Vịt hầm măng là một trong những món ăn được khá nhiều người ưa chuộng bởi đây là một món ăn được làm từ những nguyên liệu không quá cầu kỳ và khó kiếm. Vì vậy mà cũng không quá khó khăn khi bạn cũng có thể thử sức trổ tài nấu món ngon này ngay tại nhà, hãy cùng với NgonAZ tìm hiểu cách làm món vịt hầm măng bạn nhé.
Nguyên liệu cần để chuẩn bị
Việc chế biến món vịt hầm măng tại nhà ngon không còn là nỗi bận tâm của nhiều người bởi những nguyên liệu dễ kiếm như sau:
- Thịt vịt: 1kg
- Măng tươi: 500gr
- Hành khô (hành tím): 2 củ
- Gừng tươi: 1 củ
- Mùi tàu, hành hoa: tùy theo sở thích của bạn
- Rượu nấu ăn
- Các loại gia vị nêm nếm: mắm, muối, đường, bột canh, hạt nêm, tiêu
Sơ chế các phần nguyên liệu
Đối với thịt vịt
Là một trong hai nguyên liệu chính của món ăn, vì vậy đây là công đoạn quan trọng đòi hỏi bạn bạn phải dành nhiều thời gian hơn một chút để chuẩn bị. Trong giai đoạn sơ chế này, bạn cần cẩn thận trong suốt thời gian nấu ăn bởi vì thịt vịt thường hay có mùi rất hôi và tanh đặc trưng nếu không được làm sạch kỹ lưỡng. Do vậy, bạn phải lưu ý kỹ từng bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch và giúp thịt vịt khử mùi hôi bằng cách dùng muối và chanh tươi chà xát trực tiếp lên toàn bộ thịt vịt cả bên trong lẫn bên ngoài của phần thịt vịt.
Bước 2: Rửa sạch lại một lần nữa bằng nước sạch
Bước 3: Cho rượu và gừng đã chuẩn bị sẵn trước đó vào phần thịt vịt và xoa bóp để có thể khử mùi hôi.
Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch lần cuối cùng, rồi để ra ngoài chờ cho ráo nước.
Bước 5: Sau cùng, chặt phần thịt vịt đã ráo nước thành những miếng nhỏ vừa ăn. (Chú ý: cần phải loại bỏ phần tĩ ở phần phao câu của vịt)
Sơ chế nguyên liệu còn lại
Hành lá: cắt bỏ phần gốc rồi rửa sạch. Sau cùng là thái hành thành các khúc nhỏ tùy sở thích
Hành khô: sau khi bóc sạch vỏ thì rửa sạch rồi mang đi băm nhỏ
Mùi tàu: cắt bỏ phần gốc rồi rửa sạch và mang đi thái nhỏ
Gừng tươi: nạo bỏ phần vỏ ở bên ngoài rồi đem đi rửa sạch sau cùng là thái lát nhỏ.
Lưu ý sơ chế măng không bị độc
Cách 1: Luộc măng trong nhiều lần
- Sơ biến sạch phần vỏ và bóc hết các phần bẹ măng bỏ đi
- Luộc với nước sôi nhiều lần cho đến khi nếm thử thấy măng đã mềm và hết vị đắng thì vớt ra mang đi chế biến tiếp
Cách 2: Luộc măng với nước vo gạo
- Để cả vỏ khi luộc và cho thêm vài lát ớt đã được bỏ hạt, luộc với nước gạo.
- Đợi cho măng mềm, rồi vớt măng ra mang rửa sạch và luộc tiếp khoản 2 đến 3 lần rồi có thể đem măng đi chế biến.
Cách 3: Ngâm măng qua đêm với nước lọc
- Sơ biến sạch phần vỏ và bóc hết các phần bẹ măng bỏ đi rồi thái hoặc tước thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Ngâm măng với nước sạch để qua đêm.
- Lưu ý nên thay nước ngâm măng vài lần để đảm bảo măng sẽ được lại bỏ hết các chất đắng
- Sáng hôm sau, sau khi vớt măng ra thì nên rửa lại bằng một nước mới rồi đợi ráo hết nước để tiếp tục chế biến.
Cách làm vịt nấu măng ngon
Bước 1: Áp chảo phần thịt vịt
Để tránh cho việc sẽ làm cho món ăn bị ngán cho thịt vịt thường có nhiều mỡ nên khi áp chảo sơ qua sẽ giúp ép bớt lượng mỡ có trong phần thịt vịt.
Để thịt sau khi được chặt nhỏ ra từng khúc vừa ăn thì cho lên chảo nóng để áp chảo.
Cuối cùng bỏ phần thịt vịt sau khi đã áp chảo xong ra một cái rây để lọc lại lượng mỡ cho ráo. Nếu trường hợp, bạn mua được phần thịt vịt nhiều thịt nạc thì có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Công thức tẩm ướp thịt vịt
Thịt vịt sau khi đã được áp chảo, bạn đợi ráo bớt phần mỡ vịt rồi cho vào một vài loại gia vị như muối, đường, nước mắm, hành và tỏi theo tỷ lệ 2:2:2:½:½ để tiến hành tẩm ướp.
Trộn đều phần thịt vịt và gia vị lên để đảm bảo cho tất cả đều được thấm đều vào nhau, và đợi thời gian ướp ít nhất là 30 phút trước khi sang bước tiếp theo.
Bước 3: Luộc măng
Măng sau khi sơ chế như các bước ở mục trên, nếu chưa thì bạn mang măng đi luộc qua.
Sau đó, đem đi rửa lại bằng nước sạch rồi xé măng tươi thành các sợi mỏng vừa ăn với khẩu vị của gia đình bạn.
Tiếp đó, mang măng đi xào với tỏi phi cho thơm và nêm nếm thêm một chút gia vị tuỳ theo bạn cho món măng thêm đậm đà.
Bước 4: Nấu vịt hầm với măng
Mang thịt vịt đã được tẩm ướp đi xào cho săn thịt lại
Đổ thêm nước vào và nêm nếm thêm ít cho vị cho vừa khẩu vị, nhớ khi đun phải đun bằng lửa nhỏ cho thịt được chín mềm và nhớ phải vớt bọt nổi lên thường xuyên để giúp nước dùng trong hơn, trông đẹp mắt hơn
Sau khi đun được tầm khoảng 25 phút cho thịt vịt được chín mềm thì bạn bắt đầu cho măng đã xào vào
Đợi thêm 5 phút nữa là bạn bắt đầu kiểm tra lại phần nước dung và xem nên gia giảm gia vị lại cho phù hợp là hoàn tất món ăn.
Dọn ra và trang trí món ăn thật đẹp mắt, sẵn sàng thưởng thức thôi nào!
Lời kết
Để gia tăng hương vị cho món bún vịt nấu măng tươi, có thể ăn kèm các loại rau thơm, rau sống và chén mắm gừng để thêm ngon và tròn vị. Hy vọng những bước hướng dẫn trên sẽ giúp cho bạn nấu được món vịt hầm măng đầy dinh dưỡng và ngon miệng cho gia đình cùng nhau thưởng thức.