Trứng vịt lộn (hột vịt lộn) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Đây cũng là món ăn vặt quen thuộc của đại đa số người Việt. Tuy nhiên một số thực phẩm khi ăn cùng với trứng vịt lộn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh ra các bệnh nguy hiểm. Vậy thì Trứng vịt lộn kỵ gì? trứng vịt lộn không nên ăn với gì? Ai không nên ăn trứng vịt lộn? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của NGONAZ bạn nhé.
Những thực phẩm kỵ nhau nếu được dùng chung sẽ khiến cơ thể bị gánh nặng. Nếu không đào thải được nguy cơ ngộ độc thức ăn là rất lớn. Đừng bỏ qua bài viết sau đây để cùng mình tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
>> Tham khảo: Tác dụng của trứng vịt
Trứng vịt lộn có chất gì?
Trứng vịt lộn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, bao gồm:
Protein: Trứng vịt lộn là một nguồn protein tuyệt vời, cung cấp khoảng 13,6 gram protein trong một quả trứng. Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển và sửa chữa cơ bắp.
Chất béo: Trứng vịt lộn cũng là một nguồn chất béo tốt, cung cấp khoảng 12,4 gram chất béo trong một quả trứng. Chất béo là một chất dinh dưỡng quan trọng cho việc hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, E và K.
Canxi: Trứng vịt lộn là một nguồn canxi tốt, cung cấp khoảng 82 miligam canxi trong một quả trứng. Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của xương và răng.
Photpho: Trứng vịt lộn cũng là một nguồn phốt pho tốt, cung cấp khoảng 212 miligam phốt pho trong một quả trứng. Photpho là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của xương, răng và cơ bắp.
Vitamin A: Trứng vịt lộn là một nguồn vitamin A tốt, cung cấp khoảng 875 microgram vitamin A trong một quả trứng. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng cho thị lực, sức khỏe của da và hệ miễn dịch.
Vitamin B1: Trứng vịt lộn cũng là một nguồn vitamin B1 tốt, cung cấp khoảng 100 microgram vitamin B1 trong một quả trứng. Vitamin B1 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự trao đổi chất và chức năng thần kinh.
Vitamin B2: Trứng vịt lộn cũng là một nguồn vitamin B2 tốt, cung cấp khoảng 300 microgram vitamin B2 trong một quả trứng. Vitamin B2 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự trao đổi chất và sản xuất năng lượng.
Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa một số chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như sắt, kẽm, vitamin C và vitamin D.
Trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 calo. Đây là một con số khá cao, tương đương với khoảng 1/4 lượng calo cần thiết cho một bữa ăn chính của người trưởng thành.
Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa khoảng 13,6 gam protein, 12,4 gam chất béo, 82 mg canxi, 212 mg phốt pho và 600 mg cholesterol.
Với lượng calo và chất dinh dưỡng như vậy, trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng, phù hợp với những người đang muốn tăng cân hoặc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người đang ăn kiêng hoặc giảm cân, cần hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh tăng cân không mong muốn.
Trứng vịt lộn kiêng kỵ với gì?
Trứng vịt lộn là thực phẩm quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần của trứng giàu calo (182 calo), có nhiều chất dinh dưỡng như: protein, vitamin, canxi, photpho, sắt, kali, cholesterol, lipid,…Nếu ăn đúng cách thì trứng vịt lộn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Ngược lại nếu sử dụng sai cách sẽ rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy trứng vịt lộn không nên ăn với gì? Những đại kỵ được các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo bạn nhất định phải ghi nhớ gồm có:
Trứng vịt lộn kỵ với sữa tươi
Các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo rằng không nên ăn chung trứng vịt lộn và sữa. Hoặc uống sữa sau khi vừa ăn trứng vịt lộn. Chúng ta cũng biết trong sữa có hàm lượng chất lactose rất cao. Còn trứng vịt lộn lại chứa nhiều protein.
Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này thì không chỉ khiến cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Thậm chí gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng cho cơ thể.
Sữa đậu nành là tối kỵ
Nếu bạn đang có thói quen uống sữa đậu nành kết hợp cùng ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng thì nên bỏ ngay nhé.
Bởi đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm, phản khoa học. Bên trong sữa đậu nành có chất lysine với hàm lượng chiếm tỷ lệ cao. Nếu lysine kết hợp với protein trong trứng vịt lộn sẽ khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
>> Tham khảo: Giá trứng vịt lộn hiện nay bao nhiêu tiền?
