Giấm gạo là gia vị, nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Đây là loại giấm góp mặt trong hầu hết các công thức nấu nướng, góp phần không nhỏ giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Đặc biệt còn là nguyên liệu không thể thiếu cho các món nước chấm, salad, gỏi, nộm,… Hoặc có thể dùng để sơ chế, khử mùi cho nguyên liệu hiệu quả. Hiện tại giấm gạo được bán rất nhiều trên thị trường. Nếu bạn muốn dùng loại giấm đảm bảo, hoàn thành có thể tự làm giấm ngay tại nhà. Xem ngay thông tin chi tiết về giấm gạo là gì? Cách làm giấm gạo tại nhà cùng NgonAZ trong bài viết này nhé.
Giấm gạo là gì?
Theo đó giấm gạo là chất lỏng có vị chua, là thành quả của quá trình lên men rượu etylic. Hiện tại có nhiều loại giấm khác nhau, được ứng dụng rộng rãi cả trong nấu ăn, làm đẹp và đời sống. Ví dụ như: giấm gạo, giấm táo, giấm nho, giấm rượu vang,…
Mỗi loại giấm đều có phương pháp làm, công dụng và ứng dụng khác nhau. Trong đó giấm gạo là loại giấm được sản xuất từ cơm gạo hoặc rượu nếp. Tùy theo thành phần, giấm gạo cũng có khá nhiều tên gọi và màu sắc khác nhau.
Điển hình nếu giấm gạo màu trắng trong suốt hoặc vàng nhạt thì gọi là giấm trắng được làm từ gạo trắng. Loại giấm này được sử dụng phổ biến ở nhiều nước tại châu Á. Hơn nữa nồng độ axit axetic trong loại giấm này cũng thuộc hàng cao nhất.
Còn giấm đỏ được ủ lên men từ gạo hồng hoặc gạo lứt nên có mùi thơm và ít chua hơn. Tuy nhiên giấm đỏ chỉ được sản xuất nhiều ở Trung Quốc. Vì vậy bên cạnh tên gọi là giấm đỏ, loại giấm này còn được biết đến tên khác là giấm Tiều hoặc giấm Tàu.
Có một loại giấm khác nữa cũng khá thịnh hành là loại giấm đen. Đây là loại giấm được sản xuất từ gạo nếp than, vị chua ít hơn giấm đỏ nhưng mùi nồng hơn.
Giấm gạo có tác dụng gì?
Không chỉ giấm gạo mà hầu hết các loại giấm lên men tự nhiên đều mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, giấm có vị chua, tính ôn nên có tác dụng lý khí chỉ huyết, hành thủy tiêu thũng, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, sát khuẩn, dùng làm gia vị rất tốt. Dưới đây là 10 công dụng tuyệt vời mà giấm gạo mang đến cho cơ thể, cùng xem nhé.
Hỗ trợ điều trị bong gân, tan máu bầm
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng giấm gạo có tác dụng giảm bong gân, tan máu bầm cực kỳ hiệu quả. Nếu không may gặp chấn thương, bạn hoàn toàn có thể tự làm tan máu bầm ngay tại nhà rất đơn giản. Tuy nhiên nếu tình trạng nhẹ thì nên áp dụng, còn phức tạp bạn nhớ đến ngay địa chỉ y tế gần nhất để được thăm khám nhé.
Để trị bong gân và làm tan máu bầm nhanh, trong 3 ngày đầu tiên bạn cho giấm vào đá. Tiếp đó dùng miếng gạt hoặc khăn mềm quấn quanh bị trí bị bong gân hoặc tụ máu bầm. Những ngày sau đó có thể đun giấm với nước, để nguội bớt rồi cho khăn nhúng vào đắp lên chỗ bị thương để tình trạng cải thiện nhanh hơn.
Kiểm soát lượng đường huyết
Bổ sung giấm gạo vào chế độ ăn uống hàng ngày mang đến công dụng giảm đường huyết hiệu quả. Theo đó một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thành phần của giấm gạo có tác động rất lớn đến hệ tiêu hóa. Không chỉ kiểm soát khả năng hấp thụ tinh bột mà còn giảm thiểu lượng đường glucose trong máu rất tốt.
