Khoai lang, củ sắn là món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà đây còn là nguồn thực phẩm có công dụng phòng và chữa bệnh rất tốt. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định đây là một trong những thực phẩm tạo nên hệ miễn dịch tốt cho cơ thể. Vậy tác dụng của khoai lang là gì?
Tất tần tật các thông tin về giá trị dinh dưỡng, công dụng của khoai lang. Hãy cùng mình tìm hiểu kiến thức khoa học về loại thực phẩm này ngay sau đây nhé.
Khoai lang là một loại rễ củ, được gọi là sweet potatoes, tên khoa học là ipomoea batatas. Đây được xem là nguồn thực phẩm truyền thống giàu dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Để nắm rõ các tác dụng của khoai lang, trước hết cùng mình khám phá xem món ăn dân dã hàng ngày có thành phần như thế nào nhé?
Xem thêm: Cách nướng khoai lang mật
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Một củ khoai lang có chứa 77% nước, 20,1% carbohydrate, 1,6% protein, 3% chất xơ và gần như là không có chất béo, lương calo thấp. Khoai lang giàu tinh bột, đường, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số vi chất có lợi phải kể tên như: magie, mangan, canxi, vitamin A,B,C, sắt,…
Đặc biệt thành phần dinh dưỡng của khoai lang có chứa một loại protein độc đáo. Đây là loại protein có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, hỗ trợ điều trị một số thể bệnh thông thường.
Ăn khoai lang có tác dụng gì với sức khỏe?
Hầu hết mọi gia đình đều sử dụng khoai lang trong thực đơn hàng ngày. Ngày xưa khi còn khó khăn đây được xem là nguồn lương thực chính để xoa dịu cơn đói. Ngày nay khoai lang có thể chế biến đa dạng hơn, bạn có thể đem làm khoai lang luộc, nướng, nấu canh, chè,… tùy theo sở thích của mình.
Chúng ta ăn khoai lang thường xuyên, nhưng rất ít ai hiểu tường tận tác dụng của nó đối với cơ thể. Đi tìm tác dụng của khoai lang cùng mình thôi nào.
Cung cấp dinh dưỡng, bổ sung năng lượng giá trị
Trong hệ thống phân loại, khoai lang là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, xếp trên cả khoai tây. Củ khoai lang là nguồn vitamin A tuyệt vời. Đồng thời cung cấp vitamin C và mangan rất có lợi cho sức khỏe.
Trong thành phần dinh dưỡng của khoai lang còn chứa lượng lớn chất xơ, vitamin B6, kali và sắt. Đây là các thành phần quan trọng giúp chống viêm nhiễm, chống oxy hóa rất tốt. Bên cạnh tác dụng bổ sung dinh dưỡng và năng lượng, ăn khoai lang còn giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, tránh tổn thương cho tế bào.
Điều trị bệnh đái tháo đường
Từ chất dinh dưỡng chống viêm, khoai lang có công dụng trong việc giảm khả năng phát sinh các thể bệnh viêm nhiễm. Đồng thời đây còn là nguồn thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Các nghiên cứu cho thấy khoai lang hỗ trợ cho sự ổn định của nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin. Thành phần caiapo có trong củ khoai lang trắng có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường máu và hàm lượng cholesterol trong bệnh đái tháo đường.
Tăng cường chức năng của tim mạch
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong thành phần của khoai lang có chứa vitamin B tỷ lệ cao. Chất này giúp phá vỡ homocysteine. Đây là hợp chất làm tăng quá trình oxy hóa dẫn đến những tổn thương mạch máu.
Ngoài ra hàm lượng kali trong củ khoai cũng kích thích, giúp cân bằng chất lỏng trong máu, điều chỉnh quá trình co bóp cơ tim hiệu quả. Vì vậy tác dụng của khoai lang đối với hệ tim mạch là rất tốt. Món ăn dân dã này chắc chắn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của gia đình bạn.
Chống ung thư hiệu quả
Khoai lang là nguồn thực phẩm chứa beta caroten tuyệt vời. Đây là một loại sắc tố thực vật chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Vì vậy bổ sung khoai lang sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau.
Đặc biệt hàm lượng nhóm chất chống oxy hóa Anthocyanin được tìm thấy trong khoai lang tím còn có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan có trong khoai lang đều rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ nằm trong đường tiêu hóa sẽ cải thiện sức khỏe của đường ruột. Một số chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Còn các chất xơ không hòa tan sẽ được lên men vi khuẩn trong ruột kết, tạo ra các axit béo để cung cấp năng lượng cho tế bào niêm mạc.
Hỗ trợ giảm cân tốt
Rất nhiều thực đơn giảm cân bằng khoai lang được các chị, các mẹ áp dụng. Trong khoai lang có một lượng calo vừa phải. Cùng với đó, khoai lang có lượng chất béo rất nhỏ, sản nhiệt ít, chỉ bằng khoảng 1/3 so với gạo, là nguồn tinh bột tốt để bạn bổ sung vào thực đơn giảm cân.
Xem thêm: Ăn khoai lang có giảm cân không?
Khoai lang trắng có tác dụng gì?
Chúng ta đều biết khoai lang là loài cây nông nghiệp có rễ củ lớn. Và tác dụng của khoai lang đối với cơ thể là rất tuyệt vời. Vì vậy dù ruột khoai lang có màu sắc nào thì loại khoai đó cũng rất có lợi. Màu sắc của khoai lang được kiểm soát bởi các gen khác nhau. Trên thực tế có thể thấy những củ khoai có nhiều màu sắc như: vàng, đỏ, trắng, tím,… Bạn đang thắc mắc ăn khoai lang trắng có tác dụng gì?
Trong các loại khoai lang kể trên thì khoai lang trắng chứa hàm lượng sắc tố thấp nhất, nhưng hàm lượng tinh bột lại cao nhất. Hàm lượng tinh bột của khoai lang trắng chứa khoảng 25% bao gồm cả: fructose, glucose, sucrose,… Tinh bột chiếm tỷ lệ cao nên khoai lang trắng rất có lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe. Phải kể đến như: điều hòa huyết áp; ngăn ngừa táo bón; giảm viêm, kháng khuẩn; giảm tỷ lệ ung thư,…
Có thể nói khoai lang trắng cũng có hầu hết các tác dụng của khoai lang mang lại cho cơ thể. Đặc biệt đây còn là nguồn thực phẩm thay thế các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như gạo, sắn…
Đọc thêm: Ăn củ sắn có béo không?
Tạm kết
Vậy là bài viết này mình đã giải đáp các tác dụng của khoai lang cho bạn rồi đấy. Nguồn thực phẩm dân dã, quen thuộc được ông cha ta sử dụng từ xưa đến nay không ngờ lại chứa nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy. Đừng bỏ qua nguồn thức ăn dinh dưỡng này trong bữa ăn của gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hãy tiếp tục ủng hộ Blog để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu cùng mình nhé.