Thời phong kiến, các thứ bậc và cách xưng hô trong hoàng tộc Việt Nam phần nhiều chịu ảnh hưởng của các triều đại Trung Quốc, song cũng có những điểm riêng biệt. Dưới đây là một số tên gọi và cách xưng hô trong hoàng cung mà bạn thường gặp trên phim ảnh:
Tên gọi trong Hoàng cung
- Vua gọi là Hoàng thượng. Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) gọi là Hoàng đế. Vợ vua gọi là Hoàng hậu.
- Cha vua, nếu chưa từng làm vua gọi là Quốc lão; nếu đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con gọi là Thái thượng hoàng. Mẹ vua, nếu chồng chưa từng làm vua gọi là Quốc mẫu; nếu chồng đã từng làm vua gọi là Thái hậu hay Hoàng Thái hậu.
- Anh trai vua gọi là Hoàng huynh. Chị gái vua gọi là Hoàng tỷ. Em trai vua gọi là Hoàng đệ. Em gái vua gọi là Hoàng muội.
- Bác vua gọi là Hoàng bá. Chú vua gọi là Hoàng thúc. Cậu vua gọi là Quốc cữu. Cha vợ vua gọi là Quốc trượng.
- Con trai vua gọi là Hoàng tử; nếu được chỉ định sẽ lên nối ngôi gọi là Thái tử hoặc Hoàng Thái tử hay Đông cung Thái tử.
- Vợ Hoàng tử gọi là Hoàng tức.
- Vợ (Đông cung) Thái tử gọi là Hoàng phi.
- Con gái vua gọi là Công chúa.
- Con rể vua gọi là Phò mã.
- Con trai trưởng của Chúa (thời Trịnh – Nguyễn), hoặc của vua chư hầu gọi là Thế tử. Con gái chúa gọi là Quận chúa. Chồng quận chúa gọi là Quận mã.
Cách xưng hô trong hoàng cung
- Vua tự xưng là trẫm, quả nhân; tước Vương trở xuống xưng là cô gia.
- Vua gọi các quần thần là chư khanh, chúng khanh; gọi cận thần được sủng ái là ái khanh; gọi vợ được sủng ái là ái phi; gọi vua chư hầu là hiền hầu.
- Vua, Hoàng hậu gọi con khi còn nhỏ là hoàng nhi. Các con tự xưng với vua cha là nhi thần. Các con gọi vua cha là phụ hoàng, gọi mẹ là mẫu hậu.
- Hoàng hậu và các thê thiếp của vua khi nói chuyện với vua xưng là thần thiếp. Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là là ai gia.
- Khi tấu trình, các quan gọi vua là bệ hạ, thánh thượng. Các quan tự xưng với vua là hạ thần.
- Khi nói chuyện với vua và hoàng hậu, các quan thái giám xưng là nô tài; cung nữ chuyên phục dịch xưng là nô tì.
Một số thành phần khác:
Các quan trong triều khi nói chuyện với quan to hơn về phẩm hàm xưng là hạ quan; khi nói chuyện người dân xưng là bản quan.
Người dân khi nói chuyện với quan gọi quan là đại nhân, tự xưng là thảo dân.
Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư… gọi là nha dịch, nha lại hay sai nha.
Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến gọi là tiểu đồng.
Con trai nhà quyền quý gọi là công tử; con gái gọi là tiểu thư. Đầy tớ các gia đình quyền quý gọi ông chủ là lão gia; gọi bà chủ là phu nhân; gọi con trai chủ là thiếu gia; tự xưng khi nói chuyện với bề trên xưng là tiểu nhân.
Tầng lớp trong hoàng cung
Trong hoàng cung, tổ chức xã hội và tầng lớp được chia rõ ràng dựa trên vị trí, quyền lực và vai trò của mỗi người. Dưới đây là một số tầng lớp chính trong hoàng cung:
- Hoàng thất: Bao gồm Hoàng đế, Hoàng hậu và các thành viên trong gia đình hoàng tộc, đứng ở đỉnh cao của tầng lớp trong hoàng cung.
- Thái giám: Những người phục vụ trực tiếp cho Hoàng đế và Hoàng hậu. Thái giám có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau, với chức vụ quan trọng nhất là Thái giám chủ.
- Quý phi: Các phi tần, phi tử, công chúa và các nàng công chúa khác. Họ có vai trò quan trọng trong việc sinh con và duy trì tộc người.
- Quan tướng: Bao gồm các quan viên và tướng lĩnh của hoàng cung. Các quan tướng có nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực khác nhau, như an ninh, quản lý tài chính, quản lý cung điện và quyền lực thực tế trong triều đình.
- Lương dân: Những người làm việc trong hoàng cung như người hầu, người phục vụ và công nhân. Họ thường không có quyền lực và địa vị xã hội cao nhưng đóng vai trò quan trọng trong vận hành và duy trì hoạt động của hoàng cung.
Các tầng lớp trong hoàng cung có mức độ quyền lực, ảnh hưởng và tiếp xúc với vị trí cao hay thấp khác nhau. Việc xã hội hoá trong hoàng cung thường tuân theo các quy tắc và quy định nghiêm ngặt để duy trì trật tự và sự ổn định trong triều đình.