Bạch tuộc cùng họ với mực nhưng chúng nổi bật với những xúc tu hay những chiếc “chân” vừa dài, vừa khổng lồ. Ở Việt Nam, bạch tuộc không phải là thực phẩm quá phổ biến nhưng giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bé đang có bài tập về cách vẽ con bạch tuộc thì phụ huynh tìm hiểu một số thông tin dưới đây từ Ngonaz và hướng dẫn cho trẻ nhé.
Những điều thú vị về loài bạch tuộc
Bạch tuộc là loài động vật không xương sống với thân ngắn, mềm, thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Hiện nay trên thế giới có khoảng 289 – 300 loài bạch tuộc và chiếm tới 1/3 tổng số động vật thân mềm.
Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu giống như những cánh tay. Không như đa số động vật thân mềm khác, đa số loài bạch tuộc có thân thể trọn vẹn, không có bộ xương trong. Chúng không có vỏ ngoài bảo vệ như ốc hay bất kì vết tích nào như xương bên trong giống như mực. Một vật giống như mỏ vẹt là bộ phận cứng cáp duy nhất của bạch tuộc. Điều này giúp chúng len qua những kẽ đá ngầm để trốn kẻ thù.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn khoảng 6 tháng. Chỉ một số ít là sống được lâu dài giống như bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương sống được 5 năm.
Một điểm thú vị của bạch tuộc là chúng có tới 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên qua 2 mang, còn trái tim thứ 3 bơm máu đi khắp cơ thể. Máu bạch tuộc chứa nhiều protein.
Về trí thông minh, bạch tuộc cũng được xếp trong TOP những loài không xương sống trứ danh. Thông qua các nghiên cứu, người ta vẫn chưa lý giải được trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của bạch tuộc cũng như khả năng học hỏi của chúng. Hệ thần kinh của chúng tương đối phức tạp với 2/3 nơ – ron thần kinh nằm ở các tua. Bạch tuộc biết cách chơi thảy vòng, nhảy qua các bế khác để tìm thức ăn.
Khi muốn bảo vệ chính mình, chúng có nhiều cách khác nhau như: phun mực, ngụy trang và tự tháo bỏ tua. Hầu hết loài bạch tuộc có thể phun ra loại mực hơi đen, dày như đám mây lớn nhằm thoát khỏi kẻ thù. Đó là melanin làm át đi mùi giúp bạch tuộc lẩn trốn dễ dàng những loài thú ăn thịt như cá mập.
Hoặc bạch tuộc ngụy trang nhờ tế bào da chuyên dụng có thể thay đổi màu sắc, độ mờ, tính phản chiếu của biểu bì. Tế bào sắc tố đó có màu vàng, cam, đỏ, đen, nâu,… Còn một số loài có khả năng tách rời xúc tua khi bị tấn công để đánh lạc hướng kẻ thù.
Về sinh sản, bạch tuộc đực dùng tua đưa bào tinh vào bên trong con bạch tuộc cái. Sau đó thì con đực sẽ chết trong vài tháng, con cái giữ tinh dịch đến khi trứng trưởng thành. Sau khi được thụ tinh, bạch tuộc cái đẻ khoảng 10.000 đến 70.000 trứng (số lượng này tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi cá thể). Bạch tuộc mẹ chăm sóc con khỏi loài ăn thịt và cung cấp oxy trong khoảng 5 tháng đến khi trứng nở.
Để di chuyển, bạch tuộc thường bò hoặc bơi nhưng bò sẽ nhanh hơn. Theo nghiên cứu, lượng oxy trong máu bạch tuộc chỉ có 4% nên sức chịu đựng khá kém. Chúng sẽ bò nhờ vào xúc tua.
Về giá trị kinh tế, bạch tuộc thường được dùng làm thực phẩm giống như các món sushi, takoyaki của Nhật Bản. Hoặc một số người thích nuôi bạch tuộc làm cảnh.
Trong văn hóa, bạch tuộc là những sinh vật khổng lồ trồi lên từ đáy đại dương để ăn thịt người, tấn công tàu thuyền. Ví dụ như trong tiểu thuyết Nàng tiên cá, mụ phù thủy Ursula có hình dạng của con bạch tuộc.