Trứng vịt lộn kỵ với thịt rùa, thỏ, ngỗng
Trứng vịt lộn không nên ăn với gì? Đây là một trong những lời khuyên đến từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu hiện nay. Bởi thịt rùa, thỏ hay ngỗng đều có tính hàn mạnh. Đặc biệt là nhóm thực phẩm này chứa các chất hoạt tính sinh học nếu ăn chung sẽ kích ứng hệ tiêu hóa. Thậm chí khiến cho bạn bị đau bụng, tiêu chảy; nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn.
Nhất là với những ai đang bị cảm cúm, ho, hay chị em đang mang thai tuyệt đối không được kết hợp các loại thực phẩm này với nhau.
Không sử dụng trứng vịt lộn với nước cam ép
Nước cam ép là thức uống có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong nước cam ép có chứa hàm lượng axit tartaric khá lớn. Nếu bạn kết hợp nước cam ép với trứng vịt lộn thì protein trong trứng sẽ phản ứng hóa học với axit này. Khi đó cơ thể sẽ gặp ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ không tốt. Hiện tượng thường xuyên gặp phải gồm có: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng tiêu chảy,…
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn kỵ với gì nhất? Các nghiên cứu đã khẳng định rằng đây là một sự kết hợp không tốt. Uống trà kết hợp ăn trứng vịt lộn, mới nghe thôi đã thấy sai sai rồi.
Việc kết hợp nước trà với trứng vịt lộn sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Bạn sẽ bị khó tiêu, chướng bụng và rất khó chịu. Bởi protein trong trứng sẽ phản ứng với một loại axit có trong lá trà tên là axit tannic.
>> Tham khảo: Trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Ai không nên ăn trứng vịt lộn?
Bên cạnh thông tin trứng vịt lộn không nên ăn với gì, thì những đối tượng không nên ăn loại thực phẩm này cũng là thông tin rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Mặc dù trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng nó không thực sự tốt cho hầu hết mọi người.
Vậy thì đối tượng nào không nên ăn trứng vịt lộn để bảo vệ sức khỏe lành mạnh.
Những người mắc các bệnh về tim mạch
Thành phần của trứng vịt lộn chứa lượng lớn chất đạm và cholesterol. Vì vậy nếu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây nguy hiểm cho tim mạch. Các tác dụng phụ nguy hiểm phải nhấn mạnh như: tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ…
Vì vậy những người thường mắc các bệnh về tim mạch thường được các bác sỹ khuyên không nên sử dụng trứng vịt lộn.
Người bị cao huyết áp
Những người bị huyết áp cao cũng là đối tượng nên kiêng hoặc ăn rất ít trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn là đang nạp vào cơ thể lượng lớn chất đạm và cholesterol. Đây là một trong những chất gây nên tình trạng cao huyết áp không tốt cho sức khỏe.
Người mắc bệnh về gan, tỳ vị
Gan và tỳ vị đóng vai trò thải độc cho cơ thể. Khi nạp chất đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến cho hai bộ phận này phải hoạt động hết công suất. Vì vậy nếu người bị bệnh về gan tỳ vị sẵn sẽ khiến cho tổn hại càng lớn hơn.
Đặc biệt trứng vịt lộn có tính hàn. Cho nên người bị bệnh gan, tỳ vị ăn vào sẽ gây ra các tình trạng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi.
Trẻ dưới 5 tuổi
Trẻ dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy nếu ăn trứng vịt lộn dễ gây ra các tình trạng như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Phụ nữ mang bầu
Phụ nữ mang bầu là đối tượng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nhất là trứng vịt lộn kết hợp với rau răm, gừng tươi nóng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Ở giai đoạn cuối thai kỳ ăn trứng vịt lộn sẽ khiến cơ thể bị tích nhiều đạm, gây ra tình trạng chậm tiêu, sản sinh nhiều cholesterol xấu trong máu ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp,…Thậm chí ăn trứng vịt lộn trong thời kỳ mang thai có thể khiến bạn bị sảy thai.
>> Đừng bỏ lỡ: Ăn trứng vịt lộn có béo không?
Lời kết
Bạn đã biết trứng vịt lộn kỵ với gì? Không nên ăn với gì? Ai không nên ăn trứng vịt lộn rồi đúng không nào? Những thông tin tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không nắm rõ lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hãy tiếp tục ủng hộ mình để tích lũy những kiến thức bổ ích cho sức khỏe nhé. Đừng quên theo dõi chuyên mục món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất.