Món cà na ngâm chua ngọt quá nổi tiếng và quen thuộc với người dân miền Tây. Từng trái cà na thấm đường, quyện chút chua chua ngọt ngọt, mặn mặn ăn vặt quá hấp dẫn. Ngoài ra, mỗi vùng miền đều có cách chế biến cà na ngâm chua ngọt khác nhau. Nếu chưa biết mẹo làm ra sao thì cả nhà học ngay 3 cách làm cà na ngâm chua ngọt đơn giản dưới đây nhé!
->> Tham khảo: Cách làm mận ngâm đường ngon không nổi váng
Cách làm cà na ngâm chua ngọt miền Tây
Với món cà na ngâm chua ngọt có những nguyên liệu rất đơn giản với đường, muối, ớt…cùng với công đoạn thực hiện chỉ trong tích tắc thôi nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 kg cà na
- 1 kg đường
- 1/4 kg muối
Các bước làm cà na ngâm chua ngọt miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Trước tiên với cà na, bạn mua về, rửa sạch. Sau đó thì bắt đầu khía dọc từ 4-5 đường xung quanh cà na từ chóp quả đến cuối.
– Tiếp theo, bạn ngâm cà na vào 1 chậu nước muối pha loãng. Bạn pha mặn 1 chút cũng được để loại bỏ bớt vị chua và chát từ nhựa quả. Nhớ là dùng vật nặng đè lên trên cho quả chìm xuống. Mọi người để qua đêm hoặc trong 8 tiếng là được.
– Sau đó thì cho cà na ra, rửa sạch vài lần rồi để ráo nước.
Bước 2: Đun sôi cà na
– So với món ngâm khác thì cách muối cà na ngâm chua ngọt có điểm khác biệt, đó chính là bạn tiến hành đun cà na. Bạn bắc 1 chiếc nồi lên bếp. Sau đó cho cà na vào, nhớ để ngập quả với lượng nước vừa đủ.
– Bạn nấu đển khi cà na mềm đi. Khi bóc quả cà na mà thịt bị tróc đi tức là đã chín.
– Tiếp theo, bạn vớt hết ra, xả lại với nước lạnh rồi để cho ráo.
Bước 3: Làm hỗn hợp cà na ngào đường
– Cách làm cà na ngâm chua ngọt với nước ngâm từ đường, muối khá đơn giản. Bạn cho 250g đường hòa trong 750ml nước. Sau đó, thì đun sôi cho đường tan hết.
– Đợi đến khi đường đã tan 100% thì bạn cho cà na vào, khuấy vài lần rồi tắt bếp. Nếu mà không thích thì bạn bỏ qua công đoạn này. Nghĩa là khi đường tan, bạn bắc xuống, cho nước đường nguội đi.
Bước 4: Tiến hành làm cà na ngâm chua ngọt
– Bạn cho hỗn hợp cà na cùng với đường vào hũ thủy tinh là tốt nhất hoặc cho vào hũ nhựa.
– Sau đó, bạn đậy kín nắp vào, bảo quản ở nơi khô thoáng. Hoặc chị em cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần cũng được.
Đến lúc ăn, bạn cho món cà na ngâm chua ngọt ra, chấm kèm cùng muối ớt thì quá hấp dẫn. Hương vị của món siêu độc đáo này vừa kích thích vị giác, vừa tốt cho cả sức khỏe nữa nhé.
Với cách muối cà na chua ngọt này, bạn chỉ cần để qua một ngày là có thể lấy ra để chiêu đãi mọi người.
->> Xem thêm: Cách làm cà na ngâm đường
Cách làm cà na ngâm chua ngọt mắm đường
Thay vì phải chờ đợi quá lâu thưởng thức vị ngon của cà na ngâm chua ngọt, chị em học ngay cách làm đơn giản dưới đây cùng với chút đường, mắm, rau mùi nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 400g cà na
- 100ml nước mắm ngon
- 3 quả ớt thái nhỏ
- 50g đường trắng
- Rau mùi rửa sạch, ngâm muối loãng
- Ít vỏ chanh rửa sạch, xắt nhuyễn
Các bước làm cà na ngâm chua ngọt mắm đường
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Trước tiên với cà na, bạn rửa sạch, cũng khía cà na thành 4-5 phần như trên. Cho vào ngâm với nước muối pha loãng, để qua đêm, nhớ dùng vật nặng đè lên trên cho quả chìm xuống.
– Sau đó, bạn vớt ra, rửa sạch nhiều lần rồi cho ra rổ, để ráo nước.
Bước 2: Nấu mắm đường chua ngọt
– Bạn bắc nồi lên, cho nước mắm cùng đường trắng vào khuấy tan. Đợi khi hỗn hợp nước mắm sôi, đường tan hết thì tắt bếp, để nguội.