Đây quả thực là tin vui dành cho những ai đang bị tiểu đường đấy. Bên cạnh đó, pha một thìa giấm gạo với nước lọc rồi uống mỗi ngày còn giúp kéo dài cảm giác no, ức chế sự thèm ăn của người dùng.
Hỗ trợ hấp thu dưỡng chất tốt nhất
Theo đó các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng giấm gạo có vai trò giúp cơ thể tăng cường hấp thu dưỡng chất. Trong đó điển hình phải kể đến là canxi, vitamin A, C, B,…
Hơn hết axit amin trong giấm gạo còn mang đến tác dụng ức chế sự hình thành của hoạt chất gây ung thư nitrosamine. Bổ sung giấm vào chế độ ăn uống đúng cách, hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé.
Giúp người dùng ngủ ngon, ngủ sâu giấc
Những ai đang bị mất ngủ mà chưa biết đến phương pháp này thì sẽ tiếc hùi hụi đấy. Theo đó giấm ăn được biết đến có công dụng an thần, giúp tinh thần thoải mái và thư giãn. Trước khi đi ngủ bạn chuẩn bị chậu nước giấm hòa tan với nước, ngâm chân khoảng 15 phút thôi là sẽ dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn rồi.
Công dụng chống lão hóa da
Tác dụng làm đẹp da của giấm nói chung và chống lão hóa da của giấm gạo nói riêng cũng là điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Không chỉ bổ sung dưỡng chất vi lượng chống lão hóa. Giấm gạo còn giúp da sáng đều màu, căng mịn hơn.
Cách sử dụng giấm gạo cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần hòa tan 1 thìa café giấm gạo vào 250ml nước lọc, kết hợp với 2 thìa mật ong là được rồi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giấm giúp thanh nhiệt, giải độc gan rất tốt đấy.
Cải thiện tình trạng thâm sạm nám
Tiếp tục là một công dụng tuyệt vời với làn da mà chị em không nên bỏ qua. Theo đó sử dụng giấm ăn đúng cách để rửa mặt, làn da sẽ đạt được độ pH cân bằng. Đồng thời giúp mờ thâm nám, sạm da, da cháy nắng rất hiệu quả.
Bạn chỉ cần pha 1 thìa cafe giấm với nước lọc rồi thấm khăn mềm đắp lên mặt là được. Bạn nhớ mỗi lần chỉ đắp khoảng 3-5 phút rồi rửa sạch lại nhé. Không nên quá lạm dụng hoặc để hỗn hợp này lâu trên da bởi hàm lượng axit axetic trong giấm khá cao.
Gia tăng hương vị cho món ăn
Thông thường khi sơ chế thực phẩm, nhiều chị em có thói quen dùng giấm gạo để làm sạch và khử hôi. Đặc biệt dùng cho đồ tươi sống như thịt cá lại càng hợp.
Bên cạnh đó, giấm có vị chua thế nên khi sử dụng vào các món ăn sẽ giúp gia tăng hương vị rất tốt. Có thể nói giấm gạo là nguyên liệu không thể thiếu trong các món nộm, gỏi, muối chua, salad,…
Chống viêm kháng khuẩn tốt
Thành phần chính của giấm ăn chính là axit axetic. Vì vậy giấm gạo có tính kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó giấm gạo được ứng dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm nhiễm: nấm, viêm da, nhiễm trùng,…
Hơn nữa giấm với tính axit cao cũng được ứng dụng rất rộng rãi trong việc tẩy rửa đồ vật trong nhà bếp, gia đình,…
Công dụng giảm cân hiệu quả, an toàn
Nhìn vào bảng thành phần của giấm gạo, bạn sẽ thấy một số axit quan trọng cho việc giảm cân. Điển hình phải kể đến là axit axetic, axit citric cùng các axit amin có lợi khác.
Theo đó đây đều là các hoạt chất mang đến tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy năng lượng. Đồng thời kéo dài cảm giác no lâu, ức chế cơn thèm ăn cho người dùng.
