Hạt điều có mùi thơm béo ngậy, khi ăn cảm giác bùi bùi rất ngon miệng. Trong thành phần dinh dưỡng của loại hạt này có nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Vậy ăn hạt điều có tốt không?
Hạt điều là thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Không chỉ là món ăn vặt quen thuộc mà người ta còn mua những sản phẩm từ hạt điều để làm quà biếu vào những dịp quan trọng như lễ, tết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết ăn hạt điều có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của hạt điều.
Tham khảo: Giá hạt điều bao nhiêu tiền 1kg hiện nay
Ăn hạt điều có tác dụng gì?
Hạt điều mang lại nhiều lợi ích vô cùng quan trọng đối với sức khỏe từ hệ thần kinh, tim mạch cho đến phòng chống thiếu máu, tiểu đường… Do đó, để trả lời cho câu hỏi ăn hạt điều có tốt không, các bạn hãy cùng tìm hiểu tác dụng của loại hạt này dưới đây:
Cải thiện cơ bắp và các dây thần kinh
Nguồn magie có trong hạt điều khá dồi dào nên giúp cung cấp thành phần quan trọng cho cơ, xương phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, magie còn là chất xúc tác để duy trì ổn định huyết áp, giữ cho xương chắc khỏe và đẩy mạnh khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nếu thiếu hụt magie, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi do giảm tổng hợp. Từ đó, sẽ gây ra nhiều mối nguy đe dọa đến sức khỏe.
Hạt điều cân bằng đường huyết, mỡ máu
Đái tháo đường và rối loạn lipid máu là hai căn bệnh thường gặp ở người già. Vì thế, bổ sung hạt điều với liều lượng thích hợp sẽ làm cho nguy cơ mắc các bệnh này giảm xuống. Đồng thời, ngăn ngừa được các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…
Hạt điều giúp cải thiện tình trạng thiếu máu
Trong thành phần của hạt điều có hàm lượng đồng dồi dào và là nguyên liệu quan trọng cho quá trình sinh tổng hợp máu của cơ thể. Ngoài ra, thành phần này còn tốt cho sự phát triển cơ xương khớp và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh loãng xương, loạn nhịp.
Phòng ngừa sự hình thành tế bào ung thư
Acid cardanols, acid anacardic và cardols là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong hạt điều, giúp cải thiện các triệu chứng của người mắc ung thư. Ngoài ra, bổ sung hạt điều còn có tác dụng trong việc ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hạt điều tốt cho tim mạch
Khi ăn hạt điều, các bạn sẽ có cảm giác bùi bùi, béo ngậy đó chính là chất béo. Tuy nhiên, các chất béo này đều rất lành mạnh, được gọi là PUFA và MUFA. Chúng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Nguồn chất béo này được đánh giá là cải thiện tình trạng mỡ máu và tốt cho tim mạch nếu được bổ sung với liều lượng phù hợp.
Ngăn ngừa sỏi mật và tốt cho xương
Sỏi mật là sự xuất hiện một hoặc nhiều viên sỏi rắn chắc như viên đá trong đường mật. Trong khi đó, ăn hạt điều lành mạnh sẽ ngăn chặn sự hình thành những viên sỏi này.
Ngoài ra, photpho có trong hạt điều giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thu carbohydrat, tăng tổng hợp protein và duy trì sự ổn dịnh của các tế bào. Chất này còn là nguyên liệu quan trọng cho việc hình thành và phát triển xương, răng giúp chúng chắc khỏe hơn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Kẽm trong hạt điều chính là thành phần có vai trò quan trọng giúp cơ thể tăng cường quá trình chữa lành vết thương, tổng hợp protein và hệ miễn dịch. Đặc biệt, kẽm còn là vi chất thiết yếu cho em bé đang trong thời gian ở trong bụng mẹ, giúp bé có sự phát triển khỏe mạnh ngay từ những năm đầu đời.
Tác dụng của hạt điều trong chế biến món ăn
Ngoài những công dụng kể trên, các bạn còn có thể dùng loại hạt này trong chế biến món ăn vô cùng ngon miệng và hấp dẫn. Hạt điều thường được dùng làm nguyên liệu trong các loại bánh kẹo như bánh kem, bánh quy hay được dùng trong các món ăn chay…
Tham khảo: Bà bầu ăn hạt điều có được không?
Ăn nhiều hạt điều có tốt không?
Hạt điều cung cấp cho cơ thể bảng dinh dưỡng vượt trội và cực kỳ hữu ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, thực phẩm nào cũng cần bổ sung với liều lượng phù hợp mà không nên quá lạm dụng vì sẽ mang đến những tác dụng không mong muốn. Có thể kể đến như:
- Làm mất cân bằng dinh dưỡng do cơ thể phải dung nạp số lượng lớn. Vì thế, các bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm từ rau xanh, hoa quả tươi, thịt cá để cơ thể được hấp thu đầy đủ các dưỡng chất quan trọng.
- Ăn quá nhiều hạt điều còn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc do phần vỏ của nó có hoạt chất phenolic urusshiol. Độc chất này nếu để cơ thể hấp thụ số lượng lớn sẽ gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
- Nếu ăn hạt điều với số lượng vừa phải thì rất tốt cho chức năng của hệ tim mạch. Ngược lại, việc hấp thu quá nhiều hạt điều sẽ làm cho tình trạng natri tăng quá cao – là nguyên nhân gây tăng huyết áp, mỡ máu tăng cao và tiểm ẩn các bệnh về tim mạch.
- Ăn nhiều hạt điều còn có nguy cơ gây nên tình trạng tăng cân mất kiểm soát, đặc biệt là ở những người thừa cân, béo phì. Trong một chén nhỏ hạt điều cung cấp gần 800 calo. Vì thế, những người có ý định giảm cân hay đang trong chế độ ăn kiêng không nên ăn quá nhiều hạt điều trong khẩu phần ăn của mình.
Ăn hạt điều như thế nào là phù hợp?
Tác hại của hạt điều khi ăn sai cách sẽ như thế nào? Tham khảo nội dung trước của mình nhé. Từ những tác dụng kể trên, có thể thấy rằng ăn hạt điều là giải pháp tốt cho cơ thể trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau nếu như chúng ta ăn đúng cách, đúng liều lượng. Vậy nên ăn loại hạt này với số lượng bao nhiêu là hợp lý thì các bạn hãy theo dõi dưới đây:
- Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g hạt điều, trung bình là khoảng 16 – 18 hạt.
- Nên thưởng thức hạt điều sau bữa ăn. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ thưởng thức 7 – 10 hạt để tránh gây ra tình trạng nóng trong.
- Không nên ăn vỏ hạt điều để tránh gây hại cho sức khỏe.
Tạm kết
Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn hạt điều có tốt không và nên ăn thế nào hiệu quả? Hy vọng bài viết hữu ích và giúp các bạn có thêm kiến thức để sử dụng loại hạt bổ dưỡng này một cách khoa học nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.