Thịt chó là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của người Việt, và các món ăn được chế biến từ thịt chó luôn là “sở trường” của cánh mày râu, đặc biệt là dân nhậu. Có thể nói sự kết hợp giữa rượu và thịt chó luôn mang đến cho người thưởng thức một cảm giác rất đỗi thi vị. Ngoài sự ngon ngọt và hương vị đặc trưng ra thì thịt chó còn trở nên cuốn hút người ăn bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nữa. Tuy nhiên thì không phải ai ăn thịt chó cũng tốt, và một số câu hỏi được đặt ra là: Thịt chó nóng hay mát? Nên ăn hay không nên ăn? Sau đây, hãy cùng NGONAZ phân tích và tìm hiểu nhé!
Thịt chó có chất dinh dưỡng gì?
Thịt chó là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, trong 100g thịt chó có chứa:
- Protein: 20g
- Chất béo: 28g
- Canxi: 12mg
- Sắt: 2mg
- Vitamin A: 100IU
- Vitamin B1: 0,06mg
- Vitamin B2: 0,03mg
- Vitamin B3: 3mg
Thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc. Theo Đông y, thịt chó có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Thịt chó thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý, chữa bệnh phong thấp, tăng cường gân cốt, cơ bắp, bổ thận tráng dương,…
Thịt chó nóng hay mát?
Theo Đông Y, thịt chó là một loại thực phẩm mang tính nóng nhưng không độc. Còn theo Tây Y, dưới sự phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100 gr thịt chó sẽ cung cấp cho người ăn một nguồn năng lượng là 348 Kcal, trong khi 100 gr thịt bò chỉ cung cấp khoảng 118 Kcal mà thôi.
Với tính nóng và nhiều thành phần dưỡng chất tốt như protid, lipid, Fe, Ca, P…, thịt chó không chỉ là một nguồn thực phẩm ngon mà còn rất tốt cho cơ địa của những người có máu hàn, chân tay lạnh, khả năng chịu lạnh kém, những người thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi, hay đi ngoài, thậm chí là những người mắc chứng đái dầm.
Khi nào không nên ăn thịt chó?
Thịt chó có tính nóng, phù hợp với người có máu hàn nhưng lại là nguồn thực phẩm kiêng kỵ đối với những người có cơ địa hay nóng, những người mắc chứng khó ngủ, bị táo bón, huyết áp cao, hay bị mụn nhọt, mẩn ngứa, và đặc biệt là phụ nữ mang thai, người mắc các chứng bệnh như ung thư, tim mạch…
Ngoài ra, mặc dù thịt chó có khả năng tăng cường dương lực, chữa được các bệnh về dương hư nhưng việc ăn quá nhiều thịt chó sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái dương thừa âm thiếu. Riêng vào thời tiết nóng nực của mùa hè, bạn nên hạn chế ăn thịt chó, bởi sau khi ăn xong, bạn sẽ thấy cơ thể mình trở nên nóng rực khó chịu ngay lập tức đấy.
Ai không nên ăn thịt chó?
Người tăng huyết áp
Trong thịt chó còn chứa nhiều các chất như protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo vì thế những người tăng huyết áp mà ăn thịt chó sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Người mắc bệnh Gout
Chắc chắn rồi, đối với những người bị bệnh gout cần tuyệt đối kiêng thịt chó vì thịt chó có quá nhiều đạm. Ăn vào là sẽ biết ngay.
Người bị bệnh mạch máu não
Người bị bệnh mạch máu não cũng không nên “nghiện” món ăn nhiều đạm này này vì thịt chó thuộc tính nóng dễ dẫn đến huyết áp tăng cao.
Phụ nữ mang thai
Thai phụ cũng cần tuyệt đối lưu ý, nếu ăn thịt chó dẫn đến nguy cơ về sản giật và tiền sản giật vì thịt chó có vị mặn, tính nóng. Tuy nhiên cũng không hẳn bởi thịt chó hầm thuốc bắc cũng rất tốt đấy.
Người bị bệnh gan
Thịt chó là món ăn “khắc tinh” của người bệnh gan. Bệnh nhân viêm gan, gan nóng tuyệt đối không được ăn thịt chó vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Bị mụn nhọt, lở loét
Người bị mụn nhọt, lở loét thì tốt nhất không ăn thịt chó. Bởi thịt chó tính ôn nhiệt, nếu bị lở loét miệng mà ăn thịt chó, sẽ gây nóng trong làm bệnh nặng hơn.
Người bị táo bón, trĩ
Thịt chó có quá nhiều đạm, rất dễ tích nhiệt khiến người ăn đổ mồ hôi gây tình trạng táo bón, trĩ càng nặng hơn.
Lời kết
Chung quy lại, thịt chó là một loại thực phẩm có tính nóng, không độc, có tác dụng trừ hàn, bổ tỳ thận, trợ dương, thậm chí còn được xem là một loại thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, bạn không nên ăn thịt chó thường xuyên như các loại thịt khác mà chỉ thỉnh thoảng, vào mỗi dịp cuối tuần, cuối tháng mới rủ bạn bè, người thân của mình thưởng thức mà thôi. Giờ thì bạn đã hiểu thịt chó nóng hay mát, lợi hay hại, nên ăn hay không nên ăn rồi phải không nào? Hy vọng sau bài viết này, bạn và gia đình sẽ có kế hoạch thưởng thức những bữa thịt chó ngon miệng và tốt nhất cho sức khỏe của mình nhé!