường
– Cách 1: Trước tiên, bạn đeo bao tay nilon để không tiếp xúc trực tiếp với cây dọc mùng là được.
– Cách 2: Nếu không dùng bao tay nilon, bạn thoa đều 1 ít sữa tươi lên tay để tránh bị ngứa khi sơ chế.
– Cách 3: Sau khi sơ chế dọc mùng, bạn chà xát nhẹ bàn tay với 1 thìa đường hạt nhỏ và mịn đến khi đường tan hết. Tiếp theo rửa sạch tay với nước để không bị ngứa.
– Cách 4: Nếu tay bị ngứa do dọc mùng, bạn có thể hơi tay qua lửa cho ấm lên sẽ hạn chế tình trạng khó chịu này.
Cách khắc phục ăn dọc mùng bị ngứa miệng
Không phải tất cả nhưng có một số người ăn dọc mùng sẽ bị ngứa miệng. Dưới đây là cách giải quyết tốt nhất nhé.
– Cách 1: Hãy uống nhiều nước. Điều này giúp miệng và họng rửa trôi đi các chất gây ngứa có trong dọc mùng, đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể. Vậy nên uống nhiều nước sẽ làm dịu đi tình trạng ngứa hiện tại.
– Cách 2: Súc miệng và họng bằng nước muối ấm. Nước muối ấm cũng là mẹo rất đơn giản, hiệu quả để loại bỏ cảm giác ngứa. Khi thấy dấu hiệu, bạn pha ngay nước muối ấm, súc miệng và họng nhiều lần là được nhé.
Lời kết
Vậy là chị em không còn phải băn khoăn khi sơ chế dọc mùng rồi nhé. Những cách làm dọc mùng không bị ngứa đơn giản như trên sẽ giúp gia đình mình có bữa ăn thật ngon mà da tay chị em vẫn nguyên vẹn.