Các mẹ đã biết cách làm siro húng chanh cho bé để trị húng hắng ho trong những ngày thời tiết thay đổi hay chưa? Học ngay công thức này nhé.
Húng chanh là một loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ngon. Không những thế, húng chanh còn được xem như một bài thuốc dân gian hiệu quả, có tác dụng điều trị ho rất tốt, đặc biệt đối với trẻ em. Vào mùa đông hay giai đoạn chuyển mùa, vào những ngày thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta thường khó chịu và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, từ ít đến nhiều. Những con ho dai dẳng luôn khiến cho cơ thể mệt mỏi, và khi đó, bạn cần đến những bài thuốc hỗ trợ như siro húng chanh chẳng hạn.
Ngay bây giờ, hãy cùng học cách làm siro húng chanh cho bé để có thêm một cách giúp chữa trị dứt điểm chứng ho, giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của con yêu, bạn nhé!
Cách làm siro húng chanh đơn giản nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 4 hoặc 5 lá húng chanh
- 50ml nước
- 2 thìa đường phèn
- Dụng cụ thực hiện gồm có: bát, dao, nồi…
Các bước thực hiện như sau
Bước 1: Sơ chế húng chanh. Húng chanh sau khi mua về, bạn cần rửa sạch, có thể ngâm nước muối loãng 15 phút cho an toàn, sau đó lại rửa lại bằng nước. Rửa xong, bạn vớt húng chanh ra rổ cho ráo.
Bước 2: Xay nhuyễn húng chanh. Bạn cho toàn bộ húng chanh cùng 50ml nước lọc vào máy xay sinh tố rồi khởi động máy để xay nhuyễn hỗn hợp này.
Bước 3: Lọc lấy nước lá húng chanh. Sau khi xay xong, bạn đổ hỗn hợp qua dụng cụ lọc, có thể là rây lọc hoặc khăn vải sạch… để lọc lấy phần nước và bỏ phần bã đi.
Bước 4: Hấp siro húng chanh. Trong cách làm siro húng chanh cho bé này, sau khi có được phần nước ép lá húng chanh thì bạn thêm vào đó 2 thìa đường phèn rồi đặt vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút là xong.
Siro húng chanh sau khi làm xong thì bạn có thể sử dụng ngay bằng việc pha với nước nóng, uống khoảng 2 – 3 ly nhỏ mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả của bài thuốc dân gian này. Chắc chắn rằng bé nhà bạn khi mới húng hắng ho mà uống siro húng chanh ngay sau bữa sáng và trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm ho, giảm đờm cực kỳ hiệu quả đấy.
Cách làm siro húng chanh kết hợp quất, diếp cá
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 0,5kg lá húng chanh
- 1 kg đường phèn
- 0,5kg quất
- 0,2kg rau diếp cá
- 1 củ gừng nhỏ
Lưu ý: Với đường phèn, bạn nên dùng đường phèn kết tinh từ mật mía chứ không nên dùng đường phèn trắng nhé.
Các bước làm siro húng chanh
Với cách làm siro húng chanh cho bé kết hợp thêm với quất và diếp cá thì cách làm cũng khá đơn giản thôi. Bạn chỉ cần thực hiện nhanh gọn theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn rửa sạch quất, gừng và lá húng chanh, lá diếp cá bằng cách ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch 1 – 2 lần và vớt ra rổ cho ráo.
Sau đó, với quất thì bạn dùng dao cắt đôi từng quả, đồng thời loại bỏ phần hạt quất đi cho khỏi đắng; với lá húng chanh và diếp cá thì bạn thái nhỏ; còn với gừng thì bạn đập dập ra là được.
Bước 2: Ướp và nấu đường phèn với quất
Bạn trộn đều 1kg đường phèn cùng với phần quất đã chuẩn bị rồi ướp như thế trong khoảng 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi. Sau khi ướp xong thì bạn bắc hỗn hợp trên lên bếp đun ở mức lửa vừa cho tới khi đường phèn tan chảy hết và hòa quyện cùng quất là được.
Bước 3: Nấu siro húng chanh
Bước tiếp theo trong cách làm siro húng chanh cho bé này là bạn thêm phần lá húng chanh, rau diếp cá và gừng đã chuẩn bị vào nồi quất đường phèn đã nấu ở bước 2, trộn đều tất cả lên rồi đậy nắp nồi lại tiếp tục đun thêm khoảng 20 phút nữa.
Sau khi đun đủ thời gian quy định, bạn mở nắp nồi ra, hạ nhỏ lửa và lại đun thêm 60 phút. Bạn nhớ thi thoảng khuấy đều các nguyên liệu và hớt hết phần bọt nổi lên trên bề mặt nhé.
Bước 4: Hoàn thiện siro húng chanh cho bé
Nồi nước siro sau khi nấu xong, bạn tắt bếp và để nguội bớt, sau đó chắt qua rây lọc để lọc lấy nước, bỏ phần bã đi. Lọc xong thì bạn đợi cho siro nguội hoàn toàn và cho vào hũ thủy tinh sạch có nắp đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ để được khá lâu.
Chọn nguyên liệu khi làm siro húng chanh cho bé
Tìm mua và lựa chọn những loại nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không dùng thuốc trừ sâu, không sâu bệnh, không hóa chất bảo quản thì mới đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ.
