Nếu chẳng may bạn bị ngộ độc thực phẩm thì làm thế nào để nhận biết điều đó và cách xử lý như thế nào? Có lẽ đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Ngộ độc thực phẩm là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống được xác định là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giờ thì hãy cùng NGONAZ tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích về triệu chứng này!
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực, ngộ độc thức ăn là một triệu chứng xảy ra khi một người bị trúng độc do ăn phải các loại thực phẩm có độc tố, uống các loại nước bị nhiễm khuẩn hay ăn uống các loại thực phẩm, nước uống ôi thiu, chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản vượt quá liều lượng cho phép…
Trong trường hợp bạn bị ngộ độc nhẹ thì có thể tự khỏe lại sau vài ngày nghỉ ngơi, bồi bổ nhưng trong trường hợp nặng sẽ có những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Nhiễm khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn gây nên bệnh thương hàn.
Nhiễm độc tố tụ cầu Staphylococcus có trong các loại thịt gia cầm chưa nấu chín và sữa tươi.
Nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum có trong các loại cá, thịt ôi thiu.
Nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin có trong các loại hạt thường ăn như hướng dương, lạc, điều, đậu nành, ngô…
Nhiễm các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk có trong thức ăn chế biến nguội, rau sống hay các loại nhuyễn thể như hến, ốc, sò sống ở các vùng nước bẩn.
Nhiễm sán lá gan nhỏ có trong các loại cá nướng, ốc luộc chưa chín, gỏi cá sống.
Nhiễm các kim loại nặng như chì, asen, selenium, thủy ngân.
Nhiễm độc do tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại rau.
Nhiễm độc do hấp thụ nhiều chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm.
Nhiễm khuẩn Clostridium botulinum…
Một số triệu chứng nhận biết việc trúng thực
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm khoảng vài phút hoặc vài giờ thì bạn sẽ thấy cơ thể có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Dưới đây là một số triệu chứng mà nhiều người bị ngộ độc thực phẩm gặp phải:
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khát nước, khô môi, vã mồ hôi liên tục, sốt… là các triệu chứng cho thấy bạn bị ngộ độc do vi sinh vật (vi khuẩn, virut…).
- Nếu bạn bị ngộ độc do nhiễm hóa chất thì ngoài các triệu chứng phổ biến như trên thì bạn còn gặp phải nhiều triệu chứng phức tạp, nguy hiểm hơn nhiều liên quan đến các cơ quan khác như chóng mặt, đau đầu, trụy mạch, nhịp tim nhanh bất thường…
- Khi ngộ độc thực phẩm do ăn phải các loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên như măng, sắn, cóc, cá nóc… thì bạn cũng sẽ cảm nhận được các triệu chứng bất thường trong cơ thể mình.
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Khi bị trúng thực, bạn sẽ buồn nôn và thường nôn hết các loại thức ăn vừa dung nạp vào cơ thể. Lúc này, ruột và dạ dày của bạn sẽ rất yếu nên cần phải dung nạp ngay các loại thực phẩm mới để đảm bảo hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Tuy nhiên, ăn gì cũng là vấn đề vô cùng quan trọng, nếu bạn chưa biết thì hãy tham khảo một số loại thực phẩm được khuyến cáo sau đây:
- Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa để giảm bớt gánh nặng cho ruột và dạ dày như khoai tây nghiền nấu chín, trái cây mềm, bột yến mạch…
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột, chẳng hạn như sữa chua…
Ngộ độc thực phẩm nên làm gì?
Ngoài việc bổ sung thực phẩm thì khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng trước tiên là bạn cần phải cố gắng nôn hết phần thức ăn đã dung nạp vào cơ thể, sau đó uống oresol để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu người ngộ độc là trẻ em thì bạn không nên ép bé phải nôn vì điều đó có thể làm bé bị sặc thức ăn vô cùng nguy hiểm.
Trong trường hợp người bị trúng thực có triệu chứng co giật, ngừng tim, ngừng thở thì cần phải hô hấp nhân tạo ngay. Còn nếu người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê thì bạn cần phải đặt họ nằm ở tư thế đầu thấp nghiêng về một bên để ngăn ngừa trường hợp chất nôn không nôn ra được mà tràn vào phổi gây nguy hiểm hơn. Sau đó, bạn cần phải đưa ngay người bệnh vào viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Ngộ độc thực phẩm nên uống gì?
Như đã nói ở trên, khi bị ngộ độc, đặc biệt là có triệu chứng tiêu chảy thì cơ thể người bệnh bị mất rất nhiều nước. Lúc này, bạn cần phải uống thật nhiều nước lọc, nước trà, nước ép trái cây hoặc uống oresol để bù nước, bù điện giải.
Ngoài ra, bạn còn có thể cung cấp nước bằng cách bổ sung các loại thực phẩm có nhiều nước như món hầm, món canh, món cháo loãng…
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những kiến thức cơ bản và hữu ích nhất về tình trạng ngộ độc thực phẩm. Hy vọng rằng với những kiến thức này, bạn hoàn toàn có thể tự tin để giải quyết mỗi khi bị ngộ độc thức ăn hoặc gặp ai đó trong gia đình mình bị mắc tình trạng bệnh này.