Nghe đến tiết canh, ngoài tiết canh vịt, heo… đã quen thuộc thì tiết canh bồ câu cũng rất hấp dẫn, rẻ mà ngon khiến cho nhiều đấng mày râu cảm thấy thích thú. Tiết canh bồ câu chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn hỗ trợ điều trị các bệnh khác nữa. Vậy nên thi thoảng thực hiện cách đánh tiết canh bồ câu cho ông chồng nhậu chung với bia rượu cũng không có gì khó đâu nhé.
Chọn bồ câu ngon đánh tiết canh
So với gà hay vịt thì chim bồ câu ngon, bổ và có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn. Đó cũng là lý do mà giá thành của chúng cũng đắt hơn chút xíu. Với các bà mẹ, trẻ em thì nấu cháo chim bồ câu, bồ câu hầm, bồ câu quay… là món ăn khoái khẩu. Nhưng với các ông chồng thì tiết canh bồ câu hãm mới là “chân ái”.
Để có được bát tiết canh ngon nhất, chị em có thể chọn các loại bồ câu khác nhau, trong đó là bồ câu Pháp, bồ câu lai Pháp được đánh giá tốt hơn.
– Nên chọn chim bồ câu trưởng thành, nặng khoảng 400g, béo, khỏe, thịt chắc hơn, phần tiết cũng nhiều, đỏ hơn so với bồ câu ra ràng. Bồ câu ra ràng là chim non mới nuôi được khoảng 15 ngày tuổi, thịt mềm và thích hợp cho các món hầm hơn.
Cách cắt tiết bồ câu chuẩn nhất
Cắt tiết bồ câu là công đoạn quan trọng hàng đầu giúp bạn có được bát tiết đỏ, chất lượng nhất. Tuy nhiên nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì mọi người học hỏi theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định vị trí cắt tiết chim bồ câu
Vị trí này không phải ở cổ mà nằm ở phần khuỷu cánh, nơi có phần động mạch chủ chạy qua. Đặc biệt nơi cắt ở chỗ ức có nhiều thịt nạc. Đây mới là nơi mà tiết ra nhiều nhất.
Bước 2: Mài dao thật sắc và thực hiện
Bạn vặt lông chỗ vị trí cần cắt tiết chim bồ câu. Làm sạch nơi đó, làm sạch cả dao rồi bắt đầu cắt tiết đúng với vị trí đã định trước. Nhớ cắt sâu 1 chút để tiết ra hết. Sau đó bạn cho vào bát con đã chuẩn bị.
Món tiết canh bồ câu nếu biết làm đúng cách sẽ rất ngon và bổ dưỡng. Học ngay công thức mà chúng tôi đã dày công sưu tầm dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1-2 con chim bồ câu
- Nước mắm
- Nước lọc
- Ngò, rau răm, rau húng
- Lạc rang giã dập
- Ớt
- Hạt nêm
- Hạt tiêu
Cách đánh tiết canh bồ câu
Bước 1: Chế biến phần nhân tiết canh bồ câu
Để chế biến phần nhân tiết canh bồ câu có 2 cách thực hiện, tùy thuộc vào sở thích cũng như điều kiện thời gian mà bạn có thể lựa chọn nhé.
Cách 1: Luộc chim bồ câu
+ Bạn làm sạch hoàn toàn phần lông, bỏ hết nội tạng của con chim rồi rửa cùng với chút rượu trắng hoặc giấm, muối để khử mùi tanh của thịt. Lưu ý là bạn để và rửa nguyên cả con.
+ Tiếp theo, chuẩn bị 1 nồi nước, đun sôi với chút muối rồi cho chim bồ câu vào luộc đến khi chúng chín.
+ Bạn cho chim bồ câu ra, để ráo nước, sau đó dùng dao và thớt băm nhỏ và nhuyễn. Đây chính là một phần của nhân tiết canh.
+ Bạn rửa sạch các loại rau húng lủi, bạc hà, ngò rồi băm nhuyễn. Sau đó trộn chung phần thịt chim ở trên vào trộn đều. Cho thêm các loại gia vị như hạt nêm, mì chính vào đảo cùng. Bạn nhớ giữ lại một chút nước luộc thịt chim bồ câu cho công đoạn sau nhé.
Cách 2: Xào chim bồ câu
+ Bạn cũng làm sạch chim bồ câu, rửa sạch bằng rượu trắng hoặc giấm, muối để khử mùi tanh. Vẫn để nguyên cả con chim. Sau đó rửa sạch lại rồi để ráo nước.
+ Sau tiếp, bạn băm nhỏ, nhuyễn phần thịt của chim bồ câu và cho vào bát.
+ Bạn bóc chút tỏi, hành củ, băm nhuyễn. Cho vào chảo phi vàng thơm rồi cho thịt chim bồ câu vào đảo cùng. Nêm chút gia vị như hạt nêm, mì chính, gia vị, hạt tiêu. Xào đến khi thịt chín.
+ Sau đó, bạn cho thịt trộn đều với các loại rau ngò, mùi thái nhỏ là hoàn thiện phần nhân.
Bước 2: Chế biến phần tiết canh bồ câu
– Với tiết canh bồ câu đã cho ra bát sẵn, bạn pha thêm nước lọc vào cùng với chút nước mắm, có thể cho chút nước luộc bồ câu ở đây. Pha sao cho vừa với khẩu vị là được. Tỉ lệ có thể là 2 nước lọc, 1 nước mắm hoặc nhiều hơn.
Bước 3: Hoàn thiện tiết canh bồ câu
– Sau đó, bạn cho phần tiết canh bồ câu lên trên phần nhân đã trộn đều. Để cho chúng tự đông hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh.
– Cuối cùng, bạn cho món tiết canh ra, rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ, vắt chanh lên là có thể thưởng thức ngay nhé!
Lưu ý khi đánh tiết canh bồ câu
Kiểm tra kỹ chất lượng của tiết canh bồ câu trước khi ăn. Tiết canh bồ câu tươi ngon có màu đỏ tươi, không có mùi hôi. Nếu tiết canh có màu nâu, đen, có mùi hôi thì không nên ăn.
Không nên ăn tiết canh bồ câu khi đang có các bệnh lý về đường tiêu hóa, gan, thận, tim mạch.
Không nên ăn quá nhiều tiết canh bồ câu trong một lần. Tiết canh bồ câu giàu đạm, do đó ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến một số chủ đề về thịt chim bồ câu như: khi ăn chim bồ câu kỵ với gì?, nấu chim bồ câu với rau gì cho bé hoặc một số chủ đề phong thuỷ liên quan chim bồ câu số mấy?
Lời kết
Tiết canh bồ câu có nhiều đạm, chất sắt với vị ngọt, mặn, tính ấm với khả năng giải độc điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không dều, họ lấy tiết canh bồ câu trộn với bột xơ mướp, đốt lên làm thành bánh, phơi khô, tán nhỏ ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.
Còn với các đấng mày râu thì cách đánh tiết canh bồ câu trở thành món ăn khoái khẩu cực hấp dẫn trong những dịp tụ họp. Đừng quên theo dõi chuyên mục món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất. Chúc chị em thành công!