Chuyện là sáng nay mình có được một người bác cho 5 con cá chép to, nhìn con nào con nấy béo ú nu, tươi sống không thể nào hấp dẫn hơn. Đang loay hoay lên mạng tìm cách chế biến thì bỗng nhìn thấy gợi ý cách làm ruốc cá chép cho bé ăn dặm, bà bầu cũng ăn được tại nhà. Đọc sơ qua thì cũng dễ, nhìn thành phẩm vàng ươm bắt mắt ra phết, mà lại còn cho cả trẻ con ăn dặm được. Phải thử ngay xem sao vì mình cũng có đứa cháu đang tập ăn dặm mà dạo này thấy nó hơi lười ăn.
Tham khảo: Cách làm ruốc thịt gà thơm ngon
Ruốc cá chép có chất gì?
Ruốc cá chép là một món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, được làm từ thịt cá chép đã được xay nhuyễn và rang chín. Thành phần dinh dưỡng của ruốc cá chép tương tự như cá chép tươi, bao gồm:
– Chất đạm: Ruốc cá chép là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ bắp.
– Chất béo: Ruốc cá chép chứa một lượng chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo omega-3, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, trí não và thị lực.
– Vitamin và khoáng chất: Ruốc cá chép chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A, vitamin B12, sắt, kẽm,…
Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng chi tiết của 100g ruốc cá chép:
Thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Năng lượng | 250kcal |
Chất đạm | 30g |
Chất béo | 15g |
Carbohydrate | 0g |
Chất xơ | 0g |
Vitamin A | 250mcg |
Vitamin B12 | 0,5mcg |
Sắt | 3mg |
Kẽm | 2mg |
Cách làm ruốc cá chép đơn giản
Cách làm ruốc cá chép đơn giản hay còn gọi là kiểu truyền thống, đây là cách làm ruốc từ xưa tới nay, ruốc có vị ngọt, không cần nhiều nguyên liệu mà vẫn thơm ngon.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá chép: 1.5 – 2 kg
- Gừng
- Muối
- Hạt tiêu
- Mắm
Các bước làm ruốc cá chép đơn giản
Cá chép bạn chọn những con to, nhiều thịt làm ruốc cho ngon.
Khi mua về, bạn tiến hành mổ cá, đánh vảy, làm sạch sẽ và khử mùi tanh bằng nước cốt chanh hoặc rượu trắng. Để tiết kiệm thời gian thì có thể nhờ người bán làm sạch luôn.
Ướp cá với gừng đập dập, muối, hạt tiêu trong vòng 1 tiếng.
Sau khi ướp xong, bạn cho cá vào nồi hấp cách thủy, chú ý tránh để nước hấp tiếp xúc với cá sẽ làm cá có vị nhạt, mất đi hương vị vốn có. Cá chép hấp chín xong, bạn chờ cho nguội rồi đeo găng tay vào, gỡ xương và da cá ra, chỉ dùng mỗi phần thịt để làm ruốc.
Phần thịt cá chép bạn xé nhỏ, dùng chày giã nhẹ cho tơi ra, khi rang sẽ bông hơn.
Bắc 1 cái chảo lên bếp, rang ruốc cá với lửa nhỏ, không cần cho thêm dầu ăn hay gia vị nữa vì lúc ướp đã đủ độ mặn rồi.
Cứ đảo đều tay cho đến khi ruốc vàng, khô lại thì tắt bếp.
Tham khảo: Cách làm ruốc nấm khô, nấm tươi
Cách làm ruốc cá chép trứng cho bà bầu, trẻ em
Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em đang độ tuổi ăn dặm thì không thể nào bỏ qua món ruốc cá chép trứng này, bởi nó rất bổ dưỡng và tốt cho sự phát triển của em bé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá chép: 1 kg(bắt buộc chọn những con có trứng)
- Gừng, hành tím, sả
- Rau thì là: 1 nắm nhỏ
- Các gia vị khác: muối, tiêu bột, mắm, hạt nêm…
Các bước làm ruốc cá chép trứng cho bé ăn dặm, bà bầu
Cá chép mua về rửa sạch, nên làm nhẹ nhàng và cẩn thận để phần trứng cá không bị vỡ nát.
Nếu thấy cá có mùi tanh nồng, có thể dùng rượu trắng và muối để khử mùi.
Chặt cá chép thành từng khoanh vừa, ướp với gừng, hành tím, rau thì là và sả trong 20 phút, lưu ý là hấp cách thủy.
Khi cá chín, bạn tiến hành lọc bỏ xương và da rồi xé nhỏ thịt cá chép.
Bắc 1 cái chảo to lên bếp, cho cá chép vào, trút luôn phần trứng vào xào cùng, trong quá trình xao ruốc, bạn dùng thìa to ấn mạnh xuống để ruốc bông và tơi ra.
Cứ tiếp tục đảo cho đến khi ruốc khô lại thì nêm nếm gia vị gồm muối, nước mắm, hạt nêm, thêm chút xíu tiêu cho thơm. Rang cho ruốc vàng thì tắt bếp.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Món ngon mỗi ngày của chúng mình để có thể làm mới thực đơn mâm cơm gia đình nha, tại đây mỗi ngày đều cập nhật thêm hàng trăm công thức mới lạ, các bạn tha hồ lựa chọn để lan tỏa những niềm vui và hạnh phúc tới cả nhà.
Tham khảo cách làm ruốc tôm thịt
Cách bảo quản ruốc cá chép được lâu
Sau khi rang ruốc xong, bạn phải để ruốc nguội thật nguội rồi mới đem đi cất, có thể dùng túi bóng, lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đều được nhưng phải sạch và khô ráo. Tránh trường hợp dụng cụ đựng còn ướt sẽ làm hỏng ruốc, mốc và lên men.
Mỗi lần lấy ruốc ra ăn, phải dùng thìa hoặc đũa khô, sạch. Để ruốc trong ngăn mát tủ lạnh cũng được, nhưng khi ăn thì phải hấp lại cho nóng, nếu không sẽ bị đau bụng.
Tham khảo cách làm ruốc cá hồi
Video cách làm ruốc cá chép đơn giản tại nhà
Video cách làm ruốc cá chép dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra được phần nào các công đoạn thực hiện và thành phẩm sau khi làm xong. Nguồn video: Youtube – V3B Cook
Cách bảo quản ruốc cá chép được lâu
Sau khi xào ruốc cá chép, bạn để ruốc nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ đựng. Bạn có thể dùng hũ nhựa hoặc hũ thủy tinh để bảo quản đều được. Lưu ý, bạn cần đậy kín hũ đựng để ruốc không bị tiếp xúc với không khí, tránh bị mốc.
Bảo quản ruốc cá chép ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bạn nên bảo quản ruốc cá chép ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh đặt ruốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm ướt, sẽ làm ruốc bị hỏng.
Bảo quản ruốc cá chép trong tủ lạnh
Để ruốc cá chép được bảo quản lâu hơn, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Ruốc cá chép bảo quản trong tủ lạnh có thể để được từ 1 đến 2 tháng.
Lời kết
Các bạn biết không, sau khi mình làm xong món ruốc cá chép này, cháu mình nó chịu khó ăn dặm hơn hẳn. Cả nhà thì cứ tấm tắc khen ruốc cá ngon, ăn sáng với xôi, cháo hay bánh mì đều được. Cá chép lại bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và protein, nhưng nấu canh chua hay kho thì 2-3 bữa là ngán rồi, còn làm ruốc vừa để được lâu vừa dễ ăn.