Chắc chắn, ai trong số chúng ta cũng đều đã biết đến nước mía và từng uống nước mía ít nhất vài lần trong đời. Đây là một loại nước uống giải khát thông dụng trong những ngày hè, được bày bán ở rất nhiều hàng quán. Tuy nhiên, việc biết được chính xác uống nước mía có tác dụng gì thì không phải ai cũng nắm được.
Có thể nói, nước mía có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện tình trạng răng miệng, cung cấp nhiều năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Giá một cốc nước mía chỉ dao động từ 5.000đ đến 10.000đ, một mức giá rất bình dân nhưng lại giúp chúng ta cải thiện sức khỏe rất hiệu quả.
Vậy cụ thể những tác dụng của nước mía là gì? Hãy tìm hiểu lại thông tin trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu: Ăn sầu riêng có béo không?
Nước mía có tác dụng gì?
Câu trả lời cho câu hỏi uống nước mía có tác dụng gì nằm ở những mục sau:
Nước mía giúp cung cấp năng lượng
Nước bị tiêu hao trong những ngày nắng nóng có thể được bù lại một cách nhanh chóng nhờ một cốc nước mía. Những loại đường đơn có trong nước mía được cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thu, tạo nguồn năng lượng tức thời cần thiết cho cơ thể.
Nước mía giúp tăng cường chức năng gan
Một số chứng bệnh liên quan đến chức năng của gan như vàng da có thể được cải thiện nhờ nước mía. Ngoài ra, các hoạt chất trong nước mía có tác dụng giúp cơ thể nhanh phục hồi và duy trì nồng độ glucose cân bằng trong cơ thể.
Không chỉ vậy, tính kiềm tự nhiên của nước mía cũng giúp cân bằng điện giải, hỗ trợ gan hoạt động, ngăn ngừa tình trạng gan quá tải trong quá trình làm việc.
Nước mía hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Nước mía là một trong những loại thức uống tốt cho hệ tiêu hóa vì có chứa nguồn kali không hề nhỏ. Kali giúp độ pH trong dạ dày được cân bằng, từ đó tạo điều kiện để hệ tiêu hóa làm việc thuận lợi. Ngoài ra, các hợp chất khác trong nước mía còn giúp ích cho dạ dày tiết ra các dịch vị tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Nước mía giúp phòng ngừa ung thư
Nước mía có tính kiềm bởi chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, magie, sắt, mangan, kali…Đặc biệt, nó còn có chứa flavonoid. Do vậy, uống nước mía có thể giúp cho cơ thể ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư phổi.
Nước mía giúp tăng cường sức khỏe thận
Có chứa ít natri và không chứa chất béo bão hòa có hại cũng như cholesterol nên nước mía rất tốt cho hoạt động của thận. Việc chức năng của thận được bảo vệ cũng phần nào giúp ích cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Bên cạnh đó, uống nước mía còn có thể hạn chế tình trạng hình thành sỏi thận.
Nước mía giúp giảm đau do một số bệnh lý
Các bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục, viêm dạ dày…gây ra cho người bệnh sự nóng rát, đau buốt. Một số những hoạt chất có trong nước mía có tác dụng làm giảm sự đau buốt này. Do đó, nếu đang phải điều trị các chứng bệnh trên, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng nước mía với tác dụng giảm đau tự nhiên.
Nước mía tốt cho xương
Trong nước mía có lượng canxi khá cao. Do vậy, việc thường xuyên uống nước mía với liều lượng phù hợp sẽ rất có ích cho hệ xương của cơ thể. Nó giúp cho xương phát triển vững chắc, phòng ngừa một số bệnh lý liên quan.
Nước mía có tác dụng tốt cho răng miệng
Những loại khoáng chất như canxi và photpho rất cần thiết cho việc phát triển của men răng. Nó làm cho men răng luôn chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng răng bị ố vàng, mảng bám và giảm nguy cơ sâu răng.
Ngoài ra, thiếu hụt hai loại khoáng chất này chính là một phần nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ canxi và photpho từ nước mía cũng là một biện pháp tốt cho việc cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Nước mía giúp chữa cảm cúm
Do tính chất kháng viêm, hỗ trợ việc chữa lành các ổ viêm nên khi bị cảm cúm có thể dùng một vài cốc nước mía để cải thiện tình trạng. Bên cạnh đó, các dưỡng chất và vitamin có trong nước mía như photpho, sắt, canxi, magie…còn rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể. Các triệu chứng như viêm họng, cảm lạnh, sốt…sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Đọc thêm: Ăn đu đủ có béo không?
Cần lưu ý gì khi dùng nước mía?
Hẳn qua mục trên các bạn đã biết được chính xác uống nước mía có tác dụng gì. Tuy nhiên, dù nước mía rất tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng, các bạn vẫn cần phải chú ý một số điểm sau:
- Chỉ nên mua nước mía tại các hàng quán đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi mua chú ý xem loại máy ép nước mía mà cửa hàng bán có phải là loại dễ dàng tháo ra để vệ sinh thường xuyên hay không. Các bộ phận của máy ép có sạch sẽ không hay bị cáu bẩn.
- Sau khi nước mía được ép, cần sử dụng ngay, tuyệt đối không để lâu trong không khí quá 15 phút. Nếu không thì cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu như để nước mía ở bên ngoài nhiệt độ thường quá lâu sẽ khiến cho nước mía bị hư hỏng. Khi uống vào cơ thể có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Để đảm bảo lượng đường và dinh dưỡng trong nước mía cung cấp đủ cho cơ thể, chỉ nên uống tối đa 2 ly mỗi ngày. Không nên lạm dụng quá nhiều nước mía để giải khát. Tránh tình trạng dư thừa năng lượng dẫn đến thừa cân béo phì và nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe khác.
- Nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc bổ sung thì không nên uống nước mía.
Lời kết
Bài viết vừa chia sẻ với các bạn về những tác dụng hữu ích của nước mía đối với sức khỏe của con người. Các bạn chắc đã không còn thắc mắc uống nước mía có tác dụng gì mà loại nước uống này lại được ưa chuộng nhiều đến vậy trong những ngày hè rồi phải không?