Cá hồi là thực phẩm giàu chất béo omega ba nên khi ăn dễ bị ngán. Tuy nhiên khi được chế biến để ăn kèm nước sốt chanh dây có vị chua chua ngọt ngọt kết hợp với mùi thơm đặc trưng sẽ làm cho món ăn trở nên ngon và dễ ăn hơn nhiều. Trong bài viết này, Ngonaz sẽ hướng dẫn bạn cách sơ chế và chế biến món cá hồi áp chảo sốt chanh dây này để ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Cách làm cá hồi sốt chanh dây là một món ăn vô cùng thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất. Đây là món ăn rất thích hợp cho bà bầu và trẻ em để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tổng hợp.
Nguyên liệu cần có
Để chế biến khẩu phần ăn cho 1 người bạn chuẩn bị:
- 200gr cá hồi
- 1 bó măng tây
- chanh dây từ 2-3 quả
- 1 củ hành tím
- 2-3 nhánh tỏi
- Bột bắp hoặc bột năng
- Gia vị các loại: Tiêu, đường, muối, hạt nêm
Bạn có thể mua măng tây trong các cửa hàng rau củ hoặc siêu thị, đôi khi người ta cũng có bán trong chợ. Măng tây là loại rau rất bổ dưỡng với bà bầu có khả năng làm nguy cơ khuyết tật liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa các bệnh về đục thủy tinh thể, và giúp mẹ bầu có nhiều sữa sau khi sinh. Vậy nên rất khuyến khích các bà bầu sử dụng loại rau này.
Đối với chanh dây, bạn nên chọn lựa những quả héo, da nhăn nheo vì chúng thường sẽ ngọt hơn, thơm hơn những quả còn tươi. Chúng ta thường dùng quả xanh để pha nước uống, nhưng nếu để nấu ăn thì cần chọn quả đã chín.
Cách làm cá hồi sốt chanh dây
Bước 1: Sơ chế cá hồi
Nếu bạn chế biến món ăn này cho bà bầu và trẻ em thì nên sơ chế kỹ để cá hết mùi tanh. Trước tiên, bạn cho cá hồi vào 1 chậu nhỏ, thêm vào 1 thìa cà phê muối, 2-3 thìa cà phê rượu trắng và đổ nước vào rồi rửa đều các mặt cá.
Bạn cũng có thể sử dụng dấm thay cho rượu, tuy nhiên, bạn lưu ý khi rửa bằng dấm thì phải đợi cho hết mùi dấm mới đem cá đi chế biến, nếu không cá bị dính mùi dấm ăn sẽ không được ngon. Còn nếu rửa với rượu, khi bạn nấu ăn thì mùi rượu sẽ tự bay hơi đi giúp cho miếng cá thơm hơn.
Cá hồi đã được khử tanh thì bạn rửa cá lại một lượt với nước sạch, thấm cho miếng cá khô rồi tiến hành ướp cá.
Với lượng cá hồi như trên, bạn đong ⅓ thìa cà phê tiêu, ⅓ thìa cà phê muối và ⅓ thìa cà phê hạt nêm vào 1 chiếc bát nhỏ và trộn đều lên trước. Bạn nên sử dụng tiêu sọ trắng để món ăn được thơm và ngon hơn.
Gia vị đã sẵn sàng, bạn lấy tay rắc chút một cho đều lên trên từng mặt cá. Bạn nên rắc cao tay để gia vị được đều tránh chỗ thịt ít, chỗ nhiều và lượng muối, tiêu, hạt nêm cũng được đều nhau. Bạn ướp cá trong khoảng 15-20 phút. Trong quá trình ướp, bạn cho cá hồi vào ngăn mát tủ lạnh để giữ cho cá được tươi lâu.
Bước 2: Chuẩn bị măng tây và chanh leo
Trong khi chờ đợi ướp cá hồi, bạn chuẩn bị sốt chanh dây. Chanh dây bạn chọn lấy 2 quả đã chín, vỏ ngoài nhăn nheo. Tiếp theo, bạn cắt đôi chúng ra rồi cho phần ruột vào một cái bát rồi đong vào 70ml nước lọc. Nếu không có dụng cụ đong, bạn có thể lấy muỗng ăn cơm rồi đong vào 7 muỗm là được. Bạn cho tiếp 20gr đường phèn (đường tinh luyện) tương đương với 2 miệng muỗm ăn cơm và ⅓ thìa cà phê muối vào nước cốt chanh vào.
Điểm đặc trưng của sốt chanh dây là vị chua chua ngọt ngọt, bạn lưu ý để không cho nhiều muối quá khiến sốt không được ngon. Tiếp theo, bạn khuấy đều cho sốt tan ra và nêm nếm sao cho vừa miệng với khẩu vị của gia đình và cho ra rây để lọc. Bạn chỉ giữ lại phần nước cốt chanh dây và một vài hạt để trang trí thôi nhé.
