Cách nấu bún bò Đà Lạt không khác nhiều so với bún bò Huế, tuy nhiên, với sự biến tấu phù hợp sẽ mang đến hương vị đậm bản sắc riêng của người dân nơi đây.
Nếu bạn đã từng đến Đà Lạt và thưởng thức món bún bò ở những địa điểm nổi tiếng nhất vùng thì chắc hẳn có thể cảm nhận được một hương vị rất riêng được sáng tạo nên bởi con người ở vùng đất thơ mộng này. Nhưng về cơ bản thì nguyên liệu, các thức gia vị và cách chế biến bún bò của người Đà Lạt cũng vẫn khá giống với cách chế biến của người Huế.
Ngay bây giờ hãy cùng vào bếp học ngay cách nấu bún bò Đà Lạt và thử xem hương vị món bùn bò này khác gì so với bún bò Huế nổi tiếng nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 1kg chân giò heo
– 500gram nạm bò
– 1 bát tô huyết bò hoặc huyết lợn (có thể có hoặc không)
– 200gram chả bò hoặc chả cua (có thể có hoặc không)
– 200gram bún sợi to
– 7 nhánh sả
– 2 củ hành tây
– 1 củ tỏi
– 1 củ gừng
– 1 quả chanh
– 1 ít giá đỗ
– 1 ít hoa chuối thái nhỏ
– 1 ít húng quế và mùi tàu
– 1 ít hành lá
– 3 thìa canh dầu màu điều
– 2 thìa canh mắm ruốc
– Các loại gia vị thông dụng khác trong cuộc sống.
Cách nấu bún bò Đà Lạt chuẩn vị nhất
Bước 1: Sơ chế nạm bò và chân giò
Với chân giò heo, nếu thích ăn nạc thì chọn mua chân giò sau, còn nếu thích ăn giòn sần sật thì bạn hãy chọn mua chân trước nhé. Sau khi mua về, bạn sơ chế sạch sẽ rồi rửa bằng nước muối loãng, sau đó rửa lại bằng nước lạnh chặt chân giò ra thành những khoanh tròn mỏng vừa ăn.
Chân giò heo sau khi chặt ra xong thì bạn rửa lại với nước rồi cho tất cả vào nồi nước sôi luộc qua để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bên trọng. Sau khi luộc xong, bạn lại rửa lại bằng nước sạch rồi để ra rổ cho ráo.
Còn với nạm bò, sau khi mua về, bạn rửa sạch rồi cho vào nồi luộc cùng 1 ít gừng thái lát cho sạch và thơm. Bạn luộc nạm bò ở mức lửa nhỏ chừng 2 tiếng đến khi thịt mềm, có thể xiên qua dễ dàng được là đạt yêu cầu. Luộc xong thì bạn vớt nạm bò ra đĩa cho nguội bớt rồi thái thành những miếng mỏng vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Với huyết bò hoặc huyết heo, bạn mua sẵn rồi mang về luộc chín thành khối to, sau đó thái miếng vuông vừa ăn. Lưu ý là nên mua huyết ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé. Còn nếu không thích ăn huyết thì bạn không cần mua cũng được.
Với chả cua, bạn nặn ra thành những viên nhỏ, tròn rồi luộc cùng trong nồi nước luộc nạm, luộc đến khi chả cua chín nổi lên trên mặt là được. Sau đó, bạn vớt chả cua ra cho vào một cái bát tô riêng. Nếu không mua được chả cua, bạn có thể thay thế bằng chả giò, chả bò hoặc không cho chả cũng không sao.
Với sả, bạn lột bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch rồi đập dập và cắt khúc.
Với hành tây, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi bổ đôi, một nửa bạn cắt đôi, còn nửa còn lại thì thái mỏng vừa ăn.
Với hành lá, húng quế, mùi tàu, bạn nhặt rửa sạch sẽ rồi thái nhỏ. Còn với các loại rau ăn kèm khác, bạn sơ chế sạch sẽ rồi để ráo hẳn nước đi là được.
Bước 3: Tiến hành nấu bún bò Đà Lạt đơn giản
Đầu tiên, bạn cho giò heo đã sơ chế xong xuôi vào nồi nước, bắc lên bếp đun sôi rồi hạ nhỏ lửa và hầm liu riu cùng 3 nhánh sả đập dập, 1 củ hành tây bổ đôi. Bạn hầm khoảng 1 – 2 tiếng để nước dùng thanh ngọt và ra hết chất xong xương. Lưu ý là trong quá trình hầm cần thường xuyên vớt bọt nâu để nước được trong veo nhé.
Trong quá trình đợi hầm chân giò heo, bạn có thể tranh thủ chuẩn bị các công đoạn khác:
– Cho 100ml nước lạnh vào bát, sau đó hòa tan 2 thìa canh mắm ruốc vào.
– Bắc chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn vào đun nóng rồi cho 4 nhánh sả đập dập vào phi thơm lên. Sau đó, bạn lấy bớt sả ra và thêm vào 3 thìa canh dầu màu điều.
– Bạn tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi trút hỗn hợp tỏi, ớt, hành băm nhuyễn vào phi thật thơm. Khi hỗn hợp ngả sang màu vàng đẹp mắt thì tắt bếp.
Nồi nước hầm chân giò heo sau khi ninh xong thì bạn đổ bát nước mắm ruốc đã hòa tan vào nồi, lưu ý đổ từ từ và gạn bỏ phần cặn đi nhé. Sau đó, bạn nêm nếm thêm với 2 thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh muối và 2 thìa canh đường, gia giảm gia vị sao cho vừa miệng. Cuối cùng, bạn thêm hỗn hợp sa tế đã chế biến trong lúc chờ hầm nước dùng vào nồi, đun sôi lại rồi tắt bếp.
Lưu ý: bún bò chuẩn vị Đà Lạt sẽ ít cay hơn so với bún bò Huế bởi người Đà Lạt không giỏi trong việc ăn cay đâu đấy nhé.
Bước 4: Hoàn thành món bún bò Đà Lạt
Khi ăn, bạn chỉ việc trụng bún qua nước sôi, sau đó vớt ra để ráo nước. Khi bún đã ráo, bạn cho vào bát tô.
Tiếp theo, bạn thêm móng giò, chả cua, thịt nạm bò, huyết, hành lá thái nhỏ, mùi tàu thái nhỉ, hành tây thái nhỏ lên trên bún.
Xong xuôi thì bạn chan phần nước dùng thơm ngọt, đậm đà vào nữa là xong.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được cách nấu bún bò Đà Lạt cực đơn giản rồi. Vị nước dùng ngọt thơm, các nguyên liệu ăn kèm béo ngậy, ngọt đậm đà hòa quyện cùng vị chua thanh của chanh và sự cay nồng vừa phải của ớt sẽ mang đến cho bạn và gia đình một món ăn tuyệt vời. Và chẳng cần đi đâu xa, bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn những điều tuyệt vời của thành phố Đà Lạt mộng mơ. Chúc bạn thực hiện thành công cách nấu bún bò Đà Lạt này nhé!