Ngày Lễ ông Công ông Táo vào 23 Tháng Chạp âm lịch báo hiệu dịp Năm mới sắp đến. Tất cả người dân Việt Nam sẽ chuẩn bị mâm cúng thật tươm tất để tiễn các ông lên chầu trời, báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Tuy nhiên để quá trình này không gặp sơ sót, bạn tìm hiểu ngay mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản 3 miền, bắc trung nam đến chi tiết nhất dưới đây nhé.
Ý nghĩa của ngày Lễ cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo được xem là các vị thần cai quản, giám sát việc bếp núc cũng như công việc khác của gia chủ. Ngoài ra, vị thần này còn giúp ngăn ma quỷ xâm nhập vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.
Cúng ông Công ông Táo dịp giáp Tết chính là lời mong cầu cho một năm mới yên bình, no đủ, không gặp những vận hạn, xui xẻo.
Thời gian cúng ông Công ông Táo 2024 chính xác nhất
Theo lịch dương 2024, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ 6- ngày 2/2 Dương lịch. Nếu vẫn còn bận rộn công việc, mọi người có thể cúng lễ trước bắt đầu từ 21 âm lịch. Tuy nhiên nhớ là phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ trong khung giờ từ 11h- 13h ngày 23 Tháng Chạp. Như vậy mới kịp cho các ông lên chầu trời.
Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản nhất
Vì ngày lễ này cũng rất quan trọng và gắn với sự tích ông Công ông Táo trong dân gian nên mâm cúng sẽ có một chút khác biệt.
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo
Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:
– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Gồm 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ cho các ông táo có 2 cánh chuồn. Mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Nếu muốn giản lược hơn, bạn chỉ cần cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
– Cá chép: Là phương tiện di chuyển của các ông Công ông Táo lên chầu trời. Mọi người có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được.
Sau khi cúng lễ xong, thả cá chép sống xuống sông mang ngụ ý “cá chép hóa rồng” và phóng sinh tích đức làm việc thiện.
– Tiền vàng.
– 1 chiếc áo.
– 1 đôi hia bằng giấy.
Ngoài ra, màu sắc của mũ, áo, hia cúng ông Táo thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào Ngũ Hành như sau:
- Năm hành KIM: Cúng mũ, áo và hia màu vàng
- Năm hành MỘC: Cúng mũ, áo và hia màu trắng
- Năm hành THỦY: Cúng mũ, áo và hia màu xanh
- Năm hành HỎA: Cúng mũ, áo và hia màu đỏ
- Năm hành THỔ: Cúng mũ, áo và hia màu đen
– Các gia đình có trẻ con thường cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy hay gà mới lớn. Mục đích muốn nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứatrẻ sau này nhiều nghị lực, thông minh.
Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản
Ngoài các lễ vật chính ở trên, mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản còn tùy thuộc vào quan niệm cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Có người sẽ làm lễ mặn nhưng cũng có người làm lễ chay.
Nhìn chung, mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản, truyền thống bao gồm:
1 đĩa gạo | Xôi gấc |
1 đĩa muối | Giò heo |
3 chén rượu | Canh mọc |
Trái cây tươi, trà,rượu, cau trầu,… | Cá chép nướng hoặc cá lóc nướng |
1 tập giấy tiền, vàng mã | Thịt heo luộc |
1 lọ hoa cúc (hoặc 1 lọ hoa đào nhỏ) | Gà luộc hoặc quay |
Đèn nhang | Đĩa rau xào |
Hương đốt | Hành muối |
Ngày nay nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị đầy đủ nên các món ăn cũng sẽ giản lược hơn. Trên thực tế, mâm cúng ông Công ông Táo ở mỗi vùng miền lại có nét đặc sắc riêng.
Mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc
Mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc thường có các món truyền thống như xôi gấc, bánh chưng, nem rán, giò lụa, dưa hành, canh miến lòng gà,… Mỗi món ăn làm hàm chứa ý nghĩa rất sâu sắc.
– Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Bên trong là gạo nếp, đậu xanh, thịt heo mang ngụ ý các loài cây cỏ, động vật,…
– Xối gấc có màu đỏ tươi sáng giống như vầng thái dương mang lại sự may mắn, thịnh vượng, cát tường.
– Gà luộc luôn có trong mâm cỗ miền Bắc vì sự tích “gà gọi mặt trời”. Nó mang ý nghĩa thể hiện sức mạnh của con gà, khả năng kết giao và điều khiển đất trời. Ngoài ra, trong 12 con giáp thì gà (Dậu) còn biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ.
