Tâm lí của các bà mẹ khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu thường là băn khoăn lo lắng nhiều vấn đề, trong đó có ăn uống. Với những loại thức ăn mà bình thường mình hay ăn, thích ăn cũng cần phải kiểm tra kỹ xem khi có bầu có được ăn không. Và câu hỏi có thai ăn sầu riêng được không cũng là một thắc mắc chung trong số đó.
Sầu riêng là trái cây có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe thì khá nhiều người biết. Loại trái cây giá trị này thậm chí còn được mệnh danh là vua của các loại hoa quả. Tuy nhiên, giống như quả mít, sầu riêng cũng có tính nóng rất cao. Nó khiến cho các mẹ bầu lo sợ.
Tuy nhiên, việc ăn sầu riêng đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và đứa bé trong bụng. Hãy cùng tìm hiểu xem những giá trị dinh dưỡng mà sầu riêng đem lại cho các bà mẹ đang mang thai ra sao và ăn thế nào để tốt cho cả mẹ lẫn bé.
Quả sầu riêng có những dưỡng chất gì
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, các loại dưỡng chất có trong quả sầu riêng bao gồm:
- Các loại vitamin: Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin C…
- Khoáng chất: kali, magie, kẽm, sắt, phot pho, canxi.
- Dưỡng chất khác: Calo, protein, chất béo, chất xơ và nhiệt lượng.
Những dưỡng chất trên đều tồn tại với hàm lượng cao trong thịt sầu riêng. Hơn nữa, dù mùi của sầu riêng hơi khó ngửi nhưng khi đã ăn vào miệng thì vị ngọt thanh, béo ngậy và mềm mịn của sầu riêng lại vô cùng hấp dẫn.
Đọc ngay: Cách chọn sầu riêng chín ngon
Có thai ăn sầu riêng được không?
Có thể nhận thấy, lượng dưỡng chất có trong sầu riêng là khá phong phú. Chúng đều là những dưỡng chất mà cơ thể rất cần cho quá trình trao đổi chất của mình. Do vậy, phụ nữ có thai ăn sầu riêng được không? Câu trả lời là có nếu biết ăn đúng cách, bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào mà sầu riêng sở hữu rất có ích cho thai kỳ.
Một số những ích lợi dinh dưỡng mà quả sầu riêng đem lại cho thai phụ bao gồm:
- Cung cấp cho cơ thể thai phụ một nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi và nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.
- Nguồn vitamin B trong sầu riêng cũng giúp mẹ bầu 3 tháng đầu tiên giảm được những triệu chứng ốm nghén khó chịu như mệt mỏi, đau đầu…
- Các thành phần thiamin giúp dạ dày mẹ bầu làm việc tốt hơn, đồng thời chúng cũng kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng.
- Ăn sầu riêng sẽ giúp bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo ra hồng cầu mới như sắt, magie… Nhờ vậy, mà tình trạng thiếu máu trong thai kỳ sẽ được hạn chế.
- Lượng chất xơ dồi dào giúp cho tình trạng táo bón khi mang thai được hạn chế, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Sầu riêng có chứa lượng chất béo tự nhiên tốt cho tình trạng sức khỏe, không gây bệnh mỡ máu.
- Sầu riêng còn là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ bầu.
Mang thai 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?
Khi mới mang thai, tâm lý của chị em trong việc ăn uống, kiêng cữ rất kỹ càng. Thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không cũng là sự quan tâm của khá nhiều thai phụ.
Trong sầu riêng có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên:
- Axit folic có trong sầu riêng giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Lượng axit folic trong 100g sầu riêng lên đến 9% có thể phần nào đáp ứng được nhu cầu axit folic mỗi ngày của mẹ và bé.
- Sự dồi dào vitamin C của sầu riêng cũng là nguồn dưỡng chất quan trọng, không chỉ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Để có thể hấp thụ được một cách tốt nhất nguồn dinh dưỡng trong sầu riêng, tốt cho cả mẹ và thai nhi thì trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên có cách ăn sầu riêng hợp lý. Cụ thể như sau:
- Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ từ 100gr đến 150gr thịt sầu riêng là đủ.
- Nếu được thì có thể chia ra làm hai hoặc ba bữa nhỏ. Không nên ăn liền lúc nhiều quá, tránh việc hệ tiêu hóa không tiêu hóa kịp gây đầy bụng.
- Mẹ bầu nên ăn thêm một số những loại quả có tính mát như dưa, cam, bưởi…và uống thêm nhiều nước để giảm bớt tính nóng của sầu riêng.
- Không nên ăn sầu riêng với các loại đồ ăn, thức uống có tính nóng như đồ cay, đồ uống có gas hoặc cồn…
Có phải thai phụ nào cũng có thể ăn sầu riêng?
Tuy sầu riêng rất tốt cho thai kỳ, dù có tính nóng thì ngay cả trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai phụ cũng có thể sử dụng sầu riêng. Thế nhưng, có một số trường hợp không nên ăn sầu riêng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi:
Trường hợp thai phụ có bệnh tiểu đường
Trong sầu riêng có chứa một lượng đường không hề nhỏ. Tuy đây là đường tự nhiên, mẹ bầu khỏe mạnh ăn vào sẽ không vấn đề gì nhưng nếu mẹ bầu đã có tiền sử hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn. Nó có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh của mẹ nặng thêm.
Trường hợp thai phụ có các bệnh về thận
Trong sầu riêng có chứa lượng kali cao nên thai phụ có các vấn đề liên quan đến thận không nên ăn. Kali có thể khiến tình trạng bệnh của thai phụ khó kiểm soát hơn, gây loạn nhịp tim hoặc những biến chứng nguy hiểm khác.
Trường hợp thai phụ bị nóng trong
Tính nóng của sầu riêng lớn hơn nhiều lần so với những loại quả khác như mít, vải…Vì vậy, những thai phụ gặp phải tình trạng nóng trong nặng cũng không nên sử dụng sầu riêng.
Trường hợp thai phụ bị béo phì
Nguồn năng lượng, dưỡng chất của sầu riêng rất lớn. Do vậy, nếu như mẹ bầu đang ở trong tình trạng dư thừa cân nặng, béo phì thì tốt nhất không nên sử dụng sầu riêng. Tránh tình trạng mỡ thừa càng lúc càng tích tụ, khó kiểm soát cân nặng của mẹ và sức khỏe của thai nhi.
Tham khảo: Ăn sầu riêng thì kiêng kỵ gì?
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của bài viết nhằm giúp cho các mẹ bầu giải đáp thắc mắc có thai ăn sầu riêng được không. Việc bổ sung dinh dưỡng có trong sầu riêng cho sức khỏe thai kỳ là rất có ích. Do đó, nếu mang thai vào thời kỳ sầu riêng đang vào mùa thì đừng quên bổ sung cho mình và bé loại quả giàu dinh dưỡng này nhé!