Món bò bít tết có tiếng Pháp là bifteck, tiếng Anh là Beefsteak. Đây là một món ăn có xuất xứ từ phương Tây với đặc trưng là miếng thịt bò được cắt lát mỏng và phẳng, thường được cắt vuông góc với các sợi cơ và sau đó được nướng chiên, áp chảo ở nhiều cấp độ chín của món bò bít tết khác nhau: từ sống, tái, chín… cùng kết hợp với các gia vị chuyên dụng như dầu, mỡ, hành tây, nước sốt…
Bò bít tết là một món ăn phổ biến và được ưa chuộng tại Mỹ, đồng thời món ăn này du nhập tại Việt Nam khá lâu, bò bít tết cũng là món ăn khá quen thuộc trong phong cách ẩm thực hiện đại của người Việt. Để giúp các bạn hiểu thêm về món bít tết, mình sẽ giới thiệu thêm chút thông tin tới các bạn các cấp độ chín của món bò bít tết khác nhau phù hợp với khẩu vị của từng người.
Beefsteak là gì?
Bò bít tết, hay còn được gọi là beefsteak, là một món ăn có nguồn gốc từ tiếng Pháp “bifteck”. Đây là món ăn chỉ sử dụng miếng thịt bò được cắt lát mỏng và phẳng, với các sợi cơ được cắt vuông góc, và được chế biến bằng cách nướng trên vỉ, áp chảo hoặc nướng trong lò ở nhiệt độ cao.
Beefsteak được chuẩn bị bằng cách nấu thịt bò ở nhiều nhiệt độ khác nhau để đạt được độ chín khác nhau tương ứng với sở thích của mỗi thực khách. Thông thường, món ăn này được kèm với sốt và các loại rau củ quả khác nhau. Hiện nay, các món beefsteak ở các nước khác nhau được biến tấu và chế biến theo cách riêng, tạo ra hương vị đặc trưng và phong phú cho món ăn này.
Căn thời gian để có độ Beefsteak hoàn hảo
Để có một miếng Beefsteak ngon đòi hỏi đầu bếp phải có kỹ thuật về nhiệt độ và điều chỉnh cấp đọ chín khác nhau dựa trên yêu cầu của khách hàng. Bạn phải biết kiểm soát được thời gian khi bạn nấu nếu không có thể làm hỏng toàn bộ món bò bít tết.
Ở Việt Nam, món beefsteak thường được ăn ở mức độ well done (chín hẳn) thì ở Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới lại thích ăn ở mức Medium Rare. Theo Châu Âu – nơi là quê hương của món Steak thì có tới 6 cấp độ chín của miếng thịt bò là: Blue Rare – Rare – Medium Rare – Medium – Medium Well – Well Done.
Raw – Thịt bò sống hoàn toàn
Raw là kiểu Beefsteak chưa qua chế biến, thịt sống hoàn toàn. Đây là cấp độ chín của món bò bít tết dạng sống. Thịt bò sống hay đâu đó bạn sẽ tìm thấy món Steak tartare. Đây là một món thịt được làm từ thịt bò sống xay nhuyễn rồi trộn đều với rượu mạnh hoặc nước cốt chanh cùng một số loại gia vị và lòng đỏ trứng sống.
Nguồn gốc của món Steak Tartare: Là một món ăn xuất thân từ Trung Á nhưng lại rất phổ biến ở các nước châu Âu.
Món ăn này rất kén người ăn bởi được phục vụ sống hoàn toàn, nhưng theo một số người đã từng tưởng thức thì dễ nghiện bởi hương vị tươi ngon của thịt sống được ướp rất đậm đà và vừa miệng. Đặc biệt món ăn này rất bổ dưỡng với hàm lượng acid amin khá cao. Tuy nhiên, với món ăn này nguyên liệu cũng phải lựa chọn tốt, thịt bò mới giữ được độ dinh dưỡng cũng như hương vị.
Blue rare – Thịt bò chín 10%
Cấp độ chín của món bò bít tết 10% thì coi như vẫn là thịt sống, do công đoạn nướng thịt rất nhanh. Mỗi mặt của thịt bò chỉ tiếp xúc với nhiệt trong khoảng thời gian là 30 giây chỉ đủ làm cháy xém bên ngoài rồi lấy thịt ra ngay. Kiểu nướng này dùng khi bên trong vẫn còn sống lạnh, để kích thích thêm vị giác thì nhiều người sẽ vắt thêm chanh cho có vị chua chua hoặc chấm sốt tiêu xanh xen kẽ cay nồng. Nhiệt độ trong miếng thịt khá thấp từ 10 – 29°C.