Không sử dụng mật ong đối với bé dưới 1 tuổi, còn đường phèn thì có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Khi chưng siro húng chanh, bạn nên dành thời gian đun liu riu, mặc dù lâu nhưng như thế sẽ giúp các dưỡng chất có trong nguyên liệu được giải phóng nhanh và nhiều nhất. Siro húng chanh quánh quyện sẽ tốt hơn khi bạn nấu quá loãng, tuy nhiên cũng không nên để quá lửa khiến cho siro bị keo lại khó uống nhé.
Bất cứ khi nào bé có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng siro húng chanh thì bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức để tránh nguy hiểm.
Siro là gì?
Siro là một dung dịch đường có nồng độ đường cao, thường dao động từ 55-65%. Phần còn lại của siro chủ yếu là nước, chất tạo màu và mùi nhân tạo hoặc tự nhiên, cùng với các loại hoa quả và trái cây tươi được ép để tạo ra hương vị đặc trưng. Siro không chỉ được sử dụng để pha chế các thức uống, mà còn được kết hợp với nhiều món bánh, đặc biệt là các món bánh Âu.
Các loại siro thường dùng trong pha chế
Có nhiều loại siro được sử dụng trong pha chế thức uống. Dưới đây là một số loại siro phổ biến:
Siro đường
Là loại siro cơ bản được làm từ đường và nước. Nó có thể được sử dụng để làm các loại đồ uống như soda, nước ép hoặc nước trái cây.
Siro mứt
Được làm từ trái cây tươi ép và đường. Loại siro này có hương vị đậm đà của trái cây và thường được sử dụng để tạo hương vị cho các loại đồ uống như nước ép trái cây, smoothies và cocktail.
Siro moka
Là loại siro cà phê được làm từ cà phê rang xay và đường. Siro moka thường được sử dụng để tạo hương vị cà phê trong các đồ uống như cappuccino, latte và espresso.
Siro caramel
Là loại siro có mùi hương và hương vị caramel đặc trưng. Nó thường được sử dụng để tạo hương vị ngọt ngào cho các loại cà phê, chocolate, sữa chua và kem.
Siro hạt dẻ
Là loại siro có mùi hương và hương vị hạt dẻ. Nó thường được sử dụng để tạo hương vị đặc biệt cho các loại cà phê, chocolate, kem và bánh ngọt.
Các loại siro thường dùng trong làm bánh
Si rô dâu tây
Siro dâu tây chỉ làm từ 3 nguyên liệu chính gồm dây tây, nước lọc và đường trắng. Đây là loại siro có vị chua chua ngọt ngọt được nhiều người yêu thích nhất. Bạn có thể sử dụng siro dâu tây ăn kèm với bánh cookie, pancake, crepe, hay dùng tạo màu cho các loại nhân kem tươi của nhiều món bánh khác đấy! Ngoài ra, siro dâu tây còn là một loại thức uống thanh mát vô cùng tuyệt diệu trong mùa hè.
Si rô hỗn hợp trái cây
Siro hỗn hợp trái cây là sự kết hợp giữa đường trắng, nước lọc và nhiều loại trái cây tươi như xoài, dứa, chuối,…đây đồng thời là 3 loại hoa quả đặc trưng thơm ngon có hương vị phù hợp để làm siro.
Bạn có thể dùng siro hỗn hợp trái cây trong bữa sáng sau khi ăn trứng ốp la, hoặc phết với bánh mỳ sandwich sẽ rất tuyệt đó.
Si rô bạc hà
Siro bạc hà cũng là loại siro rất được ưa chuộng trong làm bánh. Để làm siro bạc hà bạn phải có túi trà lipton, lá bạc hà, đường trắng và vài lát chanh nữa thì quá tuyệt. Bởi hương vị thanh mát, dịu nhẹ và sảng khoái mà loại siro này được nhiều người sử dụng để ăn kèm với các món bánh thông dụng.
Si rô cam
Siro cam không những thơm ngon bổ dưỡng mà còn vô cùng tốt cho việc làm đẹp, nếu bạn muốn có một hũ siro cam ngon và đúng vị bạn cần nước cam vắt, nước lọc, đường trắng, một chút muối và vài lát gừng. Cũng như các loại si rô khác bạn cũng hoà tan đường cùng các nguyên liệu khác rồi cho lên bếp đun đến khi hỗn hợp đặc sệt lại là đã có một hỗn hợp si rô cam vô cùng thơm ngon rồi đấy!
Si rô gừng
Si rô gừng là một loại si rô được nhiều người vô cùng yêu thích trong làm bánh. Để làm siro gừng bạn nước lọc, đường trắng và những củ gừng tươi. Si rô vị gừng cũng có công hiệu giảm cân vô cùng hiệu quả đấy.
Lời kết
Trên đây là hai cách làm siro húng chanh cho bé với những nguyên liệu đa dạng khác nhau. Siro sau khi hoàn thiện có hương thơm và màu sắc đặc trưng, ăn vào không chỉ ngon mà còn có tác dụng chữa ho cực kỳ hiệu quả và an toàn cho bé. Chúc bạn thực hiện thành công món siro này để luôn giữ cho con yêu sức khỏe vững vàng nhất trước sự thay đổi của thời tiết nhé.