Cách làm giấm gạo đơn giản
Giấm gạo là loại gia vị dân dã, hết sức quen thuộc, được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Hiện tại bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm giấm gạo trên thị trường. Tuy nhiên việc tự làm giấm gạo tại nhà cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản vài bước là xong rồi. Nàng nào đang tìm kiếm cách làm giấm gạo thì tham khảo ngay nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp trắng: 1kg (hoặc gạo tẻ)
- Đường kính trắng: 400g
- Trứng gà: 2 quả
- Men bia: 500g
- Vải xô lọc bã
- Hũ thủy tinh.
Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp trắng trước hết bạn vo sạch rồi nấu cơm như bình thường. Bạn nên cho nhiều nước một chút, không nên nấu cơm quá khô nhé. Sau khi cơm chín thêm 1,5 lít nước sôi để nguội vào rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm.
Trứng gà tách lấy lòng trắng, lòng đỏ tránh lãng phí bạn chế biến cho món ăn khác nhé. Dụng cụ làm giấm và hũ thủy tinh bạn tiệt trùng rồi để khô nước.
Các bước làm giấm gạo tại nhà
Bước 1: Sau 1 đêm, bạn lấy nồi cơm ra vải xô chắt lấy nước cốt giữ lại phần bã. Còn phần nước gạo vừa lọc cho vào chậu sạch. Lấy 4 bát con nước cốt gạo hòa với đường rồi khuấy cho tan hết.
Bước 2: Tiếp tục cho hỗn hợp nước đường với cơm đun sôi trên bếp. Bạn lưu ý chỉ đun với lửa vừa, nấu khoảng 40 phút thì tắt bếp rồi để nguội hẳn.
Bước 3: Hòa nước gạo vừa để nguội với men bia theo tỷ lệ 1:1. Tiếp đó chia đều hỗn hợp vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Đậy nắp kín rồi để khoảng 1 tuần ở nơi thoáng mát cho giấm lên men tự nhiên.
Bước 4: Sau 4 tuần, bạn cho hỗn hợp giấm vào nồi có phần đế dày rồi đun. Khi đun cho lòng trắng trứng gà vào. Cuối cùng tiếp tục cho hỗn hợp nguội rồi cho vào hũ bảo quản. Thế là bạn đã hoàn thành xong hũ giấm gạo trong, thơm rồi.
Thành phẩm
Giấm gạo sau khi hoàn thành phải có mùi thơm nồng đặc trưng, nước giấm trong, không bị kết tủa hay có cặn. Giấm thành phẩm bạn bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Cách cho giấm gạo ăn không hỏng
Làm giấm đơn giản, vậy cách nuôi con giấm mà ông bà ta thường nói thực hiện như thế nào. Con giấm là con gì, liệu trong hũ giấm có con giấm thật hay không.
Thực chất con giấm là cách mà mọi người nói về lớp men vi sinh màu trắng nổi lên bề mặt trong quá trình làm giấm. Dưới góc nhìn khoa học, đây là những con vi khuẩn axetic có kích thước vô cùng nhỏ. Những lợi khuẩn này kết hợp tạo nên lớp váng trắng đục và dày lên trên bề mặt giấm.
Trong quá trình ủ giấm lên men, bạn nên thường xuyên mở nắp để không khí lọt vào bên trong. Và sau khi lấy phần giấm đầu tiên, bạn có thể giữ lại con giấm để tiếp tục nuôi và làm mẻ giấm gạo khác.
Thực chất cách cho giấm gạo ăn cũng thực chất là chuẩn bị mẻ nước gạo trộn với men bia khác mà thôi. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước ở trên, tiếp đó cho mẻ con giấm trước đó vào để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.
Lời kết
Như vậy là mình đã chia sẻ các thông tin tổng quan về giấm gạo là gì? công dụng của giấm gạo và cách làm giấm gạo tại nhà rồi đấy. Chỉ điểm qua một chút cũng có thể thấy giấm gạo mang đến những lợi ích rất lớn với sức khỏe. Hơn nữa cách tự làm giấm gạo sử dụng trong nấu nướng cũng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin thiết thực về gia vị này cho bạn. Tiếp tục đồng hành cùng chúng mình để khám phá thêm nhiều kiến thức bếp hữu ích nhé.