Chân vịt nướng, chân vịt luộc, chân vịt chiên nước mắm, hay đơn cử món chân xịt xào sả ớt… là những món ăn quen thuộc từ chân vịt đối với nhiều gia đình rồi. Tuy nhiên, chân vịt còn có thể làm rất nhiều món ăn lạ miệng khác. Chị em đã biết làm cách nộm chân vịt rút xương sao cho thơm ngon, giòn dai đổi khẩu vị cho cả nhà hay chưa?
Một đĩa chân vịt nộm rút xương phải đạt tiêu chuẩn nhất định như chân vịt không bị hôi, xương vịt được rút cẩn thận, tỉ mỉ mà không làm nát da vịt. Các loại gia vị gia giảm phải vừa miệng và đậm đà hương vị. Ngoài ra, việc chọn nguyên liệu làm món nộm cùng chân vịt cũng rất quan trong. Không phải cứ nguyên liệu nộm nào cũng phù hợp với món ăn này.
Chuẩn bị mua nguyên liệu
- Chân vịt: 10 cái
- Cà rốt: 1 củ to
- Xoài xanh: 1 quả
- Gừng: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 2 quả
- Hành tím: 1 củ
- Hành tây: nửa củ
- Rau thơm: Rau răm, húng gai
- Gia vị: Bột nêm, đường, nước mắm, tiêu bắc xay, rượu trắng, giấm.
Cách làm nộm chân vịt rút xương
Hãy cùng tìm hiểu xem cách làm chân vịt nộm rút xương vừa nhanh vừa chuẩn vị ra sao qua bài viết này. Đừng bỏ qua món ăn lạ miệng, đậm đà hương vị này cho một dịp cuối tuần đông đủ nhé!
Bước 1: Sơ chế chân vịt
Bóc sạch lớp màng màu vàng bên ngoài chân vịt, chặt bỏ phần móng. Nếu có bất cứ phần tật nào trên phần chân vịt thì bóc sạch và dùng dao nhọn khoét bỏ phần thịt bị biến dạng. Sau đó rửa sạch một lần với nước.
Chân vịt cần phải được tiến hành khử mùi hôi sạch sẽ trước khi chế biến. Hãy xát muối sạch sẽ một vài lần vào từng chiếc chân vịt. Tiếp đến đập dập một ít gừng, thêm một chút rượu trắng tạo thành hỗn hợp ngâm chân vịt khoảng 10 phút. Như vậy chân vịt sẽ sạch mùi hôi tanh.
Rửa lại với nước sạch, vớt ra để cho chân vịt ráo nước.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Cà rốt, xoài xanh đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ. Dùng nạo nạo thành từng sợi nhỏ. Sau khi nạo xong, ngâm cà rốt và xoài xanh sợi trong một tô nước đá. Như vậy món ăn sẽ thêm phần đậm vị và giòn hơn.
Hành tím, tỏi và ớt rửa sạch, thái nhỏ.
Hành tây rửa sạch, thái thành những miếng múi cau mỏng. Ngâm trong một bát nước giấm loảng để cho hành tây giảm bớt mùi hăng.
Rau răm, húng gai nhặt bỏ gốc già, lá úa rồi rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút. Vớt ra để cho ráo nước rồi thái nhỏ.
>> Tham khảo: Cách làm gỏi vịt kết hợp bắp cải ngon mê mẩn
Bước 3: Rút xương chân vịt
Mình đã có hẳn một bài hướng dẫn các bạn rút xương chân vịt rồi. Các bạn có thể tham khảo tại đây nhé.
Dùng một chiếc kéo nhọn sắc, rạch một đường sâu từ cổ chân vịt kéo xuống giữa bàn chân vịt một cách nhẹ nhàng. Khi kéo đến giữa bàn chân thì đưa kéo 45 độ, cắt đứt toàn bộ phần gân đi kèm. Đảm bảo sao cho kéo chỉ chạm đến phương mà không làm xương bị gãy.
Tiếp đến dùng kéo rạch từ bàn chân xuống đến các ngón chân. Trong khi di chuyển đến gần cuối các đốt, chú ý cảm nhận đốt cuối để nhẹ nhàng đưa kéo 45 độ, tách đứt gân và sụn xương ngón chân vịt ra.
Sau khi đã rạch đứt hết gân, bỏ kéo ra, dùng tay bẻ mạnh rồi vặn nhẹ xương chân vịt dựa theo các đốt. Sau đó tách phần xương ống bên trong ra.
Làm lần lượt với từng chiếc chân vịt còn lại cho đến hết.
Bước 4: Luộc chân vịt đã rút xương
Đun một nồi nước sôi kèm với một chút gừng đập dập.
Đổ phần chân vịt đã rút xương vào luộc khoảng 5 phút cho chân vịt chín. Sau đó vớt chân vịt ra một tô nước đá để sẵn. Bước này sẽ giúp cho thịt chân vịt săn lại, khi làm món nộm sẽ giòn và dai hơn.
Bước 5: Pha nước nộm
Công thức pha nước nộm dựa theo tỉ lệ: 2 thìa nước lọc, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, hành tỏi và ớt băm. Nếm thử xem đã hợp với khẩu vị của gia đình mình chưa và có thể thêm bớt gia vị cho vừa miệng.
Bước 6: Trộn nộm chân vịt rút xương
Chuẩn bị một tô lớn, đảm bảo sẽ chứa được hết số nguyên liệu đã chuẩn bị.
Cho chân vịt đã rút xương, xoài, cà rốt, hành tây vào. Từ từ cho phần nước nộm đã chuẩn bị đổ vào tô. Dùng đũa trộn đều. Để khoảng 5 phút cho chân vịt và các nguyên liệu khác ngấm gia vị rồi nêm nếm thêm cho vừa miệng.
Rắc rau răm, húng gai đã thái nhỏ và một chút tiêu bắc lên trên. Trộn đều rồi múc ra đĩa mời cả nhà thưởng thức.
>> Tham khảo: Món nộm chân gà rút xương
Yêu cầu món chân vịt nộm rút xương
Khi đã thành phẩm, món chân vịt nộm rút xương cần phải đạt các yêu cầu sau:
- Chân vịt không bị hôi, có sự trắng giòn, dai mà vẫn có độ mềm nhất định.
- Nước trộn nộm vừa miệng, không quá cay hoặc quá mặn.
- Nước mắm không bị quá nồng át hết mùi thơm của chân vịt và các nguyên liệu khác.
Lời kết
Như vậy với cách nộm chân vịt rút xương theo hướng dẫn trên, chị em đã có thể giúp cả nhà có những trải nghiệm ẩm thực mới từ món chân vịt. Đừng quên theo dõi chuyên mục Món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất. Chúc các chị em thành công với món ăn thơm ngon này!