– Nem rán là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Lớp nhân ngoài giòn rụm còn bên trong hòa quyện đủ các nguyên liệu từ thịt băm, trứng, củ đậu, cà rốt, giá đỗ, mộc nhĩ, nấm,… siêu hấp dẫn.
– Nộm đu đủ là món ăn giúp cho mâm cỗ trở nên hài hòa, cân bằng hương vị, giải ngán. Muốn có được món nộm ngon, sau khi nạo sợi đu đủ, cà rốt, bạn nên ngâm nước muối loãng làm sạch nhựa. Tiếp đến rửa sạch rồi vắt ráo nước. Sau đó là trộn nước đường, giấm, muối theo khẩu vị, để cho ngấm, chắt nước. Cuối cùng mới cho thêm lạc rang, rau thơm thì món nộm sẽ khô ráo, giòn ngon hơn.
– Dưa hành: Nếu gia đình có thêm đĩa dưa hành nữa thì quá hấp dẫn. Nó cũng giúp tăng hương vị, dễ tiêu hóa, giảm độ ngấy cho mâm cỗ.
Mâm cúng ông Công ông Táo miền Trung
Với người miền Trung, mâm cơm cúng ông Công ông Táo có sự pha trộn giữa cả miền Bắc và miền Nam. Trong đó vừa bao gồm cơm, canh, gà luộc, thịt luộc, nem rán của người Bắc. Còn vẫn có thêm món xôi chè đặc trưng của người Nam.
Ngoài ra, một số vùng có món cá thu hay cá ngừ là hương vị đặc trưng của người dân nơi đây.
Mâm cúng ông Công ông Táo miền Nam
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người Bắc. Các món ăn chủ đạo vẫn xuất hiện như giò, bánh chưng, nem, hành muối, gà luộc,… Bên cạnh đó sẽ có thêm đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen,…
Nhìn chung, một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản và phổ biến nhất ở miền Nam thường bao gồm các món như:
Gà luộc hoặc quay. | Củ kiệu, củ cải muối. |
Thịt heo luộc. | Canh mọc. |
Đĩa rau xào. | Trái cây tươi |
Giò heo. | Trầu cau |
Xôi gấc. | Trà, rượu |
Như đã chia sẻ ở trên, người miền Nam có thêm món chè xôi vào mâm cúng 23 tháng Chạp. Hoặc không thì chỉ cần một mâm trái cây đơn giản cũng đã thể hiện rõ lòng thành.
– Điểm khác biệt trong lễ cúng ông Công ông Táo 3 miền
MIỀN BẮC | MIỀN TRUNG | MIỀN NAM | |
Thời gian cúng | Bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa 23 tháng Chạp. | Đêm 22, rạng 23 âm lịch. | Từ 20h00 đến 23h00 ngày 23 tháng Chạp. |
Lễ vật cúng | Cá chép sống | Con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương. | Mũ, áo và đôi hia bằng giấy. |
Mâm cỗ cúng | Xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem… | Đồ cúng, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng mới và tượng cũ cạnh nhau. Mâm cơm phải có cá thu hoặc cá ngừ. | Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc, đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen… |
Mâm cúng ông Công ông Táo với món chay
Hiện nay, nhiều người Việt chuyển sang làm mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản bằng món chay. Tuy là món chay nhưng vẫn đầy đủ các món ăn hấp dẫn. Ví dụ như:
Mâm cúng ông Công ông Táo chay số 1
– Xôi gấc chay – Gà chay xào sả ớt – Canh thập cẩm – Mướp xào giá đỗ chay – Nem rán chay – Chè chay bột lọc |
Mâm cúng ông Công ông Táo chay số 2
– Xôi gấc chay – Sườn xào chua ngọt chay – Nấm đùi gà sốt bơ – Canh nấm chay – Giò chay – Chè chay |
Thứ tự khi cúng ông Công ông Táo
– Bước 1: Bạn chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mâm cỗ để cúng ông Công ông Táo
– Bước 2: Sau đó bạn thắp nhang và đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời
– Bước 3: Đợi khi hương đã tàn bớt khoảng 2/3, bạn có thể lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… Nếu cẩn thận hơn thì đợi hết hương rồi mới lễ tạ cũng được.
- Bài văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng chạp đầy đủ, chuẩn nhất
- Chọn hoa cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
- Những món ăn được cúng trong ngày Ông Công Ông Táo
Như vậy bạn đã tìm hiểu đầy đủ mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản gồm có những lễ vật, món ăn gì cho phù hợp. Cuối năm bận rộn, mọi người tranh thủ sắm sửa dần để có được mâm cúng tươm tất nhé.