Hạt dổi rừng được nhiều người biết đến như là một loại gia vị đặc sản của núi rừng Tây Bắc với hương thơm nồng nàn, quyến rũ và rất khó tả. Hạt dổi không chỉ dùng làm gia vị trong ẩm thực mà còn xuất hiện trong một số bài thuốc dân gian của người dân đồng bào Tây bắc để chữa các chứng đau xương khớp,tiêu hóa…. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn hạt dổi là gì? Tác dụng của hạt dổi, hạt dổi dùng để làm gì cũng như cách sử dụng hạt dổi đúng cách.
Vùng đất núi rừng Tây Nguyên nổi tiếng với nhiều đặc sản nhưng tiêu, điều hay cà phê… Những du khách đến với vùng đất ngoài bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên con người nơi đây còn bị hấp dẫn bởi hương vị hấp dẫn, đa dạng của ẩm thực nơi đây.
Hạt dổi là một hương liệu không thể thiếu trên gác bếp của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc. Đây chính là nét truyền thống gắn bó với sinh hoạt đồng bào dân tộc nơi đây, cho đến ngày nay đã trở thành nguồn kinh tế nuôi sống nhiều gia đình.
Trong lớp vỏ cây dổi có chứa 0,24% alcaloid, còn thân cây dổi chứa thành phần chính là chất camphor chiếm 23,8%. Trong Tinh dầu vỏ thân cây dổi có chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%. Các thành phần nêu trên đây đều có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị bệnh đau bụng, khó tiêu.
Thành phần chính tạo nên hương thơm và giá trị cho hạt dổi chính là Tinh dầu cây dổi. Phần thịt quả và hạt dổi chứa thành phần chính là tinh dầu safrol ( vối tỷ lệ lần lượt là 70,2 và 72,9%). Theo các nghiên cứu trong hạt dổi già có hàm lượng tinh dầu cao hơn nhiều so với hạt dổi non. Bên cạnh đó, hạt dổi còn chứa một số thành phần dinh dưỡng như flavonoid và alkaloid.
Hạt dổi là hạt gì?
Hạt dổi là gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn ẩm thực vùng Tây Bắc Việt Nam từ xa xưa.
- Hạt dổi gia vị đặc sản Tây Bắc
Từ xưa nay đồng bào người Thái ở vùng Tây Bắc đã sử dụng hạt dổi làm gia vị cho các món chấm và dùng làm gia vị để ướp thực phẩm như thịt Bò/ thịt Trâu/ thịt Lợn khô hoặc món Lạp Xưởng.
Các món ăn từ nguyên liệu hạt dổi có thể kể đến như là món canh Măng Pửng (Dùng đọt Măng Giang non thái khúc, ngâm ủ trong 3 ngày với nước tro nhạt, rồi vớt măng nấu với xương Bò). Món thịt lợn rừng luộc chấm với muối chấm làm từ hạt dổi thì đặc biệt thơm ngon, đậm vị.
Hạt Dổi Rừng đã phơi khô có mùi thơm rất đặc biệt, khi sử dụng phải nướng sơ trên than hồng. Khi đó hạt Dổi Rừng sẽ nở căng ra và bốc mùi thơm ngào ngạt, sau đó đem hạt dổi giã nhỏ để sử dụng.
Ở Hòa Bình hạt dổi đã được dùng làm gia vị cho các món ăn dân gian nổi tiếng như thịt lợn Mường, thịt gà/ thịt vịt nấu măng chua, các nước chấm làm từ hạt dổi, cá nướng với hạt dổi và rất nhiều món ăn thơm ngon khác làm từ hạt dổi….
Nguồn gốc hạt dổi
Cùng với hạt Mắc Khén hạt dổi rừng cũng là loại gia vị độc đáo của ẩm thực các dân tộc tộc vùng núi Tây Bắc. Hạt Dổi Rừng ở đây có mùi thơm rất đặc trưng, được sử dụng làm gia vị cho các món chấm, và gia vị ướp thịt cho các món cổ truyền…
Hạt dổi là hạt được sinh từ cây dổi nằm sâu trong rừng Tây Bắc. Cây dổi thường sinh trưởng một cách tự nhiên ở sâu trong rừng. Cây dổi không có quá nhiều cành, thân mọc thẳng và là một loại cây thân gỗ cao lớn. Khi hạt dổi chính và được gió làm rụng, những người dân thường thu nhặt loại hạt này đem bán.
Mùa dổi ra trái và chín rụng nhiều nhất là vào thời điểm cuối mùa Thu và đầu Đông hàng năm tức là vào khoảng tháng 10, 11. Cây dổi thông thường có hạt màu đen hoặc vàng và quả dổi có hình tròn hoặc bầu dục. Tùy theo từng loại hạt mà có kích thước to nhỏ khác nhau..
- Hạt dổi gia vị đặc sản vùng cao Tây Bắc
Dổi ở nước ta thường có 2 loại: dổi tẻ – để lấy gỗ và dổi nếp- loại để lấy hạt. Loại dổi tẻ có hạt khá cứng và có mùi hắc nên không được sử dụng để làm món ăn. Loại dổi nếp, có hạt rất thơm ngon hơn và thường được gọi với tên là thứ “vàng đen của Tây Bắc”.
Hạt dổi để làm gì?
Dùng hạt dổi làm một loại gia vị cho các món chấm
- Các món nước chấm từ hạt dổi
Hạt dổi thường được sử dụng làm gia vị góp phần tăng thêm hương vị cho món ăn.Hạt đổi có công dụng chính là tăng thêm vị đậm đà, hấp dẫn hơn cho các món ăn.