Bạn pha riêng ½ thìa cà phê bột bắp hoặc bột năng với chút nước lọc để tạo độ sánh cho sốt. Tiếp theo bạn tiến hành chế biến măng tây.
Với măng tây, khi mua về bạn đem rửa sạch với nước muối pha loãng. Bạn cắt lấy 1 gang tay phần đầu của măng tây và đem bỏ phần khúc dưới đi. Sau đó, bạn cắt khúc khoảng 4-5cm rồi đem xào. Bạn cho vào chảo 1 ít dầu ô liu, đun nóng lên rồi cho măng tây vào. Bạn cho thêm 1 chút muối và tiêu để măng tây được thơm và đậm đà. Bạn đảo măng tây cho vừa chính tới để giữ được độ giòn và ngọt thì cho ra đĩa.
Lúc này, bạn quay trở lại làm sốt chanh dây. Bạn cho nước cốt chanh dây đã được chuẩn bị vào nồi và đun cho nước hơi sôi lên thì đổ bột bắp vào. Bạn lưu ý vừa cho bột bắp vào vừa khuấy đều tay cho sốt đạt độ sánh vừa đủ thì dừng. Nếu không có bột bắp thì bạn đun lửa nhỏ cho tới khi nước chanh cạn đi và sánh lại là được.
Bước 3: Áp chảo cá hồi
Hành tím bạn thái lát, tỏi đập dập rồi cho vào chảo kèm thêm chút dầu ô liu. Bạn phi thơm hành tỏi lên rồi cho cho cá vào. Bạn áp chảo phần mặt thịt của cá trước rồi áp chảo phần da sau cùng. Bạn để lửa vừa để cá vừa giòn ở bên ngoài và mềm ở bên trong. Lửa to quá dễ khiến cá bị cháy còn lửa quá nhỏ sẽ khiến cá chảy nước bên trong ra, làm mất đi vị ngon. Cá hồi vàng đều thì bạn đem bày ra đĩa và thưởng thức.
Bước 4: Thưởng thức thành quả món cá hồi sốt chanh dây
Bạn cho măng tây xếp lên đĩa, đặt cá hồi ở cạnh và rưới nước sốt chanh dây lên. Vậy là bạn đã có một đĩa cá hồi sốt chanh dây ngon đúng điệu rồi, giờ thì thưởng thức thôi nào.
Món cá hồi sốt chanh dây bao nhiêu calo?
Lượng calo trong món cá hồi sốt chanh dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Khối lượng cá hồi: Một miếng cá hồi sốt chanh dây có thể nặng từ 200g đến 300g, thậm chí có thể hơn.
Cách chế biến: Cá hồi sốt chanh dây có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nướng, áp chảo, chiên,… Cách chế biến khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lượng calo của món ăn.
Các nguyên liệu đi kèm: Ngoài cá hồi, món ăn này thường có thêm các nguyên liệu khác như chanh dây, kem tươi,… Các nguyên liệu này cũng sẽ góp phần làm tăng lượng calo của món ăn.
Theo ước tính, một miếng cá hồi sốt chanh dây nặng 200g có thể chứa khoảng 400 calo. Lượng calo này có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo các yếu tố trên.
Đối tượng nào không nên ăn cá hồi?
Cá hồi là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không nên ăn cá hồi, bao gồm:
Người bị dị ứng với cá hồi: Cá hồi là một loại cá có thể gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với cá hồi, bạn có thể gặp các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa, khó thở, buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy sau khi ăn cá hồi.
Người bị bệnh Gút: Cá hồi là một loại thực phẩm giàu purine. Purine là một chất có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến bệnh Gút. Nếu bạn bị bệnh Gút, bạn nên hạn chế ăn cá hồi.
Người bị bệnh thận: Cá hồi là một loại thực phẩm giàu phốt pho. Phôt pho là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho thận. Nếu bạn bị bệnh thận, bạn nên hạn chế ăn cá hồi.
Người bị rối loạn đông máu: Cá hồi là một loại thực phẩm giàu vitamin K. Vitamin K là một chất cần thiết cho quá trình đông máu. Nếu bạn bị rối loạn đông máu, bạn nên hạn chế ăn cá hồi.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn cá hồi sống hoặc cá hồi chưa nấu chín kỹ. Cá hồi sống hoặc cá hồi chưa nấu chín kỹ có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Tạm kết
Vị chua chua ngọt ngọt của chanh dây được hòa quyện với thịt cá hồi thơm phức, béo ngầy ngậy chắc chắc là món ăn giàu dinh dưỡng không thể bỏ qua của các bà bầu và em nhỏ. Phần măng tây được xào vừa tới giòn giòn, thơm thơm càng làm tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn. Giờ đây bạn chỉ cần vào bếp và thực hành ngay thôi nào.