Rare – Thịt bò chín 25%
Cấp độ chín của món bò bít tết 25%. Mức độ Rare này thịt bò có phần chín nhỉnh hơn Blue rare trên một chút xíu, thịt cũng được nướng cháy xem trên 2 mặt thịt bò trong khoảng thời gian 2 phút cho mỗi mặt và nhiệt tiếp xúc vào sâu trong giữa nên miếng thịt bên trong sẽ có chút ấm nhẹ nhưng vẫn đảm bảo giữ được độ đỏ tươi và mọng nước. Nếu muốn ăn bít tết ở cấp độ này ngon, thì các bạn nên dùng miếng thịt có độ dầy khoảng 1 đốt ngón tay. Nhiệt độ thịt từ 30 – 51°C.
Medium rare – Thịt bò chín 50%
Cấp độ chín của món bò bít tết 50%. Medium rare là thịt cân bằng sống và chín, đây theo mình mới gọi là bò tái. Theo như mình tìm hiểu thì cấp độ này là cấp độ được nhiều thực khách rất yêu thích bởi độ chín lý tưởng cho những thực khách lần đầu thưởng thức món ăn này. Các đầu bếp sẽ nướng thịt với thời gian lâu hơn, muốn đạt ở mức này thì bạn nướng thịt trong 3 – 4 phút mỗi mặt, canh đều thời gian cho mỗi mặt. Độ chín của thịt tăng dần hơn một tí, màu đỏ tươi ở mức độ Rare sẽ nhạt đi, phần thịt tái hồng nhiều hơn, bề mặt thịt có màu nâu mỏng. Nhiệt độ thịt là 57 – 63°C.
Medium – Thịt bò chín 75%
Cấp độ chín của món bò bít tết 75%. Thịt được nướng kĩ hơn ở 4 phút mỗi mặt thịt. Thông thường, mức độ này được chọn để thưởng thức khá nhiều ở châu Á, vì độ chín tái vừa tới, thịt nóng nhưng vẫn còn độ ẩm ngọt bên trong. Nếu bạn là người mới ăn beefsteak lần đầu thì mức độ này là sự lựa chọn an toàn nhất đấy. Nhiệt độ thịt lúc này là 63 – 68°C.
Medium well – Thịt bò chín 90%
Tương tự như medium, khi thực khách yêu cầu để đạt được kiểu Medium Well thì đầu bếp sẽ nướng thịt trên than 5 phút mỗi mặt, thịt lúc này chín dần đều, bên trong chỉ còn một chút màu hồng nhẹ, bên ngoài thịt xém màu rám nâu. Nhiệt độ thịt nóng hơn ở 72 – 77°C.
Well done – Thịt bò chín 100%
Cấp độ chín của món bò bít tết 100%. Với kiểu Beefsteak chín hoàn toàn, mỗi mặt thịt sẽ được nướng trong thời gian 6 phút. Thịt khi nướng xong sẽ có màu nâu hấp dẫn với nhiệt độ trên 77 độ C, có mùi thơm nhất trong các cấp độ.
Đừng quên tham khảo cách ướp thịt nướng ngon tại nhà cho những món nướng thêm phần hấp dẫn hơn.
Tạm kết
Beefsteak hay thịt bò bít tết là món ăn được rất nhiều người ưa thích không chỉ ở Việt Nam và cả trên thế giới. Bài viết này cung cấp thêm một chút thông tin về cấp độ chín của món bò bít tết để bạn biết thêm khi đi ăn hàng để lựa chọn cho phù hợp. Bởi lẽ sở thích và khẩu vị của mỗi người khi thưởng thức món này là khác nhau: người chuộng kiểu tái, người thích chín hoàn toàn…Vì thế, mà nhân viên nhà hàng cần phải biết 7 cấp độ Beefsteak để sẵn sàng tư vấn cho thực khách cũng như bạn hãy là người thưởng thức thông thái rất am hiểu khi gọi thịt bò bít tết nhé.