Bước 3: Tiến hành làm cà na ngâm chua ngọt mắm đường
– Bạn xếp cà na vào hũ thủy tinh sạch, cho hỗn hợp nước mắm đường vào ngập trái.
– Sau đó thì cho rau mùi, vỏ chanh, ớt thái nhỏ vào chung. Dùng vật nặng đè lên quả cà na cho thấm đều gia vị. Đậy nắp hũ.
Với cách làm cà na ngâm chua ngọt đơn giản như trên, bạn chỉ để khoảng 3 tiếng là có thể thưởng thức ngay rồi nhé.
->> Tham khảo: Cách làm nộm bắp cải
Cách làm cà na ngâm chua ngọt của người Tày
Vùng Tây Bắc cũng có món cà na ngâm chua ngọt cũng rất độc đáo mà cách làm đơn giản lắm nhé. Chị em muốn đổi vị mới thì đừng bỏ qua công thức dưới đây nha.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1kg cà na
- 250g muối hạt
- Nước đun sôi để nguội
Cách làm cà na ngâm chua ngọt của người Tày
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Trước tiên với quả cà na, bạn rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước nấu chín đều.
– Tiếp đến, bạn xem cùi trám xem thịt đã tách khỏi phần hạt chưa, có độ dẻo và hương thơm đặc trưng thì vớt ra, để nguội.
Bước 2: Tiến hành làm cà na ngâm chua ngọt
– Bạn cho trái cà na vào chum hoặc vại đất để bắt đầu muối. Chị em pha nước đun sôi để nguội với muối hạt, đổ ngập chum cà na, đậy kín nắp lại.
– Với cách làm cà na ngâm chua ngọt của người Tày sẽ có vị hơi ngọt, lên men khoảng 2 tuần mới lấy ra ăn được.
Trong quá trình lên men, cà na tiết ra ít nhựa đen nên chúng thường tạo thành từng mảng nhựa đen nổi lên trên bề mặt nước ngâm trong chum. Thi thoảng, người ta mở chum ngâm cà na, vớt hết phần màng này rồi đậy nắp lại. Với nguyên liệu chính là cà na ngâm chua ngọt, người Tàu có cách làm món cà na nấu thịt kho siêu hấp dẫn. Vị tràm muối hơi chua nhẹ, bùi bùi cùng vị ngọt tự nhiên của trái nơi đầu lưỡi vẫn giòn dai ăn hòa không chán.
Cà na là quả gì?
Cà na hay còn có tên gọi khác là quả trám (miền Bắc), gián quả, thanh quả… là một loại cây thuộc chi Trám. Trám có 2 loại: trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl). Quả cà na chính là loại trám trắng.
Trước đây cà na được xem như là loại cây dại bởi chúng mọc hoang tại các vùng đất phèn mặn ở miền Tây. Cà na thường được thu hoạch vào khoảng tháng 7 (khoảng tháng 8 âm lịch). Trái cà na có quả hình bầu dục nhọn, dài 3 cm. Quả già có màu xanh đậm, vị chát, còn trái chín có màu xanh nhạt, vị chua.
Những công dụng của trái cà na
Theo Đông y, trái cà na có vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc, vào 2 kinh Phế và Vị (Phổi và Dạ dày).
Công dụng của quả cà na được ghi chép trong nhiều sách y khoa như cuốn “Thực liệu bản thảo” hay “ Nhật hoa tử bản thảo”. Có thể kể đến một số công dụng bất ngờ đến từ trái cà na sau:
- Dùng để chữa sưng hầu, sưng amidan, ho nhiều
- Trái cà na tươi còn xanh có thể dùng để giải độc rượu, chữa ngộ độc do cá độc, con dải.
- Trái chín có tác dụng an thần, chữa động kinh.
- Nhân hạt cà na có tác dụng trị giun và hóc xương.
- Vỏ cây cà na dùng để trị dị ứng sơn, đau nhức răng.
- Nhựa cây cà na được chưng cất để lấy tinh dầu dùng trong điều chế nước hoa, xà phòng,…
Bên cạnh đó, cà na còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao cho cơ thể như: canxi cao, sắt, vitamin C.
Một số chất như thymol, P-cymene, nerol, geraniol, S-cadinene, B-caryophyllene, a-copaene, elemol,…
Chính vì vậy cà na rất thích hợp cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và những người trung niên có cơ thể bị suy nhược.
Lời kết
Vậy là cả nhà đã học được cách cà na ngâm chua ngọt quá đơn giản với 3 công thức ở trên. Mọi người học hỏi ngay, thi thoảng để ăn vặt hoặc chế biến với nguyên liệu khác cũng rất hấp dẫn nhé. Đừng quên theo dõi món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất nhé. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình thân yêu!