Phương pháp 1 vẽ con bạch tuộc
– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ phần đầu của con bạch tuộc. Sau đó thì thêm 2 chân bên ngoài.
– Bước 2: Tiếp đến, bạn vẽ 1 chân ở chính giữa. Sau đó vẽ thêm 2 chân vào khoảng trống bên phải. Vẽ thêm 1 chân ở khoảng trống bên trái. Vẽ thêm các chân nữa ngắn hơn.
– Bước 3: Vẽ phần mắt, các chi tiết ở trên đầu. Thêm vòng tròn cho xúc tua.
– Bước 4: Cuối cùng, bạn tô màu theo sở thích là được nhé.
Phương pháp 2 vẽ con bạch tuộc
Bước 1: Vẽ đầu bạch tuộc
– Trước tiên, bạn vẽ 1 chiếc đầu to và tròn cho con bạch tuộc. Có thể vẽ 1 đường cong, tròn cho đỉnh đầu.
Bước 2: Vẽ một số xúc tu
– Hình ảnh đáng chú ý của bạch tuộc chính là xúc tu. Bạn vẽ 2 xúc tu ở bên trái con bạch tuộc. Vẽ những đường cong nối với phần dưới của đầu. Vì xúc tu có thể di chuyển các hướng nên bạn có thể thay đổi vị trí với nhiều hình dạng khác nhau.
Bước 3: Hoàn thiện các xúc tu
– Bạn tiếp tục vẽ các xúc tu ở các bên còn lại. Chú ý chiều dài ngắn khác nhau là được.
Bước 4: Vẽ khuôn mặt
– Sau đó, bạn vẽ thêm các chi tiết cho khuôn mặt như mắt, mũi, miệng. Vẽ mắt với hình tròn to. Miệng cũng hình tròn nhưng nhỏ hơn.
Bước 5: Hoàn thiện các chi tiết
– Bạn vẽ thêm các chi tiết nhỏ hơn cho phần xúc tu của bạch tuộc.
– Vẽ thêm các chấm ở vùng đầu cho sinh động hơn.
Bước 6: Hoàn thiện vẽ con bạch tuộc
– Cuối cùng bạn tô màu con bạch tuộc theo sở thích là được nhé.
Một số cách vẽ con bạch tuộc dễ thương
Lưu ý khi vẽ con bạch tuộc
Khi vẽ con bạch tuộc, có một số lưu ý sau đây giúp bạn tạo ra một bức tranh hấp dẫn và tỉ mỉ:
Tìm nguồn cảm hứng: Trước khi bắt đầu vẽ, tìm hiểu về bạch tuộc, xem hình ảnh hoặc video để hiểu rõ hình dáng và cấu trúc của nó.
Bố trí và tỷ lệ: Xác định bố cục và tỷ lệ của bạch tuộc trên tờ giấy trước khi bắt đầu vẽ. Điều này giúp bạn sắp xếp các chi tiết một cách hợp lý và cân đối.
Dùng các hình cơ bản: Bắt đầu bằng các hình cơ bản như hình tròn, hình oval, hay các đường thẳng để vẽ phần thân và chân bạch tuộc. Sau đó, dần dần đi vào chi tiết hơn.
Sử dụng các bút và chì vẽ phù hợp: Chọn các bút và chì có độ mềm, màu tương phản phù hợp để tạo ra những đường nét sắc sảo và chi tiết.
Tập trung vào mắt: Mắt là bộ phận quan trọng trong việc tạo cảm xúc và sự sống động cho bạch tuộc. Hãy đảm bảo tập trung vào vẽ mắt sao cho chúng có sự tỏa sáng và cảm xúc.
Tạo sự sống động: Sử dụng ánh sáng, bóng và tương phản để tạo sự sống động cho bức tranh. Điều này giúp bạch tuộc trông như đang sống động và nổi bật trên tờ giấy.
Luyện tập thường xuyên: Để vẽ bạch tuộc (và bất kỳ chủ đề nào khác) tốt hơn, hãy luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng vẽ của bạn.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được vài cách vẽ con bạch tuộc cho bé đơn giản nhưng đẹp và dễ thương rồi nhé. Chỉ cần giúp bé luyện tập chăm chỉ thì thành quả đạt được sẽ rất mỹ mãn nha.