Các món ăn khi thêm hạt dổi vào sẽ thưởng thức được vị cay cay nơi đầu lưỡi, hòa quyện với vị thơm nhè nhẹ, kích thích khứu giác và vị giác. Bạn sẽ khó lòng nào có thể quên được những món ăn có hương vị đặc biệt này.
Hạt dổi sau khi thu hoạch được phơi khô đủ nắng sẽ chuyển sang màu đen bóng. Khi sử dụng bạn nên rang hoặc nướng chín hạt dổi để hạt dậy mùi thơm. Sau đó bạn đem hạt đi xay nhuyễn dùng làm muối chấm rất thơm ngon.
Dùng hạt dổi làm gia vị để ướp các món ăn
- Hạt dổi dùng làm gia vị ướp món ăn
Cũng giống như hạt mắc khén hay hạt tiêu hạt dổi kích thích vị giác của con người đồng thời cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng hạt dổi cho các món nướng, bằng cách sử dụng hạt dổi để ướp các loại thịt.
Các món thịt ướp với hạt dổi nướng có hương vị rất riêng biệt, thịt có vị đậm đà, cay cay nhè nhẹ, khi sử dụng có hương thơm nồng nàn khó cưỡng.
Hạt dổi có nhiều tác dụng chữa bệnh
- Hạt dổi vị thuốc quý trong y học dân gian
Hạt dổi cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền phương Đông, hạt dổi có tính ôn, không nóng và có mùi thơm đặc trưng. Hạt dổi có công dụng cải thiện sức khỏe hệ tim mạch, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hạt dổi cũng là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp mãn tính hoặc cấp tính.
Hạt dổi là một vị thuốc quý được ví như nhân sâm ngàn năm ở Tây Bắc bởi những tác dụng của nó đối với bệnh tiêu chảy và hệ tiêu hóa, giúp cải thiện sự cân bằng đường ruột khi sử dụng những món ăn hàn lạnh.
Rượu hạt dổi
- Rượu hạt dổi
Công dụng của rượu hạt dổi
Hạt dổi là được xem như là một vị thuốc khi ngâm cùng với rượu. Rượu hạt dổi có thể được dùng xoa bóp ngoài da rất hữu hiệu với các trường hợp sau:
– Giảm đau nhức xương khớp
– Giảm đau ở vùng vai gáy
– Giảm đau thần kinh tọa
– Hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
– Điều trị chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu
– Giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài do lạnh bụng….
Cách đơn giản để ngâm rượu từ hạt dổi
Bước 1: Nướng hạt dổi trên bếp than đến khi dậy mùi, để hạt nguội. Sau đó đâp hạt cho nát vụn.
Bước 2: Bỏ hạt dổi đã đập dập vào hũ và cho rượu vào ngâm. Tỷ lệ ngâm: 100g hạt dổi ngâm tương với khoảng 1 lít rượu, ngâm rượu trong khoảng 2 đến 3 tuần là có thể dùng được.
Cách dùng rượu hạt dổi: Mỗi khi sử dụng lấy một lượng ít rượu hạt dổi khoảng 1 thìa thấm vào đầu ngón tay và xoa bóp ở những vùng bị đau nhức. Thực hiện xoa bóp mát xa nhẹ nhàng trong thời gian khoảng 20 phút để rượu thấm vào các khớp cơ, tới khi bạn cảm thấy vùng da nóng nên là được. Kiên trì dùng thường xuyên một thời gian sẽ thấy hiệu quả.
Hạt dổi có tác dụng gì
Hạt dổi là vị thuốc quý trong y học dân gian phương Đông còn được xưng như là một loại nhân sâm của Tây Bắc. Hạt dổi có rất nhiều công dụng cho sức khỏe như chữa các bệnh về tiêu hóa hay xương cốt. Không những vậy rất dễ ăn và dễ sử dụng.
- Hạt dổi vị thuốc quý cho sức khỏe
Hạt dổi là dược liệu có vị cay thơm, tính nóng và có giá trị rất lớn trong y học. Theo các sách y học Đông phương hạt dổi có các công dụng sau:
– Hạt dổi giúp xua tan cảm lạnh và hỗ trợ hiệu quả cho dạ dày
– Kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn,ngon miệng và làm cho món ăn có mùi thơm hấp dẫn
– Hạt dổi có tính ấm có tác dụng làm ấm trung tiê
– Tốt cho hoạt động tiêu hóa và thúc đẩy bài tiết mồ hôi
– Giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy do lạnh bụng
– Giúp cơ thể tiết mồ hôi, trị bệnh phong hàn
– Giảm triệu chứng ngạt mũi, làm thông mũi họng hiệu quả
– Thêm hạt dổi giúp các món ăn lâu hỏng chứng tỏ hạt dổi còn có tính sát trùng, kháng khuẩn.
– Rượu hạt dổi được người dân đồng bào Tây Bắc xem thần dược cho xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống…
Lời kết
Việc sử dụng hạt dổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày và đúng cách là một cách hữu hiệu giúp cơ thể thêm khỏe mạnh và tránh được nhiều loại bệnh tật về đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Hạt dổi rừng trên thị trường có giá khá cao nên khi mua cần tìm chọn nơi uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như bảo quản nơi thoáng mát, kín đáo. Hy vọng bài viết cung cấp các kiến thức hữu ích cho bạn về loại hạt tuyệt vời này.