Chè thái với màu sắc sặc sỡ từ lâu đã là món chè khoái khẩu của người Việt mỗi khi hè đến. Món chè với nhiều thành phần khác nhau đã tạo nên hương vị đầy cuốn hút, khiến nhiều người mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức. Sau đây, NGONAZ sẽ chia sẻ với bạn 3 cách nấu chè thái ngon để chiêu đãi cả nhà trong mùa hè này nhé!
Cách nấu chè thái hoa quả
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thạch dừa: 20gr
- 1 trái lê
- Mít: 50gr (hoặc có thể là nhãn, chôm chôm, trái cây mà bạn thích)
- Siro: 2 muỗng canh
- Bột sương sáo đen: 50gr
- Bột năng: 100gr
- Lá dứa: 1 bó
- Đường: 10gr
- Nước cốt dừa: 100ml
- Sữa tươi không đường: 300ml
- Sữa đặc: 100gr
- Thịt sầu riêng: 100gr
- Bột rau câu: 2 muỗng cà phê
- Sầu riêng cũng là nguyên liệu quan trọng cho món chè thái hoa quả
Dụng cụ cần chuẩn bị: nồi, bếp, máy say sinh tố,…
Cách nấu chè thái hoa quả
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nhã bỏ vỏ, mít xé sợi. Lê rửa sạch và cắt viên như hạt lựu rồi ngâm trong nước đá cho giòn. Xong xuôi, bạn vớt ra để ráo nước. Tiếp tục trộn 2 muỗng siro vào để tạo màu.
Cho lê trộn cùng 100gr bột năng rồi đem luộc tới khi những “hạt lựu” lê nổi lên thì vớt ra bát nước lạnh.
Bước 2: Làm sương sáo
Hòa 50gr bột sương sáo đen trong 100ml nước, khuấy đều đến khi bột tan hết. Đun sôi 800ml nước rồi trút sương sáo vào khuấy đều tay.
Tiếp theo, bạn cho 2 muỗng canh đường, vài giọt dầu chuối vào, đảo nhẹ tay tới khi nước sôi lăn tăn thì tắt bếp. Bạn đổ hỗn hợp ra khuôn chờ đông.
Bước 3: Làm thạch lá dứa
Rửa sạch lá dứa rồi xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, lọc bỏ bã lá dứa và lấy nguyên phần nước.
Trộn bột rau câu với 100gr đường. Đun sôi 1L nước rồi cho bột rau cầu vào và khuấy đều tay. Khi hỗn hợp sôi, bạn cho nước lá dứa cùng vài giọt dầu chuối vào, đảo nhẹ nhàng rồi tắt bếp. Bạn cho hỗn hợp ra khuôn và chờ đông.
Bước 4: Làm sữa sầu riêng
Lấy 100ml nước cốt dừa, 300ml sữa tươi không đường, 100gr thịt sầu riêng cùng vào 100gr sữa đặc vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Chè thái hoa quả hấp dẫn giải nhiệt ngày hè
Bước 5: Hoàn thành
Cắt sương sáo, rau câu lá dứa thành những miếng vuông vừa miệng ăn. Bạn lần lượt cho từng loại trái cây cùng thạch, sương sáo, lê cắt hạt lựu vào bát và chan sữa sầu riêng lên. Để món chè thanh mát hơn, bạn có thể cho thêm đá bào vào nhé.
Trên đây là cách nấu chè thái hoa quả siêu hấp dẫn. Bạn hãy lưu lại nhé!
Cách nấu chè thái sợi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột năng: 350gr
- Lá dứa: 5 – 6 lá
- Nước cốt dừa: 2 hộp
- Đường, muối, đá xay
Các bước nấu chè thái sợi
Bước 1: Rửa sạch lá dứa, cắt thành từng khúc. Sau đó, bạn trút vào máy xay, thêm chút ít nước để xay được hỗn hợp nhuyễn. Lọc lấy nước cốt lá dứa, phần xác lá bạn bỏ đi nhé!
- Lá dứa rửa sạch cắt khúc
Bước 2: Cho phần nước cốt vừa chắt được vào 200gr bột năng. Sau đó bạn dùng tay để nhào bột. Cứ nhào đều tay cho tới khi bột ngấm và chuyển sang màu xanh.
Bước 3: Rắc chút bột năng lên thớt. Cho phần bột vừa nhào lên trên, cán mỏng đến khi có độ dày khoảng 2cm. Lúc này bạn dùng dao cắt dọc miếng bột sao cho được những sợi có chiều rộng khoảng 1cm.
- Cắt bột thành những sợi nhỏ
Bước 4: Bạn mang những sợi bột vừa cắt đi luộc chín. Luộc khoảng 15 phút thì sợi bột sẽ nổi lên. Lúc này bạn dùng muỗng vớt ra tô nước lạnh. Làm như vậy, sợi bột sẽ không bị nát, dẻo và dai hơn.
Bước 5: Cho lên bếp nồi chứa 250ml nước ấm cùng 150ml nước cốt dừa, thêm chút đường vào và khuấy đều tay. Bạn hòa thêm chút bột năng với nước và đổ vào. Như vậy nước chè sẽ sền sệt, hơi quánh, giúp món chè hấp dẫn hơn. Đun tới khi nước sôi thì bạn tắt bếp.
Bước 6: Bạn cho nốt những sợi chè thái màu xanh đã luộc chín vào bát, chan lên nước cốt vừa đun là được. Để tăng thêm phần hấp dẫn cho bát chè, bạn có thể rắc thêm chút dừa khô, dừa sợi, đậu phộng. Đừng bỏ qua đá bào nếu muốn thưởng thức món chè mát lạnh nhé!
- Thành phẩm chè thái sợi xanh tươi bắt mắt
Nguồn gốc món chè thái
Chè thái xuất phát từ xứ Chùa Vàng – Thái Lan. Đất nước này nổi tiếng với ẩm thực về hương vị và hình thức. Với các nguyên liệu chính như nước cốt dừa, sầu riêng, các loại thạch,… bạn có thể dễ dàng chế biến món chè này tại nhà. Chè thái có mùi vị ngọt, béo đặc trưng. Chất “béo” ở đây là mùi vị ngậy thơm của nước cốt dừa, của sầu riêng thơm nức mũi. Món chè này khi về Việt Nam thì đã được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng của nước cốt dừa. Đến nay, chè thái đã là món chè quen thuộc của người Việt, có mặt từ Bắc vào Nam mỗi dịp hè sang.
Lời kết
Trên đây là 2 cách nấu chè Thái thơm ngậy, hấp dẫn mà mình đã bật mí với bạn. Hy vọng những cách nấu chè thái này sẽ cho bạn và gia đình những chiều hè thưởng thức thú vị nhất. Chúc bạn vào bếp thành công nha.